Theo sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần sản xuất và thương mại thuận phong trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 68 - 71)

2. Tổng quan về công ty

2.3.2.2 Theo sản phẩm

Để phát triển thị trường tiêu thụ Thuận Phong luôn chú trọng đầu tư cho các công nghệ để đưa các sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Hiện nay công ty đang sản xuất rất nhiều loại phân bón: phân bón đa yếu tố thương hiệu Nano, các loại phân bón đa lượng, trung vi lượng và hữu cơ. Trong đó thì phân bón trung vi lượng là sản phẩm truyền thống của công ty, phân bón đa yếu tố Nano là sản phẩm chiến lược của công ty, các loại phân hữu cơ cũng đang được công ty hết sức chú ý phát triển. Mặc dù các loại phân này đều đã có mặt tại Đắk Lắk nhưng sản lượng tiêu thụ phân Nano và phân hữu cơ còn khá ít. Và tình hình tiêu thụ các sản phẩm hiện tại có mặt tai Đắk Lắk được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.21: Doanh thu theo sản phẩm của công ty trên địa bàn Đắk Lắk

Đơn vị tính: triệu đồng Sản phẩm 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng 3.527,25 100,00 4.169,8 100,00 5.363,15 100,00 Nano 578,47 16,4 821,45 19,7 1.195,98 22,3 Urê hạt xanh 465,6 13,2 446,17 10,7 504,14 9,4 Hữu cơ 250,43 7,1 337,75 8,1 498,77 9,3 MKP 373,89 10,6 366,94 8,8 386,15 7,2 KNO3 165,78 4,7 221,00 5,3 262,78 4,9 Trung vi lượng 1.555,52 44,1 1.726,3 41,4 2.097,00 39,1 Sản phẩm khác 137,56 3,9 250,19 6,0 418,33 7,8 [Nguồn: 7]

Bảng 2.22: Bảng so sánh doanh thu theo sản phẩm Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 (+/ -) (%) (+/ -) (%) Tổng 642,55 18,22 1.193,35 28,62 Nano 242,98 42,00 374,53 45,59 Urê hạt xanh -19,43 - 4,17 57,97 12,99 Hữu cơ 87,32 34,87 161,02 47,67 MKP -6,95 - 1,86 19,21 5,24 KNO3 55,22 33,31 41,78 18,90 Trung vi lượng 170,78 10,98 370,70 21,47 Sản phẩm khác 112,63 81,88 168,14 67,20 [Nguồn: 7] Qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị tiêu thụ tại Đắk Lắk có tốc độ tăng trưởng bình quân là 23,42% mỗi năm. Trong đó sản phẩm phân bón Nano có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân là 43,8% vì đây là sản phẩm chiến lược của công ty và cũng là sản phẩm tốt cho người sử dụng, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, có thể bón lá hoặc bón gốc, và việc mang theo cũng dễ dàng với các can đựng tiện dụng. Tuy nhiên, do đây là sản phẩm được đưa vào Đắk Lắk sau nên tỷ trọng vẫn thấp hơn phân bón trung vi lượng. Năm 2011 giá trị thu về là 578,47 triệu đồng chiếm 16,4%. Đến năm 2013 con số này đã tăng lên đáng kể là 1.195,98 triệu đồng, chiếm 22,3% tổng giá trị tại tỉnh của công ty. Có được kết quả này là do công ty đã chú trọng đầu tư cho công nghệ mới của nước ngoài, tuyên truyền, mở các hội thảo cho các đại lý và nông dân uy tín, trưng bày và hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng. Đặc biệt là hướng dẫn để người dân hiểu được công dụng, tính năng hiệu quả của phân bón Nano đối với cây trồng.

Trong số các sản phẩm phân bón tiêu thụ thì phân bón Trung vi lượng tiêu thụ nhiều nhất trong đó bao gồm Đồng, Kẽm, Canxi - Bo, Canxi vôi, Magiê sulphat, Siêu trung vi lượng… Cụ thể năm 2011 giá trị đạt là 1.555,52 triệu đồng, chiếm 44,1% tổng giá trị, đến năm 2013 tăng lên 2.097,00 triệu đồng, chiếm 39,1% tổng giá trị, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,23% mỗi năm. Do

trung vi lượng là sản phẩm bổ sung cho cây trồng, giúp cây phát triển tốt, mang hiệu quả tốt cho cây trái nên được ngày càng được nhiều người dân quan tâm.

Sản phẩm Urê hạt xanh là phân bón đa lượng cũng được người nông dân quan tâm sử dụng cho cây trồng. Năm 2011 giá trị là 465,6 triệu đồng, chiếm 13,2% tổng giá trị, đến năm 2013 thì giá trị này là 504,14 triệu đồng, chiếm 9,4% tăng 38,54 triệu đồng so với năm 2011, mặc dù giá trị có tăng nhưng tỷ trọng của Urê hạt xanh có xu hướng giảm do thị trường phân bón Urê cạnh tranh rất gay gắt bởi có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón Urê đặc biệt là giữa các công ty lớn trong ngành. Bên cạnh đó một số công ty đang tìm cách độc quyền ở các địa phương làm cho Thuận Phong khó có thể mở rộng tiêu thụ.

Phân hữu cơ cũng có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao đạt 41,27%. Hiện nay việc sử dụng thêm các loại phân bón hữu cơ đang được nhiều người quan tâm và ưa chuộng bởi đặc tính giúp cải tạo đất cho cây trồng và giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Thuận Phong cũng đang đưa sản phẩm phân gà ủ hoai và phân bón Newlife một loại phân bón hữu cơ sinh học đến với người tiêu dùng tại Đắk Lắk, năm 2013 giá trị thu được là 498,77 triệu đồng, tăng 248,34 triệu đồng so với năm 2011, và chiếm 9,3% tổng giá trị phân bón năm 2013.

Còn sản phẩm còn lại là KNO3 và MKP, đây là phân bón đa lượng dạng hỗn hợp. Mức độ tiêu thụ hai loại phân bón này tại thị trường Đắk Lắk vẫn còn khá ít do người dân tại đây thường chỉ quen dùng phân bón hỗn hợp như NPK, hai dạng phân bón này vẫn còn khá mới mẻ. Doanh thu MKP năm 2011 là 373,89 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 386,15 triệu đồng, chiếm 7,2% tổng doanh thu. KNO3 đạt giá trị thấp hơn với 262,78 triệu đồng năm 2013, chiếm 4,9% tổng doanh thu.

Qua phân tích về thực trạng phát triển của công ty theo loại sản phẩm, ta nhận thấy tình hình tiêu thụ sản phân bón của công ty tại thị trường Đắk Lắk bước đầu đã đạt được nhiều khả quan. Các sản phẩm chủ lực của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng tại thị trường này. Tuy nhiên nếu so với quy mô chung của thị trường thì mức tiêu thụ của công ty vẫn còn chiếm một tỷ lệ thấp. Hiện nay tại thị trường Đắk Lắk nhu cầu tiêu thụ phân bón tập trung chủ yếu vào các loại phân bón đa lượng như Urê, Kali… trong khi đó mức

tiêu thụ các loại phân bón này của công ty còn khá ít. Chính vì vậy việc phát triển sản phẩm sẽ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công ty thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần sản xuất và thương mại thuận phong trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)