Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường tiêu thụ phân bón trên địa bàn Đắk

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần sản xuất và thương mại thuận phong trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 95)

2. Tổng quan về công ty

2.5 Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường tiêu thụ phân bón trên địa bàn Đắk

địa bàn Đắk Lắk

Hiện nay, các sản phẩm phân bón của Thuận Phong đã có mặt ở 10 huyện của tỉnh Đắk Lắk. Đây có thể xem là một nổ lực rất lớn của công ty trong việc đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ phân bón tại đây. Tuy nhiên, mức độ nhận biết của người nông dân đến thương hiệu của công ty vẫn chưa cao, mức tiêu thụ phân bón của công ty vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của ngành phân bón. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy thị trường tiềm năng tiêu thụ phân bón tại thị trường Đắk Lắk vẫn còn rất rộng lớn. Với nền nông nghiệp phát triển đa dạng các loại cây trồng, chủ yếu là cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao và các loại cây rau màu như lúa, ngô, khoai mì…

Bảng 2.26: Diện tích một số loại cây trồng chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị tính: nghìn ha

Năm 2011 2012 2013

Cà phê 190,80 200,19 203,10

Cà phê thu hoạch 177,90 190,33 190,40

Cao su 30,30 34,15 37,20

Cao su thu hoạch 18,60 19,72 19,80

Hồ tiêu 6,92 7,70 9,75

Hồ tiêu thu hoạch 4,87 5,50 6,10

Điều 33,40 33,29 28,40

Điều thu hoạch 26,40 28,86 26,10

[Nguồn: 12] - Qua bảng số liệu ta thấy, tại Đắk Lắk diện tích trồng cà phê cao nhất trong tất cả cây công nghiệp, năm 2011 là 190,80 nghìn ha, đến năm 2013 đã tăng lên 203,10 nghìn ha, tức tăng 12,3 nghìn ha, chiếm 36,34% diện tích cây cà phê của toàn khu vực Tây Nguyên. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở các huyện: Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Năng, Krông Pắck, Krông Búc, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột.

- Sau cà phê là cao su có diện tích lớn thứ hai tại Đắk Lắk, tính đến năm 2013, tổng diện tích cao su trên toàn tỉnh là 37,2 nghìn ha. Tập trung nhiều ở các huyện Ea H’leo, Ea Súp.

- Cây điều chiếm diện tích cũng khá cao, đến năm 2013 diện tích trồng cây điều là 28,4 nghìn ha, giảm so với năm 2011 là 5 nghìn ha, diện tích cây điều Đắk Lắk chiếm 34,26% diện tích điều cả khu vực Tây Nguyên, tập trung nhiều ở các huyện Ea Súp và Cư M’gar.

- Hồ tiêu tuy có diện tích ít hơn các loại cây khác, chỉ đạt 9,75 nghìn ha năm 2013 nhưng đây lại loại nông sản mang lại giá trị cao nhất. Hiện nay tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư Kuin, Ea H’Leo, Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ, Krông Pắck và nằm rải rác tại một số địa phương khác. Theo dự báo diện tích trồng hồ tiêu còn đang tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Qua phân tích về diện tích một số loại cây trồng chủ lực đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Ngoài các loại cây trồng chính như trên thì hiện nay tỉnh

Đắk Lắk cũng phát triển một số loại cây khác như ca cao, thanh long, dưa hấu, mía, ngô…

Qua nghiên cứu tại bàn và điều tra thực tế tại địa phương cũng như thu thập thông tin ý kiến từ các nhân viên của công ty tại thị trường Đắk Lắk, nhóm tác giả nhận thấy hoạt động nông nghiệp tại địa bàn Đắk Lắk thời gian gần đây có nhiều biến chuyển tác động đến hoạt động phát triển thị trường của công ty.

- Thị trường khu vực Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ: đây là 2 địa bàn có diện tích và sản lượng cây trồng ít hơn so với các khu vực khác trong tỉnh. Thị trường phân bón khu vực này cạnh tranh khá gay gắt bởi hầu hết các công ty phân bón đều tập trung hoạt động tại đây. Về hoạt động trồng trọt, ngoài phát triển cây cà phê thì trong vài năm gần đây, nhiều nông dân xã Cư Eebur ở thành phố Buôn Ma Thuột chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi sang trồng thanh long. Thanh long đã được vào trồng tại đây cách đây gần 8 năm với một vài diện tích nhỏ. Đến nay, toàn xã đã có 50 ha thanh long của gần 200 hộ nông dân. Đây là diện tích thanh long được chuyển đổi từ các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, kém hiệu quả. Trong số đó, có hơn 60% diện tích đang giai đoạn cho quả, còn lại là diện tích thanh long trồng mới. Tuy hiệu quả kinh tế từ thanh long cao hơn so với các loại cây trồng khác nhưng thực trạng là năng suất thanh long ở Buôn Ma Thuột thấp hơn rất nhiều so với năng suất ở các vùng miền trồng thanh long khác như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An. Nguyên nhân là thanh long được trồng ở Cư Êbur mang tính tự phát và nông dân chưa nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cho thanh long, quy trình bón phân hợp lý để cung cấp dinh dưỡng theo đặc điểm sinh học và nhu cầu sinh lý của thanh long.. Chính vì vậy, với lợi thế về quá trình hoạt động tại thị trường Bình Thuận và cung cấp các loại phân bón cho cây thanh long thì việc nắm bắt được xu hướng này tại Buôn Ma Thuột sẽ giúp Thuận Phong phát triển hơn thị trường tiêu thụ tại đây.

- Ngoài các cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu… hiện nay, địa phương đang chú trọng phát triển cây ca cao, tập trung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của các huyện Lắk, Ea Kar, Krông Ana, Cư M’gar và hình thành các vùng sản xuất tập trung trên các diện tích cà phê chuyển đổi hoặc các hộ nông dân trồng

xen ca cao dưới tán cây điều, cây ăn quả. Trong 4 huyện trên, sản lượng phân bón của Thuận Phong tiêu thụ ở Ea Kar là cao nhất.

+ Huyện Cư M’gar là một vùng trọng điểm cà phê của Đắk Lắk, với diện tích cà phê là 36.000 ha, cao su 8.688 ha, hồ tiêu 894 ha. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần thực trạng ta thấy sản lượng phân bón tiêu thụ của Thuận Phong tại khu vực này còn khá thấp. Do tại khu vực này, thói quen tiêu dùng của người dân khó tiếp cận với các sản phẩm mới.

+ Huyện Cư Kuin: là khu vực trọng điểm về trồng hồ tiêu của Đắk Lắk. Diện tích hồ tiêu của huyện là 1.470 ha, trong đó diện tích tiêu kinh doanh đạt 595,3 ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Ea Ning (720,5 ha), Ea Bhôk (392 ha), Ea Hu (152 ha). Ngoài ra Cư Kuin hiện có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất đỏ bazan, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển cà phê và cao su. Phát huy thế mạnh về đất đai, toàn huyện Cư Kuin có hơn 13.557 ha cà phê, chiếm gần 75% diện tích cây trồng lâu năm trên toàn huyện. Có thể nói đây là huyện tiềm năng nhất trên địa bàn Đắk Lắk về tiêu thụ phân bón. Tuy nhiên hoạt động tiêu thụ của Thuận Phong ở đây vẫn còn ít và chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân đó là do các sản phẩm của Thuận Phong chưa phù hợp với nhu cầu và thói quen tiêu dùng phân bón của người dân tại đây. Ở khu vực này, với điều kiện về đất đai tốt hơn một số khu vực khác cho nên người dân chỉ quan tâm đến các loại phân bón đa lượng, ít bổ sung trung vi lượng. Vì vậy đây là khu vực có sự cạnh tranh khá mạnh của các loại sản phẩm đa lượng đạm, lân, kali, NPK..v.v.

+ Huyện Krông Pắck: diện tích cà phê khoảng 16.000 ha, điều 2.500 ha, cao su 500 ha, tiêu khoảng 300 ha. Đây chính là tiềm năng cho Thuận Phong tiếp tục khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ tại Đắk Lắk.

+ Huyện Krông Ana: cà phê 25.662 ha, cao su 3.155 ha, hồ tiêu 286,8 ha. - Các huyện Ea Kar, Ea H'Leo, Krông Pắck, Krông Năng: đây là những địa phương có số lượng cây trồng khá ổn định với đa dạng các loại cây trồng khác nhau và có số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty nhiều nhất. Vì vậy công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng tại đây trong thời gian tới.

- Hiện nay trên địa bàn Đắk Lắk có 5 huyện mà sản phẩm của công ty chưa bán đến đó là: Ea Súp, Krông Bông, Ma Đ’rắk, Buôn Đôn và Krông Búk, là các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh. Diện tích cây trồng tại đây ít và năng suất thấp hơn các vùng khác của tỉnh, chủ yếu phát triển các loại cây ngắn ngày. Các sản phẩm của công ty hiện nay chủ yếu thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, các sản phẩm phù hợp với cây ngắn ngày vẫn chưa đa dạng. Vì vậy để có thể mở rộng thị trường đến các khu vực này công ty cần hoàn thiện chiến lược sản phẩm hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân nơi đây. Hiện nay tại 2 huyện Ea Súp và Krông Bông đang chú trọng phát triển dưa hấu. Các vùng trồng dưa của huyện Ea Súp tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã Ea Rôk, Ya Tờ Mốt, Ea Lê và Cư M’lan và diện tích dưa hấu toàn huyện đã đạt gần 400 ha. Diện tích trồng dưa hấu hiện tại của huyện Krông Bông là hơn 113 ha; trong đó chủ yếu tập trung tại các xã: Hòa Tân, Ea Trul, Yang Reh, Hòa Lễ. Đến thời điểm hiện tại, có 116 hộ dân đầu tư trồng dưa hấu trên địa bàn huyện. Ngoài nhu cầu về phân bón đa lượng thì dưa hấu cũng cần một lượng lớn phân bón trung vi lượng, vì vậy đây sẽ là cơ hội giúp Thuận Phong phát triển tại khu vực này thời gian tới.

Với định hướng phát triển thị trường tiêu thụ phân bón tại Đắk Lắk theo cả chiều rộng và chiều sâu. Việc tiếp cận với tình hình thực tế tại các khu vực trên địa bàn sẽ giúp công ty có được cái nhìn cụ thể hơn để từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp với đặc điểm từng địa phương trên địa bàn tỉnh, giúp công ty không những đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, chinh phục được các nhóm khách hàng tiềm năng tại các khu vực hiện tại, mà còn mở rộng thị trường đến các khu vực tiềm năng mới, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2.6 Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về một số hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chọn mẫu điều tra: Thông qua bảng câu hỏi (xem phụ lục 1) nhóm tác giả tiến hành khảo sát hai đối tượng khách hàng là hộ nông dân và đại lý cung ứng phân bón với số mẫu là 127 phiếu. Khảo sát 82 hộ nông dân và 45 đại lý.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần sản xuất và thương mại thuận phong trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)