Về phân loại dư nợ tín dụng nông nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 90 - 99)

e. Nguồn nhân lực

2.4.4Về phân loại dư nợ tín dụng nông nghiệp

Dư nợ tín dụng nông nghiệp được phân loại theo mỗi chỉ tiêu cụ thể, qua đó đánh giá chính xác hơn nguồn vốn cho vay của Chi nhánh trong việc đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho vay đến qua trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cụ thể phân loại dư nợ tín dụng được căn cứ vào:

2.4.4.1 Căn cứ vào đối tượng vay vốn

Bảng 2.8: Tổng hợp theo đối tượng vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm

2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Cho vay các TCKT 46,1 53,8 67,5 7,8 16,9 13,6 25,3 1.1 Công ty 30,4 36,9 47,4 6,5 21,4 10,4 28,1 1.2 DNTN và trang trại 15,7 16,9 20,1 1,3 8,1 3,2 19,2

2. Cho vay cá nhân 1.213,6 1.886,5 2.102,7 672,9 55,4 216,2 11,5

Tổng cộng 1.259,7 1.940,4 2.170,3 680,7 54 229,8 11,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)

Bảng số liệu trên cho ta thấy được, căn cứ vào đối tượng vay vốn thì tổng dư nợ cho vay đạt 1.259,7 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao

nhất trong cơ cấu cho vay. Cụ thể năm 2008 dư nợ cho vay cá nhân của Chi nhánh đạt 1.213,6 tỷ đồng chiếm 93,6% tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay các TCKT khoảng 46,1 tỷ đồng chiếm 6,4% trong tổng dư nợ cho vay năm 2008. Tuy nhiên, sang năm 2009 tổng dư nợ cho vay có sự tăng trưởng vượt bật tổng dư nợ đạt 1.940,4 tỷ đồng nếu so năm 2008 thì tổng dư nợ tăng lên 680,7 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 54%. Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân tăng 672,9 tỷ đồng và dư nợ cho vay các TCKT là 7,8 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng, để đạt được như vậy ngoài nguyên nhân chính là sự mở rộng thêm PGD mới để tăng trưởng dư nợ cho vay và sự chủ động nguồn vốn đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 14/04/2010 của Chính Phủvề chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đến ngày 31/12/2010 tổng dư nợ cho vay đạt 2.170,3 tỷ đồng nếu so sánh với năm 2009 thì tổng dư nợ cho vay tăng 229,8 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 11,8%. Trong đó dư nợ cho vay cá nhân vẫn chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu gia tăng cụ thể dư nợ cho vay đạt 2.102,7 tỷ đồng tăng so năm 2009 là 216,2 tỷ đồng, còn lại là cho vay các TCKT. Nhìn chung, để đạt được những thành tựu trong tổng dư nợ cho vay năm 2010 là nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh cho vay đối các hộ sản xuất nông nghiệp đưa nguồn vốn cho vay về khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của khu vực nông thôn lại mang tính hiệu quả và an toàn trong thanh khoản cho vay.

0.0 500.0 1,000.0 1,500.0 2,000.0 2,500.0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cho vay cá nhân Cho vay các TCKT

Hình 2.4: Phân loại dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn

Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy rõ nét hơn về cho vay căn cứ theo đối tượng vay vốn. Cụ thể, tổng dư nợ tăng qua từng năm một, nếu như năm 2008 tổng dư nợ là đạt 1.259,7 tỷ đồng thì đến năm 2009 đạt 1.940,4 tỷ đồng và qua năm 2010 tổng dư nợ đạt 2.170,3

tỷ đồng. Việc các PGD được mở thêm nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn của khách hàng nhất là khu vực nông thôn, ngoài ra trong năm qua nhờ chính sách kiểm soát lãi suất đầu vào mà không kiểm soát lãi suất đầu ra của NHNN tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai thực hiện cho vay và tăng trưởng dư nợ các TCTD nói chung NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng. Bên cạnh đó, là sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá và sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng đối với Chi nhánh Ngân hàng.

2.4.4.2 Căn cứ vào thời gian vay vốn

Căn cứ vào thời gian vay vốn dư nợ cho vay được chia làm ba loại là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.

Bảng 2.9: Tổng hợp theo thời gian vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Rạch Giá

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. CV ngắn hạn 1.065,2 1.732,5 1.712,2 667,2 62,6 -20,2 -1,2 2. CV Trung hạn 189,9 203 447,7 13,1 6,9 244,7 120,5 3. CV dài hạn 4,6 4,9 10,4 0,3 7,8 5,5 108,5 Tổng cộng 1.259,7 1.940,4 2.170,3 680,7 54 229,8 11,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tính đến ngày 31/12/2008 tổng dư nợ cho vay đạt 1.259,7 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 1.065,2 tỷ đồng, còn lại cho vay trung hạn đạt 189,9 tỷ đồng và cho vay dài hạn đạt 4,6 tỷ đồng. Chúng ta có thể nhận thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh, sang năm 2009 tổng dư nợ cho vay là 1.940,4 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn với dư nợ đạt 1.732,5 tỷ đồng. Qua số liệu này càng khẳng định dư nợ cho vay của Chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn, dù năm 2009 dư nợ cho vay trung hạn có tăng so năm 2008 song với thực tế cho vay ngắn hạn vẫn là chính sách tín dụng hàng đầu của Chi nhánh. Tuy nhiên, sang năm 2010 dư nợ cho vay chỉ đạt 1.712,2 tỷ đồng nếu so với năm 2009 dư nợ cho vay giảm 20,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm

1,2% đây là dấu hiệu cho thấy sự mất cân đối trong dư nợ cho vay của Chi nhánh. Bởi trong thời gian qua Chi nhánh chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đó là cho vay phần lớn đối tượng khách hàng sản xuất nông nghiệp, nên họ chỉ sản xuất theo mùa vụ khi đến hạn trả có phần khách hàng đáo hạn vay lại có khách hàng lại không. Ngoài ra, Chi nhánh vẫn giữ được vai trò nhất định trong cho vay sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0 1,600.0 1,800.0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.5: Phân loại dư nợ cho vay theo thời gian vay vốn

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy rằng dư nợ theo thời gian vay vốn của Chi nhánh vẫn đảm bảo tương đối tốt, dù có sự tụt giảm so với năm 2009 là 20,2 tỷ đồng, nhưng nhìn chung Chi nhánh vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong cho vay dù cơ cấu dư nợ theo thời gian vay không đồng đều và quá tập trung vào cho vay ngắn hạn. Song với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể nhân viên đã giúp Chi nhánh đạt được dư nợ cho vay trong những năm qua với các số liệu rất khả quan, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng nhất là bà con vay vốn phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp.

2.4.4.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay dư nợ cho vay được phân theo ba loại là cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp.

Bảng 2.10: Tổng hợp theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. CV SXKD 212,9 257,1 221,3 44,1 20,7 -35,7 -13,9 2. CV Tiêu dùng 326,7 476,8 603,8 150,1 46 127 26,6 3. CV Nông nghiệp 720,1 1.206,5 1.345.2 486,5 67,6 138,6 11,5 Tổng cộng 1.259,7 1.940,4 2.170,3 680,7 54 229,8 11,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, cho vay nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, trong tổng dư nợ cho vay 1.259,7 tỷ đồng thì cho vay nông nghiệp đạt 720,1 tỷ đồng, còn lại là cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh. Sang đến năm 2009 dư nợ tín dụng đạt 1.940,4 tỷ đồng, thì cho vay phục vụ nông nghiệp là 1.206,5 tỷ đồng, trong khi đó cho vay tiêu dùng là 476,8 tỷ đồng và cho vay sản xuất kinh doanh là 257,1 tỷ đồng. Nếu so sánh dư nợ năm 2009 so với năm 2008 thì cho vay nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh chóng với số tiền 486,5 tỷ đồng, nhìn chung dư nợ cho vay trong các lĩnh vực phục vụ sản xuất khu vực nông nghiệp nông thôn tương đối ổn định. Đến ngày 31/12/2010 dư nợ cho vay đạt 2.170,3 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp đạt 1.345,2 tỷ đồng chiếm 61,9% trong tổng cơ cấu cho vay năm 2010, so sánh năm 2010 với năm 2009 dư nợ cho vay nông nghiệp tăng 138,6 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 11,5%. Trong khi đó cho vay tiêu dùng cũng tăng 127 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 26,6%. Để đạt được những con số này là nhờ trong những năm qua Chi nhánh đã phân loại mục đích sử dụng vốn vay nhằm cơ cấu tỷ trọng vay vốn theo thực tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng vừa cân đối nguồn vốn tạo sự thanh khoản cao, vừa thực hiện tốt chính sách của Chính Phủ và NHNN về cho vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn.

0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cho vay SXKD Cho vay tiêu dùng Cho vay nông nghiệp

Hình 2.6: Phân loại dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn vào biều đồ ta càng nhận thấy rõ hơn về tốc độ tăng trưởng dư nợ theo mục đích sử dụng vốn vay. Cụ thể qua các năm 2008 dư nợ đạt 1.259,7 tỷ đồng, năm 2009 dư nợ đạt 1.940,4 tỷ đồng và năm 2010 dư nợ đạt 2.170,3 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng tăng trưởng cao nhất, bên cạnh đó là dư nợ cho vay tiêu dùng và cuối cùng là dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh.

2.4.4.4 Căn cứ vào tính chất luân chuyển của vốn

Trong tổng dư nợ cho vay, căn cứ tính chuẩn luân chuyển vốn được NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá xem xét kỹ trong qua trình thực hiện món vay.

Bảng 2.11: Tổng hợp theo tính chất luân chuyển của vốn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vốn lưu động 1.065,3 1.732,5 1.712,2 667,2 62,6 -20,2 -1,2 2. Vốn cố định 194,4 207,9 458,1 13,5 6,9 250,1 120,2 Tổng cộng 1.259,7 1.940,4 2.170,3 680,7 54 229,8 11,8

Tính đến ngày 31/12/2008 tổng dư nợ cho vay đạt 1.259,7 tỷ đồng trong đó cho vay vốn lưu động đạt 1.065,3 tỷ đồng và cho vay vốn cố định đạt 194,4 tỷ đồng. Trong thực tế hoạt động cho vay vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp là chính, phần lớn nguồn vốn bổ sung vào chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu...một mặt tạo tính thanh khoản cao trong hoạt động của Ngân hàng mặt khác tạo điều kiện xoay chuyển vốn trong sản xuất đối với bà con nông dân. Trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cho vay vốn cố định chiếm tỷ trong nhỏ khoảng 20% vì nguồn vốn cho vay cố định nhằm mua sắm trang thiết bị, máy móc nên đối với Chi nhánh tính thanh khoản chậm, xoay chuyển vốn lâu. Chính vì vậy, Chi nhánh cũng hạn chế cho vay trong phục vụ vốn cố định. Sang năm 2009 tổng dư nợ cho vay 1.940,4 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay vốn lưu động đạt 1.732,5 tỷ đồng và dư nợ cho vay vốn cố định đạt 207,9 tỷ đồng so với năm 2008 dư nợ cho vay tăng 680,7 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng 54% trong đó dư nợ cho vay vốn lưu động chiếm 667,2 tỷ đồng. Đây là sự hợp lý trong cơ cấu cho vay vốn phục vụ vốn lưu động qua đó đảm bảo trong hoạt động của Chi nhánh và đáp ứng nhu cầu sản xuất của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn thúc đẩy tăng trưởng cho vay khu vực nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn vay cho khách hàng, ngoài ra Chi nhánh cũng thực hiện tốt các chính sách từ Chính Phủ và NHNN trong phục vụ cho vay vốn lưu động đáp ứng nguồn vốn về nông thôn. Sang năm 2010, tổng dư nợ đạt 2.170,3 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay vốn lưu động đạt 1.712,2 tỷ đồng và cho vay vốn cố định là 458,1 tỷ đồng. Nếu so với năm 2009 dư nợ cho vay vốn lưu động giảm 20,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 1,2%, tuy nhiên cho vay vốn cố định tăng 250,1 tỷ đồng tương ứng 120,2%. Nguyên nhân trong năm 2010 cho vay vốn lưu động giảm bởi trong năm NHNN thực hiện chính sách kiểm soạt lạm phát, tăng dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế lượng cung tiền, tuy nhiên NHNN lại khuyến khích, hỗ trợ lãi suất cho vay đối với người vay vốn mua máy móc thiết bị sản xuất trong nước, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Từ đó tạo một phần nguồn vốn lưu động chuyển sang vay cố định. Thể hiện rõ nét trong phân loại dư nợ luân chuyển vốn vay với biểu đồ dưới đây.

0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0 1,600.0 1,800.0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cho vay vốn lưu đông Cho vay vốn cố định

Hình 2.7: Phân loại dư nợ cho vay theo tính chất luân chuyển vốn

Nhìn vào biểu đồ cho thấy dư nợ tăng trưởng qua các năm, trong đó dư nợ năm 2009 có sự tăng trưởng vượt trội nhất đạt 680,7 tỷ đồng và đến năm 2010 dư nợ cho vay có dấu hiệu đứng lại đạt 229,8 tỷ đồng, song lại đánh dấu sự tăng trưởng trong dư nợ cho vay vốn cố định nếu năm 2008 dư nợ cho vay vốn cố định là 194,4 tỷ đồng thì đến năm 2010 dư nợ cho vay vốn cố định đạt 458,1 tỷ đồng. Nguyên nhân tiếp theo là sự chủ động trong phân loại cho vay của Chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện tốt trong hoạt động cũng như tính thanh khoản và xoay chuyển nhanh nguồn vốn.

2.4.4.5 Căn cứ vào hình thức đảm bảo nợ vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào hình thức đảm bảo nợ vay được chia làm hai loại là dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo (TSĐB) và dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.12: Tổng hợp theo hình thức đảm bảo nợ vay của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. CV có TSĐB 1.213,6 1.886,5 2.102,7 672,9 55,4 216,2 11,5 2. CV không có TSĐB 46,1 53,9 67,6 7,8 16,9 13,6 25,3 Tổng cộng 1.259,7 1.940,4 2.170,3 680,7 54 229,8 11,8

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được năm 2008 dư nợ cho vay đạt 1.259,7 tỷ đồng trong dư nợ cho vay có TSĐB đạt 1.213,6 tỷ đồng còn lại là dư nợ cho vay không có TSBĐ đạt 46,1 tỷ đồng. Đây là cơ cấu hợp lý trong dư nợ cho vay đối với NHTMCP, bởi hình thức cho vay có tài sản đảm bảo đem lại tính đảm bảo lớn trong món vay của khách hàng, mà ở đây là cho vay nông nghiệp nên tính rủi ro cao do đó cần có tài sản đảm bảo (TSĐB) cần thiết cho món vay. Sang năm 2009, dư nợ cho vay đạt 1.940,4 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay có TSĐB đạt 1.886,5 tỷ đồng và dư nợ cho

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 90 - 99)