2. Tổng quan về công ty
3.1.2 Thực trạng phát triển thị trường của công ty và kết quả khảo sát
sát
Qua quá trình thực tập tại công ty và khảo sát thị trường nhóm tác giả nhận thấy rằng công ty Thuận Phong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón chủ yếu ở các huyện trọng điểm là Ea H’leo, Krông Năng và Ea Kar, Buôn Hồ, còn các huyện còn lại chỉ quan tâm ít và có một số huyện dường như chưa có chính sách phát triển đến như Ea Súp, M’Đrắk, Krông Búk, Krông Bông và Buôn Đôn. Nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực của công ty còn hạn chế, cả tỉnh Đắk Lắk chỉ có 2 nhân viên thị trường và 1 nhân viên kinh doanh tại văn phòng như vậy khả năng phát triển thị trường đến các huyện còn lại là cực kỳ khó, tác động đến hình ảnh, đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Không những vậy, phân bón Thuận Phong với các mẫu mã thì khá đa dạng nhưng về cơ bản vẫn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của người sử dụng, bởi tất cả các cây trồng đều cần lượng phân bón đa lượng như NPK, Kali, Nitơ, Phốt pho chiếm hơn 80% lượng phân bón của cây trồng, trong khi đó Thuận Phong chủ yếu sản xuất phân bón trung vi lượng bổ sung cho cây trồng, mà lượng phân bón này chủ yếu dùng cho cây dài ngày cho nên khó khăn cho nông dân trong việc lựa chọn phân bón Thuận Phong. Gần đây công ty mới ra phân bón mới là phân bón Đa lượng NPK 7 màu, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng vẫn quá mới mẻ đối với người tiêu dùng tại Đắk Lắk.
Cái tên phân bón Thuận Phong vẫn còn nhiều người chưa biết đến do thương hiệu của công ty chưa có mạnh trên thị trường, công ty vẫn chưa tập trung hết sức vào phát triển sản phẩm chiến lược Nano, mà vẫn còn nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại sản phẩm mà số người tiêu dùng rất ít như KNO3, MKP, làm cho chiến lược bị phân tán, mặc dù công ty cũng có liên kết với một số đối tác nước ngoài để tổ chức hội thảo nhưng mức độ vẫn còn chậm.
Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối của Thuận Phong vẫn chưa được hoàn thiện, sản phẩm từ nhà sản xuất lại được đưa thẳng lên đại lý cấp I và đại lý cấp I sẽ phân phối xuống đại lý cấp II, rồi mới đến người tiêu dùng, khi đó giá chiết khấu qua các đại lý lại cao, nên giá đến người nông dân cũng đắt hơn, công ty cũng ít lời hơn. Rồi khi vận chuyển hàng đến các đại lý cũng khó khăn về vận
tải, mỗi một đợt xe chỉ chở 20 tấn phân bón, đến vụ mùa không kịp giao hàng vì có rất nhiều thị trường cũng cần vận chuyển hàng đến như vậy.
Chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng chưa thực sự tốt, do lượng nhân viên ít không thể quản lý hết được, làm cho mối quan hệ giữa Thuận Phong và đại lý khó thân thiết thực sự, nên lượng hàng tiêu thụ không nhiều.