2. Tổng quan về công ty
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
sản phẩm phân bón của công ty tại thị trường Đắk Lắk
2.4.1 Các nhân tố khách quan 2.4.1.1 Môi trường vĩ mô 2.4.1.1 Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế:
Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Lạm phát có thể giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn. Nếu lạm phát tăng, việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm.
Bảng 2.24: Tỷ lệ lạm phát qua 3 năm (2011-2013)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ lệ lạm phát (%) 18,13 6,81 6,04
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong 3 năm gần đây có sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,13% con số rất cao, nhưng năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,81% tức giảm 11,32%, đến năm 2013 thì tỷ lệ này giảm xuống 6,04%, nguyên nhân lạm phát năm 2011 cao là do là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu (tăng 20%), điện (tăng 15,28%) tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (9,3%), điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, khiến cho CPI cũng tăng cao. Đến năm 2012 và 2013 do chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, thắt chặt tài chính, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh giá điện, dầu, tăng cường đảm bảo an sinh xã hội v.v… nên lạm phát đã giảm đáng kể.
Nếu tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng lớn đến các quyết định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp như yếu tố chi phí đầu vào, tài chính… từ đó kéo tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, giá phân bón tăng lên, khi đó các doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm chi phí đầu tư vào sản xuất đều đó ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ và bất lợi cho công ty, ngược lại, lạm phát giảm sẽ thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, các công ty phát triển.
Lãi suất đến thời điểm quý I năm 2014 là 7,5% - 8%/ năm. Lãi suất giảm so với những năm trước, có thể xem điều này thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh. Thuận Phong đang thực hiện mục tiêu dài hạn, mở rộng và đầu tư thêm cho 2 chi nhánh mới mở tại Lâm Đồng và Đắk Lắk. Mặc dù lãi suất giảm nhưng các doanh nghiệp cũng không vay vì do nhu cầu ngày càng giảm, nếu vay để đầu tư thì cũng khó có lợi nhuận, mặt khác thì dù rằng các doanh nghiệp giảm lãi suất nhưng thực tế là kéo phần này bỏ lại phần kia, nên vốn vay cũng là một vấn đề đau đầu của Thuận Phong nói riêng và doanh nghiệp cả nước nói chung.
Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế dẫn dến bùng nổ về chi tiêu của khách hàng. Đây là cơ hội cho các công ty có cơ hội bành trướng hoạt động và thu lợi nhuận cao
hơn. Ngược lại suy giảm kinh tế sẽ dẫn đến giảm chi tiêu của người tiêu dùng, tăng sức ép cạnh tranh, gây ra cuộc chiến về giá trong các ngành bão hòa.
Bảng 2.25: GDP bình quân đầu người của Việt Nam 2011 – 2013 Tăng trưởng kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
GDP (%) 5,89 5,03 5,42
GDP (USD) 1517 1749 1960
[Nguồn: 12] Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng qua các năm. Nhìn chung, các yếu tố trong môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc phát triển thị trường tại các khu vực sẽ khó đạt được kết quả tốt nếu như nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là phân bón, một ngành hàng thường xuyên biến động và chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động trên thế giới.
- Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phân bón đối với cây trồng. Ngoài ra, thời tiết xấu cũng gây khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn như mưa bão gây khó khăn cho các phương tiện vận tải phân bón đến nơi tiêu thụ, khi mà phân bón cũng là một mặt hàng khá nhạy cảm với các điều kiện bảo quản không đảm bảo.
Thời gian đầu khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường Đắk Lắk, công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc vận chuyển hàng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ bởi khoảng cách khá xa cũng như do hệ thống giao thông chưa được hoàn thiện, đường xá đi lại khó khăn. Với định hướng xâm nhập sâu hơn cũng như khai thác tốt nhất những tiềm năng tại thị trường Đắk Lắk và các vùng lân cận, năm 2013, Công ty đã thành lập văn phòng đại diện tại Đắk Lắk với nhiệm vụ phân phối hàng cho các khách hàng trên khu vực Tây Nguyên.
Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung có điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, thời tiết có nhiều biến đổi thất thường. Nạn hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước ta và khu vực Tây
Nguyên trong đó có Đắk Lắk cũng đã từng phải gánh chịu những thiên tai nặng nề này, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Pháp luật:
Luật pháp chi phối mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của công ty. Mọi doanh nghiệp đều phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón của Thuận Phong chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương trong việc cấp phép sản xuất kinh doanh các mặt hàng phân bón.
Trước đây, hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón được điều chỉnh bởi Nghị định số 113 (7/10/2003) và Nghị định số 191 (31/12/2007). Tuy nhiên hai Nghị định này chưa quy định phân bón là mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện nên nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa đủ điều kiện vẫn tham gia sản xuất, kinh doanh, vấn đề quản lý phân bón chưa được phân định cụ thể, rõ ràng, vấn đề quản lý tại địa phương còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân kém chất lượng xảy ra còn nhiều.
Trước những bất cập còn gặp phải trong vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh phân bón, ngày 27/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón. Theo đó, Bộ Công Thương được giao quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác (hỗn hợp của phân hữu cơ và vô cơ, các loại phân khác). Theo Nghị định này, Thuận Phong nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất phân bón nói chung sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của các cơ quan nhà nước về việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón, xuất nhập khẩu phân bón, hệ thống xử lý chất thải… Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phân bón phải đáp ứng nhiều điều kiện gắt gao hơn, điều này giúp hạn chế tình trạng sản xuất phân bón một cách tràn lan như trước đây.
Trước những thay đổi về quản lý hoạt động kinh doanh phân bón như hiện nay, Thuận Phong cần xác định được những điều kiện còn thiếu mà công ty cần
đáp ứng để phù hợp với những quy định của pháp luật. Từ đó mới có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hơn nữa để các sản phẩm phân bón có chất lượng của Thuận Phong sẽ có nhiều cơ hội đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hơn trong tương lai.
- Văn hóa, xã hội:
Khách hàng của Thuận Phong, như đã trình bày, đó là các đại lý phân phối và các hộ nông dân sử dụng phân bón. Các đại lý thường là người có trình độ văn hóa, có hiểu biết, kiến thức trong các vấn đề về sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây trồng. Vì họ thường là người trực tiếp tư vấn cho nông dân trong việc sử dụng các loại phân bón sao cho phù hợp với đặc điểm, tình trạng của từng loại cây trồng. Còn đối với hộ nông dân, đa phần họ có trình độ dân trí không cao, chính vì vậy kiến thức về các kỹ thuật chăm bón cây trồng đôi khi còn nhiều hạn chế. Nhiều hộ nông dân đa phần họ chỉ thường dựa vào thói quen và tập quán trên địa bàn sinh sống để chăm sóc cây trồng nên hiệu quả nhiều khi chưa cao.
Chính vì vậy, các yếu tố về mặt xã hội như lối sống, tập quán,…ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử dụng các loại phân bón của người tiêu dùng.
Tại địa bàn Đắk Lắk, như đã trình bày, có khá nhiều các dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại thường có những phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng riêng. Chính vì vậy, để có thể phát triển thị trường, mở rộng cũng như khai thác thị trường hiện tại.
2.4.1.2 Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh:
Trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, sẽ có những công ty chuyên sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm chủ yếu chẳng hạn như phân bón đạm, lân hay NPK… Hoặc cũng sẽ có những công ty kinh doanh nhiều loại sản phẩm với các chủng loại đa dạng khác nhau. Với chiến lược phát triển đa dạng hóa sản phẩm, Thuận Phong mong muốn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hơn nữa.
Hiện nay, nguồn cung ứng các loại phân bón đa lượng tại thị trường Đắk Lắk khá ổn định. Các “ông lớn” trong ngành phân bón như Lâm Thao, Phú Mỹ, Văn Điển, Bình Điền… là những công ty chuyên cung cấp các nguồn phân bón
đạm, Urê, lân và chiếm thị phần rất lớn tại hầu hết các thị trường trên cả nước trong đó có Đắk Lắk. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong tỉnh đa phần là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tuy nhiên họ nắm giữ được lợi thế về sự am hiểu thị trường tại địa phương.
Qua quá trình tìm hiểu nhóm tác giả nhận thấy các đối thủ cạnh tranh chính của Thuận Phong tại thị trường Đắk Lắk bao gồm các công ty như : Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Triệu Nguyên, Công ty Cổ phần phân bón Việt Mỹ, Công ty TNHH phân bón Thiên Phúc, Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ sinh học An Thái … Đây đều là những công ty hoạt động kinh doanh khá mạnh trong các nhóm sản phẩm phân bón như vi lượng, phân bón lá…tại thị trường Đắk Lắk.
[Nguồn: 6]
Biểu đồ 2.10: Thị phần của công ty với đối thủ cạnh tranh
Qua biểu đồ ta thấy, trong các công ty mạnh về nhóm phân bón trung vi lượng thì công ty Việt Mỹ đứng đầu chiếm thị phần 35%, kế đến là công ty Triệu Nguyên chiếm 30%. Đây là hai công ty đã có mặt khá lâu tại thị trường Đắk Lắk và phát triển mạnh các dòng phân bón trung vi lượng. Các đối thủ của Thuận Phong tuy họ có những lợi thế về thời gian hoạt động và vị trí thuận lợi nhưng không có những ưu thế về chất lượng và các dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, Thuận Phong cần có các chính sách nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng để ngày càng chiếm lĩnh được thị phần tại thị trường Đắk Lắk. 35% 12% 30% 10% 13% Công ty Việt Mỹ Công ty Thuận Phong Công ty Triệu Nguyên Công ty Thiên Phúc Công ty khác
- Khách hàng:
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ. Khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp bởi chính khách hàng tại nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Đối tượng khách hàng của Thuận Phong bao gồm khách hàng các nhà phân phối, các đại lý và người tiêu dùng sản phẩm của công ty như hộ nông dân, các nông trường v.v…
Các khách hàng trực tiếp giao dịch với công ty đó là nhà phân phối và đại lý. Sau một khoảng thời gian hoạt động tại thị trường Đắk Lắk, đến nay Thuận Phong đã có một hệ thống phân phối gồm các đại lý cấp I, cấp II và một số của hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các con số này tuy còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với quy mô thị trường phân bón tại Đắk Lắk nhưng đã cho thấy được nổ lực rất lớn của công ty trong suốt thời gian qua với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ và tiếp tục phát tại thị trường tiềm năng này. Các nhà phân phối, đại lý họ không chỉ phân phối hàng cho một công ty mà còn cho một số công ty khác nhau, chính vì vậy hoạt động tiêu thụ sẽ khó khăn hơn nếu như không có các chính sách ưu đãi tốt dành cho các đối tượng khách hàng này.
Người tiêu dùng là người sử dụng sản phẩm của công ty. Tại thị trường Đắk Lắk, công ty không giao dịch trực tiếp với hộ nông dân mà thông qua hệ thống đại lý. Đa phần nông dân khi mua phân bón, họ thường dựa vào thói quen tiêu dùng từ trước hoặc có thể nhận được sự tư vấn của đại lý để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hiện nay trên địa bàn Đắk Lắk vẫn còn khá nhiều các hộ nông dân sử dụng phân bón theo tập quán, thói quen, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Một số hộ thường chỉ quan tâm đến các phân bón đa lượng như đạm, lân, kali và chỉ dùng các sản phẩm này mà ít khi quan tâm đến các loại phân bón khác như trung vi lượng, hữu cơ. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng. Chính vì vậy các chiến lược nhằm mục tiêu thay đổi dần thói quen tiêu dùng cho nông dân cần được hết sức chú ý để từ đó đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường của công ty tại thị trường Đắk Lắk.
2.4.1.3 Các yếu tố khác
Đặc thù của sản xuất kinh doanh phân bón là phục vụ sản xuất theo mùa vụ. Và đối với từng loại cây trồng khác nhau sẽ có các vụ mùa chăm bón khác nhau. Vì vậy, tiêu thụ phân bón cũng mang tính mùa vụ rõ rệt. Tại Đắk Lắk, do có nhiều loại cây trồng nên mùa vụ tại đây còn phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại cây. Việc bón phân cho các loại cây trồng trên địa bàn Đắk Lắk thường được chia thành 2 giai đoạn là mùa mưa và mùa khô. Lượng phân bón tiêu thụ vào mùa mưa cao hơn rất nhiều so với mùa khô. Bởi đây là thời gian có lượng nước dồi dào, khi đó việc bón phân sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Chẳng hạn như cây cà phê, thời gian thu hoạch cà phê là từ tháng 10 đến hết tháng 1 hằng năm, sau thời kỳ thu hoạch nông dân bắt đầu chăm bón lại vườn cà phê để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Như vậy, giai đoạn chăm sóc sẽ là từ tháng 2 đến tháng 10. Giai đoạn tiêu thụ phân bón mạnh nhất thường là từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Còn đối với cao su và hồ tiêu thì chia thành các giai đoạn chăm bón đó là đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Tùy thuộc vào từng thời kỳ mà người nông dân sẽ sử dụng loại phân bón, liều lượng cho phù hợp để đạt năng suất tốt nhất. Mùa mưa tại Đắk Lắk bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, giai đoạn