e. Nguồn nhân lực
2.5 Đánh giá tình hình chất lượng tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP Kiên Long
Qua biểu đồ tổng hợp thu nhập, chi phí và lợi nhuận của NHTMCP Kiên Long- CN Rạch Giá ta thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, Chi nhánh cần quan tâm hơn trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhằm cân đối nguồn thu, không nên quá phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro. Vì nguồn thu từ dịch vụ thấp nên Chi nhánh phải đẩy mạnh thu nhập từ hoạt động tín dụng nên tăng trưởng dư nợ nhanh nhằm đảm bảo lợi nhuận, nhưng ngược lại kéo theo gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu từ đó làm giảm chất lượng tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng cần giảm chi phí dự phòng rủi ro xuống thấp bằng cách hạn chế nợ quá hạn nợ xấu để không ảnh hưởng đến lợi nhuận nói chung và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh.
2.5 Đánh giá tình hình chất lượng tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP Kiên Long CN-Rạch Giá Long CN-Rạch Giá
2.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I. Tổng nợ quá hạn 75,58 158,76 67,62
1. Nợ quá hạn của các TCKT 1,77 3,31 1,77
2. Nợ quá hạn của các cá nhân 73,81 155,45 65,85
II. Tổng dư nợ cho vay 1.259,7 1.940,4 2.170,3
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay 6% 8,18% 3,12%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, tính đến ngày 31/12/2008 tổng nợ quá hạn là 75,58 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn của các cá nhân là 73,81 tỷ đồng còn lại là nợ quá hạn của các TCKT 1,77 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 6% vượt quá Quy định nợ quá hạn là 5% do tiêu chuẩn quốc đề ra, do vậy Chi nhánh đã không đạt tín dụng an toàn trong hoạt động cho vay. Nguyên nhân làm cho tổng dư nợ tăng quá cao trong năm là khi chuyển đổi mô hình lên đô thị ngoài việc mở rộng hệ thống CN & PGD là sự tăng trưởng dư nợ cho vay, chính vì lý do chạy theo kế hoạch tăng trưởng quá nhanh về dư nợ cho vay của Ban Tổng Giám Đốc giao cho nên rủi ro tín dụng cũng tăng theo đây là nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin từ khách hàng vay vốn qua trung tâm tín dụng (CIC) của Chi nhánh chưa kịp thời do công nghệ của Chi nhánh còn lạc hậu cũng là nguyên nhân đã tạo gia tăng nợ quá hạn trong năm.
Trong năm 2009 tổng nợ quá hạn tăng 158,76 tỷ đồng trong đó tăng cao nhất vẫn là tổng nợ quá hạn của các cá nhân là 155,45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay 8,18% đây là tỷ lệ cao so tiêu chuẩn quốc tế về nợ quá hạn 5%. Nguyên nhân trong năm tình hình nợ quá hạn năm trước chuyển qua và phát sinh thêm nợ quá hạn mới từ tăng trưởng tín dụng quá nóng cũng là nguyên nhân chính làm tăng thêm nợ quá hạn.
Tính đến ngày 31/12/2010 tổng nợ quá hạn của Chi nhánh là 67,62 tỷ đồng đã giảm 91,14 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó tổng nợ quá hạn của trong cho vay khách hàng cá nhân là 65,85 tỷ đồng chiếm 97,3% trong tổng nợ quá hạn. Đối với tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 3,12% đây là tỷ lệ đạt được mức tín dụng an toàn so với 5% mà tiêu chuẩn quốc tế đưa ra trong đánh giá nợ xấu. Điều này thể hiện sự nỗ lực không
ngừng trong năm 2010 bởi sự chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đặc biệt là hoạt động kiểm soát đối với cho vay khách hàng cá nhân có nợ quá hạn khi vay vốn tại NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy xử lý thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu không để kéo dài, từ đó góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong năm.
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I. Tổng nợ xấu 29,41 45,29 46,97
1. Nợ xấu của các TCKT 0,7 0.83 0,94
2. Nợ xấu của các cá nhân 28,71 44,46 46,03
II. Tổng dư nợ cho vay 1.259,7 1.940,4 2.170,3
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay 2,33% 2,33% 2,16%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)
Đối với tổng nợ xấu năm 2008 Chi nhánh là 29,41 tỷ đồng trong đó nợ xấu của các cá nhân chiếm 28,7 tỷ đồng trong tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 2,33%, đây là tỷ lệ tốt và thấp hơn tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng chất lượng tín dụng mà NHNN Quy định là 3%. Điều này cho thấy Ban lãnh đạo Chi nhánh rất quan tâm đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh mà tiêu chí nợ xấu luôn được xem là yếu tố hàng đầu, từ đó góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu.
Trong năm 2009 tổng nợ xấu là 45,29 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2008 là 15,88 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn đạt 2,33% so mức Quy định của NHNN là 3%. Để đạt được như vậy là việc tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm của Chi nhánh là 54%, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, giúp Chi nhánh hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tính đến ngày 31/12/2010 tổng nợ xấu của Chi nhánh là 46,97 tỷ đồng trong đó nợ xấu của các cá nhân là 46,03 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,16% đây là mức cho phép vì dưới tiêu chuẩn Quy định NHNN đặt ra là 3%. Qua tỷ lệ này chứng tỏ trong thời gian qua dù tăng trưởng dư nợ nhanh, song tình trạng nợ xấu của Chi nhánh luôn được kiểm soát. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngày được nâng cao, tạo sự
tăng trưởng hợp lý. Nhìn chung, dù trong thời gian qua tình trạng nợ xấu của Chi nhánh được kiểm soát tốt là ngoài nỗ lực của Ban Giám đốc trong kiểm soát thắt chặt rủi ro tín dụng là sự cố gắng kiểm soát cho vay, loại bỏ khách hàng có năng lực yếu kém của nhân viên tín dụng Chi nhánh qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, sự giảm đi của tỷ lệ nợ xấu cũng đánh giá được từ năm 2008 đến năm 2010 tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rất tốt, qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức và hộ sản xuất kinh doanh cá thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp đã góp phần cho khách hàng trả tốt nợ vay Ngân hàng qua đó làm giảm nợ xấu.
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010
Tỷ lệ nợ xấu các TCTD tại Kiên Giang
Tỷ lệ nợ xấu NH Kiên Long CN Rạch Giá
Hình 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá qua các năm 2008, năm 2009, năm 2010
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh năm 2008 là 2,33% so với tỷ lệ nợ xấu các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 2,91% thấp hơn 0,58%. Song đây là tỷ lệ nợ xấu tương đối cao trong hoạt động cho vay của đơn vị, đó là điều tất yếu bởi ngoài những nguyên nhân khách quan từ lạm phát, sự hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của NHNN thì nguyên nhân chủ quan là khi Chi nhánh mới chuyển đổi lên đô thị nên sự tăng trưởng tín dụng tương đối nhanh mà không quan tâm đến rủi ro trong tín dụng nên kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh.
Tính đến ngày 31/12/2009 nợ xấu của Chi nhánh là 45,29 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá là 2,33% cao hơn 1,07% so với tổng tỷ lệ nợ xấu các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang khi chỉ là 1,26%. Qua đó cho thấy, dấu hiệu tăng trưởng quá nhanh kéo theo tăng nhanh về nợ xấu đặc
biệt là nợ xấu khách hàng vay vốn cá nhân chiếm 2,29%. Đây là lời cảnh báo trong hoạt động cho vay của Chi nhánh.
Tính đến ngày 31/12/2010 nợ xấu của Chi nhánh là 46,97 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,16% trong khi tỷ lệ nợ xấu các TCTD đang hoạt động tại địa bàn tỉnh Kiên Giang là 1,19% so sánh hai tỷ lệ trên ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cao hơn 0,97%. Song đây là tỷ lệ tăng nên Chi nhánh cần có chính sách kiểm soát gia tăng nợ xấu nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh, qua đó giúp giảm bớt chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, làm gia tăng lợi nhuận cho toàn Chi nhánh và nâng cao chất lượng tín dụng cho những năm tiếp theo.