2. Tổng quan về công ty
2.2.3 Tình hình tiêu thụ phân bón ở các thị trường của công ty
Thị trường kinh doanh của công ty khá rộng, trải đều ở nhiều tỉnh thuộc các khu vực chính sau: khu vực Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên, khu vực Miền Tây và khu vực Nam Trung Bộ.
Bảng 2.13: Tình hình tiêu thụ phân bón ở các thị trường của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Khu vực
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Tổng 61.338,2 100,0 65.835,80 100,0 76.473,30 100,0 Đông Nam Bộ 26.252,75 42,8 28.770,24 43,7 33.265,89 43,5 Tây Nguyên 13.310,39 21,7 14.549,71 22,1 18.430,07 24,1 Miền Tây 12.451,65 20,3 13.693,85 20,8 13.076,93 17,1 Nam Trung Bộ 9.323,41 15,2 8.822,00 13,4 11.700,41 15,3 [Nguồn: 7]
Bảng 2.14: Bảng so sánh doanh thu các thị trường của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng Khu vực Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 (+/ -) (%) (+/ -) (%) Tổng 4497,6 7,33 10637,5 16,16 Đông Nam Bộ 2517,49 9,59 4495,65 15,63 Tây Nguyên 1239,32 9,31 3880,36 26,67 Miền Tây 1242,2 9,98 -616,92 -4,51 Nam Trung Bộ -501,41 -5,38 2878,41 32,63 [Nguồn: 7] [Nguồn: 7]
Biểu đồ 2.6: Tình hình tiêu thụ phân bón tại các khu vực thị trường của công ty 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2011 2012 2013 Đông Nam Bộ Tây Nguyên Tây Nam Bộ Nam Trung Bộ (Triệuđồng)
Qua biểu đồ ta thấy doanh thu ở các thị trường hầu như có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong đó khu vực Đông Nam Bộ chiếm mức tiêu thụ cao nhất. Có được mức tiêu thụ cao như vậy là do công ty hình thành và phát triển từ khu vực này (Đồng Nai), và ở đây tập trung các tỉnh có nền kinh tế phát triển cao, dân số đông và có số lượng, diện tích cây trồng khá lớn với đa dạng các loại cây trồng như cây công nghiệp, cây ăn trái, các loại rau màu v.v…Với lợi thế về vị trí của các tỉnh trong khu vực khá gần với nhà máy cho nên việc vận chuyển cũng như tìm kiếm khách hàng diễn ra dễ dàng hơn. Mức bán ra ở khu vực này nói chung là tăng trưởng đều qua các năm, năm 2011 doanh thu là 26.252,75 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 33.265,89 triệu đồng, tức tăng 7.013,14 triệu đồng, chiếm đến 43,5% trong tổng doanh số của 4 khu vực thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì thị trường tiêu thụ phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ là một thị trường cạnh tranh khá gay gắt của nhiều công ty lớn nhỏ, trong và ngoài nước.
Khu vực Tây Nguyên là thị trường gồm các tỉnh miền núi, có diện tích cây công nghiệp nhiều, là một thị trường tiềm năng, đang được công ty chú ý phát triển và khai thác. Hiện nay thị trường Tây Nguyên khá ưa chuộng dòng sản phẩm phân bón đa vi lượng cao cấp dạng nước dùng để phun trực tiếp lên lá hoặc tưới gốc, do vậy doanh thu tại khu vực này chiếm tỷ trọng khá cao. Với doanh thu năm 2011 là 13.310,39 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên là 14.549,71 triệu đồng, mức tăng trưởng không đáng kể. Nguyên nhân là do khoảng thời gian trong vụ mùa năm 2012, các tỉnh khu vực Tây Nguyên thường chịu hạn hán nặng nề. Ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc cây trồng trong đó có việc sử dụng phân bón của nông dân. Đến năm 2013, doanh thu đã tăng lên đến 18.430,07 triệu đồng, chiếm 24,1% thị trường 4 khu vực. Văn phòng đại diện cùng một nhà kho chứa hàng đặt tại Đắk Lắk có vai trò phân phối hàng không chỉ tại thị trường Đắk Lắk mà còn đến các tỉnh lận cận trong khu vực Tây Nguyên. Có thể nói việc này đã giúp công ty đến gần hơn với các khách hàng tại đây, việc vận chuyển hàng được thuận tiện và nhanh chóng hơn. Thị trường này đang được lãnh đạo công ty quan tâm và mở rộng nhất bởi tiềm năng phát triển, khu vực Tây Nguyên luôn được chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày cho
ra các sản phẩm nông sản chiến lược, có giá trị cao trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam, vì vậy các dòng sản phẩm chất lượng cao của công ty hoàn toàn phù hợp để phát triển tại thị trường này.
Khu vực Miền Tây là thị trường tiềm năng của khu vực chuyên trồng lúa và cây ăn quả, với doanh thu năm 2011 là 12.451,65 triệu đồng đã tăng lên là 13.076,93 triệu đồng năm 2013, tăng 625,28 triệu đồng chiếm 17,1% thị trường 4 khu vực. Tại đây, dòng sản phẩm Urê hạt xanh được các hộ nông dân khá quan tâm và sử dụng nhiều. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu tăng còn chậm và tỷ trọng so với 4 khu vực thì đang có chiều hướng giảm xuống, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 2,74%. Bởi khu vực Miền Tây tập trung rất đông các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn và có thương hiệu mạnh, vì vậy việc cạnh tranh là hết sức khó khăn.
Khu vực Nam Trung Bộ là thị trường của cây thanh long và một số cây ăn quả khác, doanh thu năm 2013 là 11.700,41 triệu đồng, tăng 2.377,0 triệu đồng so với năm 2011. Do sự chuyển đổi cây trồng của người dân, năm 2012 nhiều hộ dân cũng bỏ lúa chuyển sang trồng cây ăn quả khác, khi chuyển đổi một số người cũng lo sợ nên chọn các thương hiệu phân bón nổi tiếng cho cây trồng, thời gian này công ty cũng gặp khó khăn trong việc tuyển nhân viên thị trường có kinh nghiệm trong bán hàng nên doanh thu năm 2012 giảm đi 501,8 triệu đồng so với năm 2012. Nhưng sau đó công ty cũng đã đưa các chiến lược bán hàng mới và chọn nhân viên thị trường có kinh nghiệm hơn nên doanh thu đã tăng trở lại.
Qua phân tích ở trên ta thấy mặc dù doanh thu tiêu thụ và thị trường cũng phát triển nhưng công ty chưa có sự phát triển đồng đều giữa các khu vực. Một số thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác triểt để và sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu cho nên công ty có phát triển theo chiều rộng nhưng mức độ thâm nhập sâu vào thị trường vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phát triển thị trường tiêu thụ rộng khắp có thể giúp công ty tìm kiếm được nhiều cơ hội mới tuy nhiên công ty cũng cần có những chiến lược phát triển cụ thể cho mỗi thị trường để có thể tiến sâu hơn và đứng vững tại các thị trường đó.