Cơ chế và chính sách pháp luật Nhà Nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 75 - 161)

Ngân hàng là tổ chức được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật so với các ngành nghề khác. Bên cạnh các luật Quy định về TCTD thì còn có các Quy định về chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, thuế hay tỷ giá của các cơ quan hữu quan như NHNN và Bộ Tài Chính cũng thường xuyên tác động đến hoạt động Ngân hàng, ngoài ra báo cáo của đại hội Đảng khóa IX về phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTMNN, nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ tồn đọng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn, tăng vốn tự có của các NHTM đạt chuẩn quốc tế.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO để đảm bảo tính quốc tế trong thương mại khi tham gia vào tổ chức này, ngoài việc tuân thủ các Quy định thì sửa đổi thay thế các chính sách luật pháp sao cho phù hợp nhằm tạo điều kiện để ngành Ngân hàng hội nhập vào khu vực và thế giới với một số luật thay đổi như: luật TCTD năm 2010 thay luật TCTD năm 1997, luật sửa đổi bổ sung một số điều luật các TCTD năm 2004...với những việc thay đổi này đã gây nhiều khó khăn và thách thức cho các NHTM của Việt Nam. Cụ thể, Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, nay được bổ sung thêm Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 nhằm ấn định mức vốn pháp định mà đòi hỏi các TCTD mà đặc biệt là các Ngân hàng phải đạt được. Đây có thể xem là một thách thức đối với NHTM trong hiện tại và tương lai bởi sự nâng vốn điều lệ ngày càng khó khăn khi các hoạt động cổ phần hóa của các công ty, doanh nghiệp ngày diễn ra nhanh chóng, rộng rãi kéo theo đó là nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là một thách thức đòi hỏi các Ngân hàng có hoạch định tăng vốn đúng như chiến lược mình đề ra theo lộ trình của Chính Phủ Quy định, đó là sự nan giải nếu không phải sáp nhập mua bán lại. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn là sự thuận lợi mà Nghị định mang đến, đó là sự bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đúng lộ trình

tăng vốn nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, các Ngân hàng phải đảm bảo tính an toàn về vốn (hệ số Car) hay sự thanh lọc lại các Ngân hàng khi không đủ vốn điều lệ hoạt động nhằm làm trong sạch thêm thị trường tài chính tiền tệ.

Ngoài ra, khi một Ngân hàng được nâng vốn sẽ tạo điều kiện hoạt động tốt. Cụ thể, như NHTMCP Kiên Long khi nguồn vốn được nâng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực công nghệ, phát triển thị phần... còn đối với NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá một đơn vị trưc thuộc của NHTMCP Kiên Long đây là yếu tố thuận lợi, nhằm mở rộng hệ thống hoạt động, nâng cao sản phẩm dịch vụ có nguồn vốn dồi dào hơn để phục vụ cho vay, hay nâng cao công nghệ nhằm rút ngắn thời gian giao dịch và đảm bảo tính thanh khoản cho Chi nhánh. Cùng với Nghị định trên, là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là Nghị định và chính sách về phát triển kinh tế, phục vụ vốn nhằm phát triển khu vực nông thôn của Chính Phủ, có thể nói chính sách này rất tốt khi mở rộng hơn nguồn vốn về phát triển nông nghiệp nông thôn, qua đó giúp cải thiện đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa so với các khu vực khác. Tạo điều kiện cho các Ngân hàng mở rộng hoạt động về vùng nông thôn với việc mở rộng CN & PGD, nhằm cung ứng vốn cho người dân qua đó nâng cao hiệu quả trong thanh toán, thu chi tiền mặt, thu hút các khoản tiền gửi khối lượng nhỏ từ nhiều địa bàn, thực hiện các dịch vụ tài chính phù hợp với từng địa phương.

Ngoài những thuận lợi, cũng có rất nhiều khó khăn nhất định như chi phí tăng quá mức khi cạnh tranh gia tăng, mở nhiều CN & PGD hay dịch vụ cung cấp có giới hạn, quản trị rủi ro khó khăn do quy mô quá rộng và một khó khăn nhất định đó là sự Quy định rõ về mức cho vay không có tài sản đảm bảo theo Điều 8 khoản 2 Nghị định 41 có thể xem là thách thức khi thực hiện cho vay vốn phục vụ cho người dân tại vùng nông thôn, nếu xét yếu tố thuận lợi thì tốt cho người dân song đối với các TCTD là rủi ro vì khi thực hiện Nghị định này cần có giải pháp và sự đồng thuận chặt chẽ hơn giữa các cơ quan ban hành thì việc thực hiện Nghị định 41 mới đi vào thực tế và hiệu quả.

2.3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về nội tại Ngân hàng a. Sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng a. Sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng

Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng là yếu tố quyết định đến tên tuổi và dấu ấn thương hiệu, sản phẩm dịch vụ được tồn tại và chiếm một vị trí trong tiềm thức của khách hàng. Đối với một Ngân hàng nào hiểu rõ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp và tương ứng thì sẽ nhanh chóng thu hút được sự tin cậy từ phía khách hàng. Càng quan trọng hơn, trong thời buổi kinh tế hội nhập đối với NHTM trong nước đó chính là là sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Tính chất quan trọng khi đánh giá về quá trình hoạt động của NHTM là tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ có tính chất sống còn đối với NHTM. Tính đến ngày 31/12/2010, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đạt 2,484 tỷ đồng chiếm 0,63% tổng nguồn thu nhập, trong khi đó nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng vẫn đạt 391,01 tỷ đồng chiếm 99,37% trong tổng cơ cấu thu nhập của đơn vị. Tỷ lệ này ở các Ngân hàng liên doanh hay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chiếm khoảng 60%-80% hiện nay, số lượng sản phẩm và dịch vụ của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá cung cấp phục vụ cho khách hàng chưa đa dạng và phong phú. Nếu so với các NHTMCP khác thì sản phẩm dịch vụ của họ đã tốt hơn, đa dạng hơn. Do vậy, vấn đề đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng được xem là vấn đề hàng đầu và là chìa khóa mang lại nguồn lợi nhuận và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ của NHTM.

Nhận thấy được điều này, NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đã và đang cố gắng triển khai mở rộng các sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng như thanh toán tiền điện nước, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế..song một thực tế đặt ra dù trong thời gian qua. Chi nhánh đã nỗ lực, cố gắng mở rộng phát triển và triển khai các sản phẩm dịch vụ, nhưng vẫn còn nghèo nàn về số lượng sản phẩm và dịch vụ ngoài ra, sự yếu kém về công nghệ thông tin nhằm triển khai dịch vụ sản phẩm.

Mặt khác, do chủ yếu hệ thống Phòng giao dịch của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá chủ yếu ở các vùng nông thôn nên sự tiếp cận và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn. Thế nên, dù NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đã triển khai phát triển sản phẩm và dịch vụ, giảm bớt thời gian giao dịch nhưng nó vẫn còn những hạn chế, thách thức khi hoạt động tại thị trường khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó chiến lược kinh doanh và cạnh tranh tại NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá chưa thực sự được chú trọng và tiến hành một cách bài bản có khoa học, đó là vấn đề đặt ra mà Ngân hàng phải xử lý sao cho hợp lý nhằm phát triển thương hiệu hay phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là nông dân (phân khúc thị trường). Vì trên thực tế, hoạt động của NHTM trong nước vẫn chỉ xoay quanh các dịch vụ truyền thống còn các dịch vụ hiện đại thì rất ít được chú trọng. Do vậy, Ngân hàng cần nhìn nhận lại tiềm lực thực tế của mình, nhằm xác định được danh mục các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng sẽ cung ứng cho khách hàng đặc biệt là người nông dân.

b. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính có vai trò quan trọng đánh giá sức mạnh tài chính của một Ngân hàng qua vốn tự có. Quy mô vốn pháp định của các TCTD được Chính Phủ Quy định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006, theo đó các NHTMCP phải mức vốn pháp định đạt mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2010, tuy nhiên hiện nay chính phủ đã có Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Theo Quy định mới này thì Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi bổ sung như sau:

“1. Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định Quy định tại danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2011”.

Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2010, NHTMCP Kiên Long đã đạt được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng theo Quy định cũ. Điều này cho thấy việc thực hiện đúng và nghiêm túc theo Quy định Chính Phủ của NHTMCP Kiên Long trong việc thực hiện tăng vốn điều lệ toàn hệ thống NHTMCP Kiên Long góp phần tăng thêm nguồn vốn hoạt động trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mở rộng hệ thống CN & PGD và đổi mới phát triển công nghệ thông tin.

Có thể nói, quy mô vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cho Ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Với quy mô vốn điều lệ càng cao, thì khả năng chống đỡ của Ngân hàng sẽ cao hơn khi xảy ra những khó khăn phát sinh trong nền kinh tế. Từ những thực tế đó, chính nhờ nguồn vốn đạt mức pháp định là 3.000 tỷ đồng, nên đã tạo điều kiện cho NHTMCP

Kiên Long-CN Rạch Giá trong việc mở rộng PGD mới như PGD Mỹ Lâm, PGD 30- 04...đặc biệt là việc đầu tư, đổi mới công nghệ khi Chi nhánh tăng cường phát triển các máy móc thiết bị có tính năng công nghệ cao, xử lý dữ liệu nhanh. Góp phần nâng cao quá trình giải quyết giao dịch nhanh chóng đối với khách hàng, hay việc bổ sung sản phẩm và dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng giao dịch. Bên cạnh đó, chính nhờ sự gia tăng vốn điều lệ đem đến sự an toàn trong thanh khoản nhiều hơn khi trong thời gian gần đây, tính thanh khoản của các NHTMCP luôn là rất khó khăn. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh các Ngân hàng cần phải đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số Car) theo Quy định Basel và theo Quy định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 do Thống đốc NHNN ban hành thì các NHTM Việt Nam phải luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Nhận thức được tầm quan trọng này trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, NHTMCP Kiên Long luôn duy trì là 9,7%, đây là hệ số đạt mức an toàn so với Quy định của NHNN.

Năng lực tài chính của Ngân hàng còn được đánh giá qua chất lượng tín dụng, đó là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2010 tổng nợ xấu của Chi nhánh là 46,97 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,16% đây là mức cho phép vì dưới tiêu chuẩn Quy định NHNN đặt ra là 3%. Qua tỷ lệ này, chứng tỏ trong thời gian qua dù tăng trưởng dư nợ nhanh, song tình trạng nợ xấu của Chi nhánh luôn được kiểm soát. Bên cạnh đó, càng cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngày được nâng cao, tạo sự tăng trưởng hợp lý. Nhìn chung, đến năm 2010 tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rất tốt, qua đó tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động có hiệu quả, làm giảm tỷ lệ nợ xấu và giúp tăng trưởng dư nợ.

Ngoài ra, năng lực tài chính còn thể hiện qua mức lợi nhuận của Chi nhánh Ngân hàng. Trong năm 2010 tổng lợi nhuận của Chi nhánh đạt 89,7 tỷ đồng so với năm 2009 lợi nhuận tăng 36,1 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 67,4% đạt 100% kế hoạch được giao và chiếm 48,9% tổng lợi nhuận trong toàn hệ thống NHTMCP Kiên Long, qua đó góp phần vào việc hoàn thành chung chỉ tiêu lợi nhuận trong toàn hệ thống.

c. Năng lực công nghệ

Đầu tư, đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Theo tính toán và đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng

nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động của Ngân hàng, đây là lĩnh vực đầu tư cần một lượng vốn lớn.

Ngay từ ngày đầu mới thành lập NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đã xác định. Ngoài yếu tố con người thì công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng. Từ những ý thức đó Ban lãnh đạo đã từng bước hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của mình nói chung và đẩy nhanh chương trình tín dụng nói riêng.

Về phần cứng hiện tại, NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đã trang bị hệ thống máy chủ và toàn bộ hệ thống máy tính trong Ngân hàng với thương hiệu nổi tiếng Dell, HP. Trong những năm gần đây, hệ thống phần cứng của Ngân hàng đã từng bước được hiện đại hóa, ngày càng nâng cấp và đáp ứng xử lý nhanh trong nghiệp vụ Ngân hàng.

Đối với phần mềm trong những năm trở lại đây, NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đang vận hành chương trình Goldriver do Công ty FPT cung cấp. Về cơ bản, hệ thống Ngân hàng lõi này đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để xử lý dữ liệu, đảm bảo khả năng vận hành bình thường trong giao dịch của Ngân hàng hay hoạt động cho vay như giải ngân, tính lãi, thu phí tín dụng...cũng được thực hiện tương đối nhanh khi lượng khách hàng của Chi nhánh là phần lớn nông dân đến giao dịch nên sự trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại càng rút ngắn thời gian giao dịch, góp phần thuận tiện cho nông dân giảm bớt thời gian chờ đợi khi đến giao dịch. Tuy nhiên, với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và số lượng giao dịch cần phải xử lý tăng lên rất nhiều.

Bên cạnh đó, sự đa dạng hóa sản phẩm cho vay như thẻ thanh toán quốc tế, SMS banking, Telephone banking là thiết yếu, từ những yêu cầu đó, cuối năm 2009 Ngân hàng đã triển khai nghiên cứu và phát triển hệ thống Ngân hàng lõi (Core banking). Đầu năm 2010, hệ thống Ngân hàng lõi này đã chính thức đi vào hoạt động, thay thế và khắc phục được hầu hết các điểm yếu của chương trình Goldriver. Qua đó, ngày càng cải tiến và trang bị hệ thống công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 75 - 161)