Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều thiết chế của thị trường mới đang trong quá trình vận hành và hoàn thiện, trong đó có thị trường Ngân hàng. Điều này có tác động to lớn đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường nói chung và NHTM nói riêng. Quảng bá thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp, theo một khảo sát mới đây của bộ công thương, có tới 95% trong 100 doanh nghiệp được trả lời rằng cần thiết và xây dựng thương hiệu. Hầu hết hết các doanh nghiệp cho rằng, trong thời buổi kinh tế hội nhập, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, đó là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp hiểu rằng cần xây dựng thương hiệu cần thiết và nên bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra kế hoạch phát triển thương hiệu, đối với các NHTM cũng vậy họ thực sự nhìn nhận điều này khi nền kinh tế hội nhập. Song thực tế, bởi do hạn chế về tiềm lực tài chính, do vậy họ rất ngại tốn kém chi phí bỏ ra, việc xây dựng thương hiệu chi phí không phải là nhỏ và rất mất nhiều thời gian. Vì vậy, đây là yếu tố khó khăn đối với các NHTM đặc biệt là NHTMCP như NHTMCP Kiên Long, sự bắt đầu đổi mới đi lên từ NHTMCPNT chuyển đổi thành đô thị đó là một thách thức trong quá trình hình thành và phát triển thương hiệu. Trong những năm trở lại đây, NHTMCP Kiên Long nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng không ngừng nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình qua các Đài Truyền hình Việt Nam với chương trình “Chắp cánh ước mơ”, hay Đài Truyền hình Kiên Giang với “Quỹ ủng hộ người nghèo”...ngoài ra còn nhiều chương trình tài trợ khác, qua đó nâng cao hình ảnh, quảng bá thương hiệu và
chia sẻ những niềm vui, ước vọng đối mọi người. Qua mỗi chương trình tài trợ hướng đến quảng bá hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Ngoài ra, khi tham gia kinh tế hội nhập, bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn nhiều khó khăn tiềm ẩn như giá cả gia tăng, đồng tiền mất giá, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát. Do vậy, Chính Phủ và NHNN đã tác động đến lĩnh vực tài chính tiền tệ khi điều tiết, bình ổn tiền tệ với việc sử dụng những công cụ như nâng cao dự trữ bắt buộc, mua trái phiếu hay tác động lãi suất đầu vào đầu ra... chính vì vậy, đã làm tác động rất lớn đến những chính sách và hoạch định của các NHTM đặc biệt đối với NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá. Bởi khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Ngân hàng, từ huy động vốn, hay cho vay và cả những sản phẩm dịch vụ khác do nguồn vốn bị giới hạn. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm trở lại đây, nhờ những chủ trương và hoạch định có chiến lược nhằm phát triển nguồn vốn vay tại những khu vực nông thôn, nên những ảnh hưởng có tác động cũng không đáng kể từ ưu ái của Chính Phủ và NHNN nhằm phát triển tín dụng nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ban hành. Cũng từ đó, NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đang dần khẳng định là vai trò thiết yếu trong việc cung cấp vốn, huy động vốn và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong thời gian qua tại địa bàn tỉnh Kiên Giang nhất là đối với vùng nông thôn.