Khái quát về địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần sản xuất và thương mại thuận phong trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 63)

2. Tổng quan về công ty

2.3.1.1 Khái quát về địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm trên địa bàn Tây Nguyên, tiếp giáp với các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố (Buôn Ma Thuột), 1 thị xã (Buôn Hồ), và 13 huyện (Ea Súp, Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắk, Krông Năng, Krông Ana, M’Đrắk, Lắk, Ea Kar, Ea H’leo, Cư M’gar, Cư Kuin, Buôn Đôn). Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,4 km2

và dân số gần 1,8 triệu người (tính đến năm 2012). Toàn tỉnh có hơn 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 70%, các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng, v.v… chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp, dân số sống ở thành thị chỉ bằng khoảng 1/3 dân số nông thôn.

[Nguồn: 24]

Hình 2.2: Bản đồ địa lý tỉnh Đắk Lắk

Là một tỉnh trung tâm khu vực Tây Nguyên nên Đắk Lắk có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ

thuật, trình độ dân trí… Do vậy, trong những năm qua, Đắk Lắk đã phát huy lợi thế để phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,68 triệu đồng/người/năm. Tổng sản phẩm xã hội đạt 16.008 tỷ đồng, bằng 94,3% kế hoạch và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 700 triệu USD, giảm 6,8% so với năm 2012. Nền kinh tế Đắk Lắk vẫn nghiêng về phát triển Nông lâm nghiệp.

Đắk Lắk có điều kiện tự nhiên ưu đãi và rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 – 10) và mùa khô (từ tháng 11 – 4). Lượng mưa nhiều từ 1600 – 1800mm. Hệ thống sông suối khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn là sông Serepok, sông Ba, sông, sông Đồng Nai cùng với hàng trăm hồ chứa nước thuận lợi để phục vụ sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là tài nguyên đất. Các nhóm đất chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley và đất đen. Nhóm đất đỏ (trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan) tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Loại đất này rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu… và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng giúp phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.

Bảng 2.18: Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 tại tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị tính: nghìn ha

Chỉ tiêu Tổng số Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 1312,5 100,00

Đất sản xuất nông nghiệp 532,0 40,5

Đất lâm nghiệp 597,3 45,5

Đất chuyên dùng 63,3 4,8

Đất ở 14,5 1,1

Khác 105,4 8,1

[Nguồn:12]

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu sử dụng đất năm 2012

Qua bảng số liệu ta thấy, phần lớn diện tích đất của tỉnh chủ yếu là rừng và dùng để sản xuất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có diện tích 597,3 nghìn ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất (45,5%), còn đất chuyên dùng và đất ở chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu đất đai của tỉnh (5,9%). Đất dùng để sản xuất nông nghiệp, chiếm 40,5% tổng diện tích. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là khá lớn. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn như vậy, thì cơ cấu nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với định hướng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiên tiến với các loại cây công nghiệp chủ đạo mang lại giá trị kinh tế cao, sẽ phần nào giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần sản xuất và thương mại thuận phong trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)