Đối với NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 146 - 161)

e. Nguồn nhân lực

3.4.4 Đối với NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá

Cần xây dựng chiến lược thị trường và thị phần trong thời gian tới, nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và phân khúc thị trường, từ đó có hướng đầu tư chiếm lĩnh thị trường và phát triển thị phần trên địa bàn. Tăng cường mở rộng hệ thống CN & PGD, tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến với người dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu.

Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, trong công tác thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng (CBTD) Ngân hàng cần áp dụng tốt các kỹ thuật phân tích tín dụng, đặc biệt là nguyên tắc 6Ctheo Trần Huy Hoàng & cộng sự (2010) cụ thể (i) đặc tính tư cách của người vay (character), (ii) năng lực người vay (capacity), (iii) thu nhập của người vay (cash), (iv) đảm bảo tiền vay (collateral), (v) các điều kiện (conditions), (vi) kiểm soát (control). Nếu thực hiện tốt những nguyên tắc này, góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.

Xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính và tư cách khách hàng trong hoạt động vay vốn tại Chi nhánh nhằm hạn chế rủi ro.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng thông qua hình thức dự báo những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Việc dự báo rủi ro đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý các khoản nợ xấu, song song với việc thực hiện các biện pháp hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Chi nhánh cần rà soát và phân loại xử lý cấp bách các khoản nợ xấu, qua việc phân loại khách hàng, phân loại từng khoản nợ xấu. Nên lập tổ thu hồi nợ với những thành viên có kinh nghiệm trong thu hồi nợ, am hiểu pháp luật nhằm đôn đốc, khuyến khích khách hàng nợ xấu đến thanh toán cho Ngân hàng, đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, dây dưa nên chuyển toàn bộ hồ sơ sang tòa án, thi hành án giải quyết nhằm thu hồi nợ vay.

Cần liên kết phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn qua các hình thức nhóm, tổ hoặc hội như các hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…qua đó khi thực hiện tốt việc liên kết, sẽ giúp người nông dân vay vốn cũng như hội viên tốt hơn. Đối với Chi nhánh hoạt động cho vay liên kết này sẽ rất thuận lợi trong việc thu hồi vốn nhờ sự bảo lãnh, đôn đốc thực hiện đối với các hội viên trong tổ chức.

Kết luận chương 3

Từ thực trạng tín dụng nông nghiệp của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá trong thời gian vừa qua, nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp đã phản ánh những tồn tại, bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn. Tuy nhiên, với những định hướng phát triển nông nghiệp của các ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng như những giải pháp của NHNN tỉnh Kiên Giang trong vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn thì Chi nhánh đã có những giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn ở hiện tại cũng như tương lai. Từ đó, giúp Chi nhánh hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn vay trên địa bàn tỉnh cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế Kiên Giang nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, ngày càng ổn định và bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam đang trên con đường phát triển và vươn ra quốc tế, sự phát triển lành mạnh của một tổ chức cũng mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Kiên Giang nói riêng. Với những đáp ứng nguồn vốn kịp thời trong sản xuất kinh doanh của người nông dân góp phần mang đến sự nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và mang lại nguồn lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đang thực hiện. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế vùng nông thôn sẽ góp phần ổn định an ninh lương thực, ổn định xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của các TCTD nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng cũng như các cơ quan nhà nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.

Đề tài nghiên cứu “Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Nông Nghiệp Tại NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sơ bộ và đánh giá thực tiễn trong chất lượng tín dụng nông nghiệp là cần thiết và thực tế, qua đó luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá chất lượng tín dung nông nghiệp các mặt thuận lợi và khó khăn hay các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nông nghiệp của Chi nhánh, chỉ ra những hạn chế tồn tại và hướng khắc phục. Bên cạnh đó, đề tài cũng kết hợp lý thuyết trong thực trạng về tín dụng nông nghiệp với nghiên cứu thực tiễn qua kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá và định hướng của NHNN trong phát triển tín dụng nông nghiệp hiện tại và giai đoạn sắp tới, song vẫn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc. Cuối cùng tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan ban ngành, NHNN Việt Nam cũng như các cấp chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ trong việc phát triển chất lượng tín dụng nông nghiệp nông thôn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và tìm hiểu nghiên cứu, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, cô và các anh, chị và đồng nghiệp cũng như những khách hàng đã hợp tác giúp đỡ trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục văn bản pháp luật

1.

Luật NHNN (1997) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN (2003); Luật các Tổ chức tín dụng (1997) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (2004)

2. Luật NHNN (2010), Luật các Tổ chức tín dụng (2010)

3. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.

4. Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ về danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng

5. Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ Quy định về thanh toán bằng tiền mặt

6. Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

7. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

8.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN.

9.

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.

II. Danh mục tài liệu tham khảo (tiếng Việt)

10 Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 11 Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

12 Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

13 Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mai, NXB Thống kê, Hà Nội.

14 Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội. 15 Lê Văn Tề (2007), Minh. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, NXB Thành Phố Hồ Chí 16 Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Tp.HCM.

17 Mai Văn Nam (2008), Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn Hóa Thông Tin, Tp.HCM.

18 Lê Khương Ninh(2004), Tài chính vi mô, Trường Đại học Cần Thơ.

19 Sở Nông nghiệp &PTNT Kiên Giang (2010), Báo cáo quy hoạch phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2020, Kiên Giang.

20

Vụ các ngân hàng – Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu – nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thông tin tín dụng của NHNN, số 7 đến số 14 năm 2007.

21 Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong

tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

22

Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế,

NXB Thống kê, Hà Nội. 23

Đỗ Cồng Bình (2007), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, Trường đại học Tp.HCM.

24

Trần Bá Duy (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay và lượng vốn vay của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, Trường đại học Cần Thơ.

25

Huỳnh Thị Thiên Kim (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Chi nhánh Chợ Lớn, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, Trường đại học Tp.HCM.

26

Nguyễn Thị Thu Phương (2006), Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng nông hộ, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, Trường đại học Cần Thơ.

27 Các báo cáo thường niên của NHTMCP Kiên Long từ năm 2008 đến 2010.

III. Danh mục tài liệu tham khảo (tiếng Anh)

28 Business Monitor International Ltd (2011), Vietnam Commercial Banking

Report, includes 5-years forecasts to 2015, www.businessmonitor.com

29 Baye & jansen (2007), Introduction to money and banking, journal of business and economic, October 2007, pp. 451-453.

30 Suiwah Leung (2009), Banking and Financial Sector reforms in Vietnam, ASEAN Economic Bulletin Vol. 26, No. 1 (2009), pp. 44–55

31 Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication

32 William B. Brueggeman & Jeffrey D.Fisher (2008), Real estate finance and

IV. Website

33

Các trang web của Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT,… http://www.chinhphu.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.mof.gov.vn http://www.mpi.gov.vn http://www.kiengiang.gov.vn http://vovnews.vn 34

Các trang web của Hiệp hội ngân hàng, tạp chí kế toán,… http://www.tapchiketoan.com

http://www.vnbaorg.info

http://www.tapchicongsan.org.vn http://www.infotv.vn

35

Các trang web của, một số NHTM http://kienlongbank.com

http://www.lienvietbank.net http://www.vietinbank.vn http://www.agribank.com.vn

36

Các trang web của các báo: thesaigontimes vneconomy, saigontiepthi… http://english.thesaigontimes.vn http://vneconomy.vn http://sgtt.vn http://www.atpvietnam.com http://taichinhthegioi.com http://www.vietnamica.net

PHỤ LỤC 01

Bảng 2.1/PL: Giá trị thực tế ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010 Bảng 2.2/PL: Kết quả sản xuất lúa tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010

Bảng 2.3/PL: Kết quả sản xuất cây trồng trên cạn tỉnh Kiên Giang từ 2000-2010 Bảng 2.4/PL: Kết quả phát triển chăn nuôi tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010 Bảng 2.5/PL: Giá trị thực tế ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010

Bảng 2.1/PL: Giá trị thực tế ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Giai đoạn 2000- 2010 Tăng BQ (%năm)

STT Hạng mục

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2006-2010 2000-2010

1 Giá trị so sánh 4.576,1 6.051,2 7.604 6 5 7 1.1 Trồng trọt 4.093,7 5.396,7 6.482 6 4 6 1.2 Chăn nuôi 324,8 469,6 752 9 12 13 1.3 Dịch vụ 157,7 184,9 370 3 20 13 2 Giá trị thực tế 4.386,8 9.085,9 20.531,9 21,42 25.19 37 2.1 Trồng trọt 3.599,1 7.738,2 17.014 23 23.97 37 2.2 Chăn nuôi 398,3 800,1 2.480,1 20,18 41,99 52 2.3 Dịch vụ 389,4 547,6 1.036,8 8,13 17,87 17 3 Cơ cấu (%) 100 100 100 3.1 Trồng trọt 82,04 85,17 82,87 3.2 Chăn nuôi 9,08 8,81 12,08 3.3 Dịch vụ 8,88 6,03 5,05

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất lúa tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính: tấn

Giai đoạn 2000- 2010 Tăng BQ (%năm)

STT Hạng mục

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2006-2010 2000- 2010

I Lúa cả năm

- Diện tích 540.923 595.797 628.243 2,03 1,1 1,61

- Năng suất 4,22 4,94 5,55 3,41 2,47 3,2

- Sản lượng 2.282.695,06 2.943.237,2 3.486.748,7 5,79 3,69 5,3

1 Lúa đông xuân

1.1 Diện tích 232.587 250.768 280.925 1,6 2,4 2,1 1.2 Năng suất 4,96 6 6,74 4,2 2,42 3,6 1.3 Sản lượng 1.153.631,5 1.504.608 1.893.434,5 6,1 5,2 6,4 2 Lúa hè thu 2.1 Diện tích 266.859 245.885 273.715 -1,6 2,26 0,3 2.2 Năng suất 3,87 4,43 4,65 2,89 0,99 2 2.3 Sản lượng 1.032.744,3 1.089.270,5 1.272.774,8 1,1 3,37 2,3 3 Lúa mùa 3.1 Diện tích 44.477 45.185 61.409 1,78 7,2 4,8 3.2 Năng suất 2,38 3,52 3,86 9,58 1,9 6,2 3.3 Sản lượng 98.715,3 159.051,2 237.038,7 12,2 9,81 14

Bảng 2.3: Kết quả sản xuất cây trồng trên cạn tỉnh Kiên Giang từ 2000-2010

Đơn vị tính: tấn

Giai đoạn 2000- 2010 Tăng BQ (%năm)

STT Hạng mục

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2006-2010 2000- 2010

1 Cây khóm 1.1 Diện tích 9.200 7.183 7.500 -4,4 0,9 -1,8 1.2 Năng suất 9,68 9,88 12,88 0.4 6,1 3,3 1.3 Sản lượng 89.056 70.968 96.600 -4,1 7,2 0,8 2 Cây mít 2.1 Diện tích 4.605 3.759 4.200 -3,7 2,35 -0,9 2.2 Năng suất 45,3 44,9 51,26 -0,17 2,8 1,3 2.3 Sản lượng 208.606,5 168.779 215.292 -3,8 5,5 0,32 3 Cây tiêu 3.1 Diện tích 755 567 598 -4,98 1,09 -2,1 3.2 Năng suất 2,39 2,32 2,4 -0,59 0,6 0,04 3.3 Sản lượng 1.804,5 1.315,4 1.435,2 -5,42 1,8 -2,04 4 Cây dừa 4.1 Diện tích 8199 7.479 7.000 -1,7 -1,28 -1,5 4.2 Năng suất 5,53 4,64 4,55 -3,2 -0,39 -1,8 4.3 Sản lượng 45.340,5 34.702,6 31.850 -4,7 -1,64 -3

Bảng 2.4: Kết quả phát triển chăn nuôi tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính: con

Giai đoạn 2000- 2010 Tăng BQ (%năm)

STT Hạng mục

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2006-2010 2000-2010

1 Qui mô đàn 1.1 Đàn trâu 8.691 7.455 11.000 -2,8 9,5 2,7 1.2 Đàn bò 10.541 13.339 16.000 5,3 4 5,1 1.3 Đàn heo 277.018 383.284 350.000 7,7 -1,7 2,6 2 Đàn gia cầm 3.171 2.858 6.000 -2 22 8,9 2.1 Đà gà 1.292 1.018 2.200 -4,2 23 7 2.2 Đàn vịt 1.879 1.840 3.800 -0,4 21 10,2 3 Sản phẩm 3.1 Thịt hơi 28.489 42.053 48.519 9,5 3 7 3.2 Thịt trâu, bò 337 233 593 -6 31 7,6 3.3 Thịt heo 23.262 37.137 38.078 12 0,5 6,4 4 Thịt gia cầm 4.890 4.683 9.848 -0,8 22,1 10,2

Bảng 2.5: Giá trị thực tế ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính: tấn

Giai đoạn 2000- 2010 Tăng BQ (%năm)

STT Hạng mục

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2006-2010 2000-2010

1 Giá trị so sánh 1.183,7 3.061 4.919 31,7 12,1 31,6 1.1 Nuôi trồng 78,2 1.459,4 2.115 352,2 9 260 1.2 Đánh bắt 1.105,5 1.602,5 2.804 9 15 15,4 2 Giá trị thực tế 1.554,7 4.255 11.314 34,7 33,2 62,8 2.1 Nuôi trồng 102 1.542 4.831,1 282,4 42,7 463 2.2 Đánh bắt 1.452,7 2.713,9 6.482,9 17,4 27,8 34,6 3 Cơ cấu 100 100 100 3.1 Nuôi trồng 6,6 36,2 42,7 3.2 Đánh bắt 93,4 63,8 57,3

XXIV

Tr

PHỤ LỤC 02

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TRÊN CƠ SỞ KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Số: Người được phỏng vấn: Thời gian thực hiện:

I/ PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào Anh (Chị),

Tôi là Trương Quốc Hảo, học viên lớp Cao Học Quản Trị Kinh Doanh- Trường Đại Học Nha Trang, hiện tôi đang tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng tín

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 146 - 161)