2. Tổng quan về công ty
2.3.1.2 Tình hình chung về ngành trồng trọt của tỉnh
Nhắc đến Đắk Lắk không thể không nhắc đến cà phê bởi đây là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước với trên 174.740 ha tính đến năm 2013. Thành phố Buôn Ma Thuột từ lâu được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng về cà phê, Đắk Lắk còn được biết đến với những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao như điều, cao su, ca cao v.v… Ngành nông nghiệp đã phát huy tiềm năng, khẳng định là một trong những lĩnh vực có đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh. Theo Sở NN & PTNT tỉnh Đắk Lắk, năm 2013 giá trị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp chiếm khoảng 46% tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh,
Đất ở 1.1% Đất sản xuất nông nghiệp 40.5% Đất lâm nghiệp 45.5% Đất chuyên dùng 4.8% Khác 8.1%
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của ngành nông nghiệp chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh.
Trong những năm gần đây, cơ cấu cây trồng của tỉnh chuyển đổi đa dạng, thích ứng với nhu cầu thị trường, đã từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và chuyên canh tăng vụ. Đặc biệt, diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh. Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn như phát triển vẫn chưa ổn định và bền vững, thiếu sức cạnh tranh, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị các mặt hàng nông lâm sản còn thấp; công nghệ thu hoạch, bảo quản còn ở tình độ thấp; nông sản xuất khẩu chất lượng chưa cao, chưa xây dựng được thương hiệu tốt, phần lớn còn ở dạng thô, sơ chế… Đó là những hạn chế mà tỉnh Đắk Lắk đang cố gắng khắc phục để có thể phát triển nền nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
Nhận xét: Trước những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk, có thể thấy được tiềm năng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Với ¾ dân số sống ở nông thôn cùng với những ưu đãi về đất đai, thời tiết khí hậu…nên hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng phát triển mạnh mẽ. Song song đó, những khó khăn của tỉnh về giá trị, năng suất nông sản đầu ra sẽ là yêu cầu đòi hỏi người dân cần quan tâm và nâng cao nhận thức hơn nữa trong vấn đề đầu tư vào kỹ thuật chăm sóc cây trồng như bón phân, tưới tiêu… để nâng cao nâng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Và đây cũng là điều kiện, là cơ hội để Thuận Phong có thể phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm phân bón tại Đắk Lắk, đẩy mạnh tiêu thụ đến các khu vực hiện tại và mở rộng đến các khu vực tiềm năng khác trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.