Mục tiêu định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 131 - 161)

e. Nguồn nhân lực

3.1 Mục tiêu định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

3.1.1 Định hướng phát triển nông nghiệp

Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, cần phải ưu tiên tập trung đầu tư để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nông nghiệp, nông thôn tỉnh. Cụ thể hóa một số vấn đề quan trọng sau:

+ Định hướng sử dụng đất lúa: xây dựng các vùng trọng điểm như Tứ Giác Long Xuyên, với nguồn nước ngọt hóa, kiểm soát được lũ sớm nên duy trì làm lúa hai vụ là đông xuân và hè thu kết hợp lúa vụ ba khi được xây dựng đê bảo vệ chống lũ. Ngoài ra, vùng Tây Sông Hậu là vùng ngọt hóa và được kiểm soát lũ cả năm, lũ đến muộn hơn vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhưng thoát lũ chậm hơn vì vậy chỉ duy trì lúa hai vụ và kết hợp với một vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hay vùng U Minh Thượng, đây là vùng chưa được ngọt hóa nên thuận lợi cho việc duy trì một vụ lúa và một vụ tôm.

+ Định hướng sử dụng đất màu và cây công nghiệp ngắn ngày: hiện nay, đất màu, cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh Kiên Giang chủ yếu là đất trồng mía và chuyên canh rau màu. Dự kiến sẽ ổn định địa bàn trồng mía chủ yếu vùng Tây Sông Hậu và U Minh Thượng, mở thêm diện tích chuyên canh rau để hình thành một số vùng chuyên canh rau cho các khu vực đô thị và công nghiệp lớn ở thành phố Rạch Giá, huyện Kiên Lương, huyện Hà Tiên, huyện Châu Thành và huyện Phú Quốc.

+ Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp: theo quy hoạch, 03 loại rừng đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt, dự kiến đến năm 2015-2020 sẽ ổn định diện tích đất lâm nghiệp khoảng 85.778 ha, trong đó rừng đặc dụng 38.138 ha, rừng phòng hộ 26.855 ha, rừng sản xuất 20.785 ha. So với hiện nay, đất rừng sản xuất sẽ giảm đáng kể, chủ yếu là ở các khu vực đã có nước tưới cho sản xuất nông nghiệp thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên và một phần ở Tây Sông Hậu.

+ Định hướng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: năm 2010, đất nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh có khoảng 28.386 ha, bao gồm đất chuyên tôm, chuyên cá, nuôi cua nhằm

ổn định địa bàn, tập trung đầu tư thâm canh để chuyển mạnh từ đầu tư đất nuôi tôm quảng canh cải tiến sang đất nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, chuyển diện tích nuôi tôm chuyên canh kém hiệu quả sang mô hình lúa tôm, mở thêm diện tích nuôi cá bán thâm canh và thâm canh, tăng nhanh diện tích nuôi cua và nuôi nhuyễn thể.

+ Định hướng phát triển các khu vực chăn nuôi tập trung: về lâu dài, sẽ từng bước chuyển các cơ sở chăn nuôi tập trung (trang trại) vào các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung để tránh gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư, hạn chế dịch bệnh, tiện lợi cho tổ chức sản xuất. Giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ chọn 1-2 khu vực thí điểm xây dựng khu khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung ở những nơi có triển vọng phát triển mạnh về chăn nuôi trang trại như huyện Châu Thành, huyện Tân Hiệp hoặc huyện Hòn Đất.

+ Định hướng phát triển giao thông nông thôn: huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, 100% tuyến đường huyện, xã đi lại quanh năm, tỷ lệ mặt đường cứng đạt 95%. Tất cả đường huyện đều đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đến cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, 100% đường huyện, xã được bảo trì. Xóa bỏ hết cầu khỉ, phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa sản xuất và vận chuyển nông lâm thủy sản.

+ Định hướng phát triển dân cư nông thôn: theo định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2015. Quy mô dân số toàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng từ 1.707.875 người năm 2010 lên 1.825.000 người năm 2015, việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa sẽ tăng tỷ lệ dân số đô thị từ 26,9% năm 2010 lên 39- 40% năm 2015. Tỷ lệ dân số nông thôn sẽ giảm tương ứng từ 73,1% năm 2010 xuống 50-55% năm 2015, việc di chuyển một lượng lớn dân số nông thôn vào thành thị sẽ giảm bớt áp lực về xây dựng dân cư nông thôn, tạo điều kiện tốt về mặt bằng để xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo hướng khang trang và đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ các khu vực dân cư nông thôn.

3.1.2 Định hướng tín dụng nông nghiệp của NHNN tỉnh Kiên Giang

Ngân hàng nhà nước khuyến khích các TCTD đặc biệt là các NHTM mở rộng hệ thống CN & PGD phục vụ xuống đến từng trung tâm cụm xã giúp nông dân vay vốn thuận lợi. Thực hiện tốt chủ trương chính sách từ Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thúc đẩy các NHTM kết hợp việc cho vay và phục vụ cung ứng các sản phẩm dịch vụ cùng tư vấn cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến xây dựng phương án vay vốn và sử dụng vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể trong nông nghiệp, nông thôn được vay vốn đầy đủ, kịp thời, theo yêu cầu của phát triển sản xuất kinh doanh.

Hình 3.1: Liên kết các nhà trong Quy Hoạch Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn tỉnh Kiên Giang

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG

NHÀ NƯỚC

(Xã, TT, quận, huyện, thành phố,..

- Tạo môi trường sản xuất bằng cơ chế- chính sách

- Hỗ trợ kỹ thuật - Đầu tư cơ sở hạ tầng

NHÀ NÔNG (Nông hộ, trang trại)

- Lập phương án, tổ chức sản xuất - Học tập và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ mới.

- Hợp tác với các nhà - Thực hiện đúng cam kết NGÂN HÀNG - Vay tín dụng - Tư vấn vay vốn và sử dụng vốn - Chính sách tín dụng - vv... NHÀ KHOA HỌC - Nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ

- Tư vấn cho Nhà Nước, Ngân hàng và Doanh nghiệp v.v...

HIỆP HỘI

- Nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo. - Kinh doanh dịch vụ và cung ứng xuất khẩu. - Đại diện lợi ích của các thành viên.

- Là cầu nối giữa Doanh nghiệp và Nhà Nước...

NHÀ DOANH NGHIỆP

- Đầu tư vùng nguyên liệu - Cung ứng giống, vật tư

- Hợp đồng đầu tư và thu mua nông sản - Chuyển giao kỹ thuật

NHNN tỉnh Kiên Giang ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò quản lý đối với các TCTD thì cần đẩy mạnh trong việc khuyến khích các NHTM luôn có sự liên kết giữa các hiệp hội và các ngành nhằm nỗ lực, mở rộng thị trường, liên kết các thành phần trong chuỗi sản xuất của các ngành, tạo mối quan hệ cùng có lợi, phát huy sức mạnh của các thành phần trong nền kinh tế (Thể hiện hình 3.1).

3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá trong thời gian tới trong thời gian tới

Với định hướng Chi nhánh Rạch Giá góp phần vào hệ thống NHTMCP Kiên Long trở thành một tập đoàn tài chính Kiên Long hiện đại và đa năng hoạt động trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tốc độ phát triển với triết lý kinh doanh : “NHTMCP Kiên Long phát triển bền vững trên nền tảng dịch vụ và hoạt động của Ngân hàng gắn lợi ích với cộng đồng xã hội, ngoài ra Ngân hàng quan tâm xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa con người với con người”. Ngoài ra, hướng đến mục tiêu phát triển chiều sâu, an toàn và hiệu quả, tiếp tục mở rộng và phát triển nhanh Phòng giao dịch, phát triển thị phần, đa dạng sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng. Qua đó tiếp tục cũng cố, giữ vững và mở rộng thị phần trong lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng đặc biệt tại khu vực vùng nông thôn là một thị trường đầy tiềm năng, từ đó mang đến những sản phẩm và dịch vụ tiện ích để phục vụ cho khách hàng. Cụ thể:

+ Về hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch: tiếp tục phát triển hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch, đặc biệt tại địa bàn mới có tiềm năng kinh tế như huyện Giang Thành, huyện U Minh Thượng... Bên cạnh đó, phấn đấu mở rộng các điểm giao dịch nhằm hỗ trợ CN & PGD giao dịch trong việc phát huy lợi thế địa bàn gần gũi thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng.

+ Về nâng cao năng lực tài chính: Chi nhánh luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 8%, ngoài ra đảm bảo nợ xấu dưới 2%, nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu, nhận dạng các khoản nợ có dấu hiệu xấu để có những giải pháp xử lý hợp lý và kịp thời tránh tình trạng mất vốn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với mọi hình thức được phép nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng tính thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua đó, Chi nhánh cùng hội sở kết hợp tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động, hợp tác toàn diện với đầu tư tài chính và phát triển các dịch vụ tài

chính Ngân hàng. Đón đầu phát triển, khi Phú Quốc là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

+ Cũng cố phát triển và quản lý hệ thống: cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch trong toàn Chi nhánh. Giao quyền chủ động hơn nữa cho các Trưởng Phòng giao dịch nhằm phát huy tối đa năng lực của các đơn vị, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng giao dịch hoạt động. Bên cạnh đó, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các đơn vị, đặc biệt là công tác huy động vốn nhằm cân đối một cách tích cực, tránh tâm lý ỷ lại vào Chi nhánh và Hội sở Ngân hàng.

+ Phát triển sản phẩm, dịch vụ và thành lập mới các công ty: bên cạnh việc giữ vững và phát huy lợi thế các sản phẩm dịch vụ truyền thống, NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá sẽ tạo bước đột phá trong việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng nhằm cung ứng các sản phẩm và dịch vụ đến vùng nông thôn. Cụ thể, sẽ tập trung phát triển các sản phẩm như đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và tài trợ xuất nhập khẩu cho lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp, đó là một trong nhưng thế mạnh của tỉnh Kiên Giang. Đưa vào sử dụng hệ thống Core Banking System (TCBS) cho toàn bộ hệ thống CN & PGD, làm cơ sơ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại và nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, xây dựng cơ chế mới phù hợp hơn để phát triển các loại hình dịch vụ Ngân hàng. Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá, từng bước đưa Chi nhánh Rạch Giá trở thành Ngân hàng thân quen đối với khách hàng trong tỉnh và rộng hơn là cả khu vực ĐBSCL.

+ Nhân sự và chính sách đãi ngộ: tiếp tục tái cấu trúc và hoàn thiện hệ thống tổ chức Ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc của chương trình hiện đại hóa Ngân hàng và phát triển hệ thống CN & PGD. Ngoài ra, cần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên thông qua chính sách lương thưởng, phúc lợi, có chính sách đãi ngộ và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá trong thời gian tới NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu “Nâng Cao Hiệu Quả Chất Lượng Tín Dụng Nông Nghiệp Tại Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá” đã nhận thấy rằng, nâng cao

chất lượng tín dụng nông nghiệp là nhân tố quan trọng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, nó góp phần giúp người nông dân có đồng vốn bổ sung gia tăng sản xuất, cải thiện đời sống đối với khu vực nông thôn. Thực tế là trong thời gian qua, các TCTD nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng, đã có những nổ lực lớn trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho người dân nông thôn. Đặc biệt, Chi nhánh ngày càng chú trọng đến khu vực nông thôn, bởi hoạt động kinh doanh rất khả quan và hiệu quả, từ đó nâng cao cung cấp sản phẩm và dịch vụ tạo thêm nguồn lợi nhuận đáng kể. Song cũng còn tồn tại một số khó khăn về hoạt động tín dụng, thế nên đòi hỏi NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá phải cải tiến hơn nữa về các giải pháp từ vi mô đến vĩ mô nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của đơn vị, giúp đơn vị ngày càng hoạt động có hiệu quả gia tăng lợi nhuận, giảm thiều rủi ro, nâng cao năng lực quản lý...dưới đây là một số giải pháp đòi hỏi Chi nhánh phải thực hiện, cụ thể như sau:

3.3.1 Giải pháp vi mô

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là một vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và cần phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ. Chi nhánh cần chú trọng trong việc mở rộng cung ứng các dịch vụ, các sản phẩm đặc trưng của Ngân hàng mình trong đó có sản phẩm và dịch vụ tín dụng nông nghiệp nông thôn. Phát triển sản phẩm và dịch vụ tín dụng nông nghiệp nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nông dân góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, trong khi đó với Ngân hàng, việc phát triển, mở rộng tín dụng nông nghiệp nông thôn vừa tăng thêm dư nợ, vừa phân tán rủi ro và từ đó tăng thêm lợi nhuận cho Chi nhánh.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai sâu rộng các sản phẩm dịch vụ đang cung ứng kết hợp cùng với việc nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mới đồng bộ và đưa ra kế hoạch cụ thể như: sản phẩm dịch vụ tín dụng nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với mục đích vay vốn, thời gian vay vốn, tính chất luân chuyển vốn vay bởi tính đặc trưng của nông nghiệp nông thôn là sản xuất theo mùa vụ, quy mô nhỏ. Từ đó, cần quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ rộng rãi phù hợp với mỗi đối tượng, mỗi vùng miền, đồng thời đo lường được phản ứng và mức độ hài lòng của khách hàng để có được những điều chỉnh và quyết định đầu tư đúng đắn.

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM, vốn chủ sở hữu quyết định đến sức mạnh tài chính của một Ngân hàng, là lá chắn rủi ro. Vì vậy, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng các giải pháp như sau:

+ Tăng nguồn vốn chủ sở hữu: từ việc tăng nguồn vốn nội bộ mà cụ thể từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn vốn bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp Ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do vậy, nếu NHTMCP Kiên Long nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng, có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 131 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)