Kết quả đánh giá chất lượng tín dụng nông nghiệp qua khảo sát lượng vốn vay của

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 110 - 131)

e. Nguồn nhân lực

2.6 Kết quả đánh giá chất lượng tín dụng nông nghiệp qua khảo sát lượng vốn vay của

vốn vay của hộ nông dân

Thông tin về cơ cấu vay vốn của hộ nông dân: thị trường tín dụng tại địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và 02 ( hai) huyện Tân Hiệp và Hòn Đất nói riêng mang đặc trưng của tín dụng nông nghiệp nông thôn.

Bảng 2.20: Thông tin về cơ cấu vay vốn của hộ nông dân

Thông tin Số hộ Tỷ lệ (%)

Vay từ Ngân hàng 127 96,2

Vừa vay Ngân hàng vừa vay bên ngoài 5 3,8

Tổng cộng 132 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 7,8/2011)

Qua bảng thông tin trên cho ta thấy được trong 132 mẫu khảo sát có 127 hộ vay vốn từ Ngân hàng chiếm 96,2%, còn lại số khảo sát hộ nông dân cho biết là trường hợp vừa vay Ngân hàng vừa vay bên ngoài có 05 hộ chiếm 3,8%, thường các hộ nông dân trả lời khi vay bên ngoài là từ các hội như hội phụ nữ, hội nông dân...

96.2% 3.8%

Vay từ Ngân hàng

Vừa vay Ngân hàng vừa vay bên ngoài

Hình 2.11: Thông tin cơ cấu vay vốn

Thông tin chung về hộ nông dân: qua điều tra trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu ở 02 huyện Hòn Đất và huyện Tân Hiệp đã cho thông tin chung về hộ nông dân.

Bảng 2.21: Thông tin chung về hộ nông dân

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

C12 132 1 4 3.77 .697

C13 132 71 92885 17297.24 14026.697

C22 132 1 3 1.06 .321

C31 132 16 60 28.23 10.157

Valid N (listwise) 132

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 7,8/2011)

+ Tài sản đất thế chấp là loại nào (C12): theo kết quả khảo sát, trong 132 hộ nông dân có vay vốn, nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình 3,77 tức người nông dân khi đi vay vốn thường phải có tài sản thế chấp là đất ở và đất vườn hoặc đất lúa, giá trị nhỏ nhất là 1, tức khi đi vay vốn tối thiểu hộ nông dân cũng phải có tài sản thế chấp là đất ở, giá trị lớn nhất là 4 càng chứng tỏ rằng khi hộ nông dân vay vốn thường có tài sản thế chấp là đất lúa. Thực tế này cho thấy, khi vay vốn người nông dân bắt buộc phải có tài sản đất thế chấp tại Ngân hàng hay các TCTD.

+ Diện tích tài sản đem thế chấp (C13): theo kết quả nghiên cứu diện tích tài sản đem thế chấp vay vốn, thì trong 132 mẫu khảo sát hộ nông dân có vay vốn đã cho thấy diện tích tài sản đem thế trung bình là 17.297,24m2; nghĩa là người nông dân khi đi vay

vốn diện tích tài sản thế chấp bình quân tương đối lớn mà thực tế đó là diện tích đất lúa mà hộ nông dân đang canh tác và sản xuất, thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy rằng diện tích tài sản đem thế chấp nhỏ nhất là 71 m2; đây thường là diện tích đất ở do vậy nó thường có diện tích rất nhỏ song vẫn được Ngân hàng hay TCTD giải quyết cho vay, từ thực tế nghiên cứu diện tích tài sản đem thế chấp lớn nhất là 92.885m2. Đây là diện tích tài sản thế chấp rất lớn, điều này chứng tỏ một phần hộ nông dân vay vốn ở khu vực ĐBSCL nói chung, cũng như hộ nông dân vay vốn tại tỉnh Kiên Giang nói riêng có sự tích tụ ruộng đất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và canh tác của gia đình.

+ Thu nhập chính của hộ nông dân (C22): theo kết quả nghiên cứu trong 132 hộ nông dân vay vốn thì thu nhập chính của hộ nông dân trung bình là xấp xỉ 1,06; tức thu nhập chính thức của hộ nông dân thường là từ trồng trọt, mà chủ yếu là trồng lúa. Mặt khác, thu nhập chính thức của hộ nông dân thấp nhất là 1, nghĩa là đa phần người dân chỉ có nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, đối với thu nhập chính thức của hộ nông dân lớn nhất là 3, nghĩa là ngoài nguồn thu nhập từ trồng trọt người nông dân còn có nguồn thu nhập từ nuôi trồng thủy sản nhằm gia tăng sản xuất và bổ sung thêm thu nhập cho gia đình. Cụ thể trong 132 hộ vay vốn có đến 127 hộ vay, chiếm 96,2% trả lời có nguồn thu nhập nhiều nhất từ trồng trọt ở đây đa phần là trồng lúa, có 2 hộ trả lời có nguồn thu nhập nhiều nhất là từ chăn nuôi chiếm 1,5%. Còn lại 3 hộ trả lời có nguồn thu nhập chính từ nguồn nuôi trồng thủy sản chiếm 2,3%.

+ Tuổi chủ hộ (C31): ở một cách tương đối, tuổi chủ hộ thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đời sống. Đối với người nông dân ở vùng nông thôn, tuổi đời sẽ đóng vai trò thiết yếu gắn kết họ với sản xuất. Mặt khác, tuổi chủ hộ thực tế là kinh nghiệm sẽ giúp họ rất nhiều trong việc vượt qua những khó khăn trở ngại trong sản xuất nông nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tuổi chủ hộ vay vốn trung bình là khoảng 28,23 tuổi; đây là độ tuổi lao động phù hợp với thực tế của hộ nông dân khi tham gia sản xuất nông nghiệp, tuổi chủ hộ nhỏ nhất là khoảng 16 tuổi, điều này cho thấy khi chưa đủ tuổi lao động, song có những gia đình ở nông thôn người lao động chính của gia đình chính là họ. Tuổi chủ hộ lớn nhất là trên 60 tuổi, đây là tuổi cũng tham gia lao động chính trong gia đình, họ là những người có kinh nghiệm, sự am hiểu về nghề làm ruộng, chăn nuôi heo…từ đó họ sẽ truyền đạt lại cho con cháu của họ. Nói một cách đơn giản là đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp là “cha truyền con nối”.

Bảng 2.22: Thông tin chung về hộ nông dân

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

C32 132 1 5 1.19 .619 C33 132 0 1 .08 .277 C34 132 1 2 1.06 .240 C35 132 1 3 2.03 .325 C36 132 1 2 1.98 .123 C37 132 1 2 1.79 .410 Valid N (listwise) 132

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 7,8/2011)

+ Trình độ học vấn (C32): trình độ học vấn có vai trò lớn trong việc nhận thức sản xuất kinh doanh cũng như khi đi vay vốn. Trình độ học vấn càng cao, thì khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật càng tốt, qua đó góp phần nâng cao lượng vốn vay tại các Ngân hàng. Nhìn bảng số liệu, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình trung bình khoảng 1,19; tức trình độ học vấn dao động trong khoảng từ tiểu học (cấp 01) và trung học cơ sở (cấp 02), đây là một khó khăn và trở ngại lớn nhất đối với người nông dân sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn nhưng cũng là tình hình chung phản ánh trình độ học vấn còn hạn chế của người nông dân ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Trình độ học vấn cao nhất là 5, tức hộ nông dân có trình độ học vấn cao nhất là Đại học. Trình độ học vấn thấp nhất là 1, nghiên cứu thực tế trình độ thấp nhất của hộ nông dân vay vốn là tiểu học (cấp 01). Trong 132 trường hợp khảo sát có 117 hộ có trình độ học vấn là tiểu học (cấp 01), chiếm 88,6%, có 09 hộ trình độ học vấn là trung học cơ sở (cấp 02) chiếm 6,8%, trình độ trung học phổ thông (cấp 03) có 3 hộ chiếm 2,3%, còn lại trình độ trung cấp và cao đẳng là 2 người chiếm 1,5% và trình Đại học là 1 chiếm 0,8%

+ Công việc hiện tại của hộ nông dân (C33): biển giả định công việc hiện tại của hộ nông dân cũng góp phần đánh giá thực tế nhu cầu vay vốn của họ. Cụ thể quá trình khảo sát cho thấy, công việc hiện tại của hộ nông dân có giá trị trung bình là 0,08, giá trị nhỏ nhất là 0, tức người nông dân chỉ có nghề làm nông nghiệp là chủ yếu (thuần nông), giá trị lớn nhất là 1 tức người nông dân có công việc là làm sản xuất nông nghiệp kết hợp nghề khác...tương ứng với khảo sát 132 hộ nông dân vay vốn có 121 hộ trả lời là công việc hiện nay là làm nông nghiệp chiếm 91,7%. Trong khi đó có 11 hộ trả lời có công việc là làm sản xuất nông nghiệp kết hợp nghề khác chiếm 8,3%.

+ Hiện đang cùng sống với ai (C34): nghiên cứu thực tế trong 132 hộ nông dân vay vốn giá trị trung bình là 1,06; tức là hộ nông dân trả lời đa phần có sống cùng gia đình. Qua nghiên cứu, giá trị lớn nhất là 2 tức trả lời không sống cùng gia đình và giá trị nhỏ nhất là 1, tức có sống chung cùng gia đình. Thực tế trong 132 hộ có 124 hộ trả lời đang sống cùng người thân trong gia đình chiếm 93,9%. Còn lại, có 8 hộ trả lời không sống cùng người thân trong gia đình chiếm 6,1%. Điều này cho thấy rằng, thường ở khu vực nông thôn gia đình sống chung là rất lớn, đây cũng là phong tục tập quán, thói quen của những hộ nông dân vùng đồng bằng sông nước.

+ Gia đình thuộc loại nào (C35): trong khảo sát thực tế tại 02 (hai) huyện Tân Hiệp và Hòn Đất hộ nông dân thuộc loại gia đình trung bình là 2,03 tức đa phần có đời sống trung bình đủ ăn, đủ mặc, giá trị nhỏ nhất của gia đình thuộc loại là 1, tức hộ nông dân có cuộc sống nghèo khổ. Trong đánh giá gia đình thuộc diện nào, giá trị lớn nhất là 3 tức người dân có cuộc sống khả giả. Cụ thể qua khảo sát có 5 hộ trả lời gia đình có cuộc sống nghèo khổ chiếm 3,8%, số hộ trả lời gia đình có cuộc sống trung bình là 118 hộ chiếm 89,4% trong tổng số 132 hộ vay vốn. Còn lại có 9 hộ trả lời gia đình có cuộc sống khá giả tương đương 6,8%.

+ Tình trạng kết hôn (C36): trong 132 hộ nông dân vay vốn kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá trị trung bình của biến tình trạng kết hôn là 1,98 tức hộ nông dân đã kết hôn, giá trị lớn nhất là 2 nghĩa là đã kết hôn và giá trị nhỏ nhất là 1, nghĩa là chưa kết hôn. Qua kết quả nghiên cứu, có 2 hộ trả lời chưa kết hôn chiếm 1,5% và 130 hộ trả lời đã kết hôn chiếm 98,5%. Thực tế này càng khẳng định rằng thường người nông dân ở nông thôn lập gia đình sớm là rất lớn, bởi vì yếu tố trình độ học vấn và sự tiếp giúp gia đình khi tham gia lao động nhằm cải thiện nâng cao cuộc sống gia đình.

+ Giới tính (C37): giới tính có vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng vay vốn tại TCTD. Theo kết quả nghiên cứu, giới tính trung bình là khoảng 1,79 tức xấp xỉ 2 đa phần là nam, giá trị nhỏ nhất là 1 nghĩa là người phụ nữ trong quyết định vay vốn, giá trị lớn nhất là 2, nghĩa là đa phần là nam giới quyết định khi vay vốn. Trong 132 hộ nông dân vay vốn có 28 hộ trả lời là giới tính nữ chiếm 21,2%, còn lại có 104 hộ trả lời là nam chiếm 78,8%.

Thông tin TCTD cung cấp vốn hay các Ngân hàng cho vay: Kiên Giang là tỉnh có tỷ trọng nông, lâm nghiệp lớn, chiếm 60% trong tổng số cơ cấu ngành nghề. Nên

việc cung cấp tín dụng rất đa dạng và phong phú. Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có nhiều TCTD và Ngân hàng trong đó có NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá, thực tế phản ánh cụ thể qua khảo sát hộ nông dân vay vốn.

Bảng 2.23: Thông tin Ngân hàng cho vay vốn

Thông tin Số hộ Tỷ lệ (%)

Ngân hàng Kiên Long 112 84,8

Ngân hàng Kiên Long và khác 20 15,2

Tổng cộng 132 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 7,8/2011)

Qua khảo sát, trong 132 hộ nông dân vay vốn thì có 112 hộ vay tại Ngân hàng Kiên Long chiếm 84,8%, có 20 hộ trả lời vừa vay Ngân hàng Kiên Long và khác chiếm 15,2%. Thực tế đây là NHTMCP xuất thân từ NHTMCPNT nên có tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn cao và các sản phẩm phù hợp với địa bàn nông thôn, khách hàng là hộ nông dân, mặt khác Ngân hàng Kiên Long chiếm được lòng tin của người dân qua việc đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục đơn giản và điều kiện vay vốn thông thoáng, tương đối nhanh là ưu điểm của Ngân hàng.

Thông tin về nhu cầu vay vốn của hộ nông dân

Bảng 2.24: Thông tin về nhu cầu vay vốn của hộ nông dân

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

C4 132 1 6 2.3 1.165 C5 132 1 4 1.55 .868 C6 132 1 2 1.19 .393 C7 132 1 6 2.17 .843 C16 132 1 3 1.11 .355 C17 132 1 2 1.02 .123 C18 132 9 780 62.88 96.577 Valid N (listwise) 132

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 7,8/2011)

Qua bảng phân tích dữ liệu của 132 hộ vay vốn cho thấy, những thông tin về nhu cầu vay vốn của hộ nông dân như sau:

trị nhỏ nhất là 1 và giá trị lớn nhất là 6. Cụ thể có 43 hộ vay một lần, chiếm 32,6% trong tổng số, số hộ vay hai lần có 33 hộ chiếm 25%, số hộ vay ba lần có 33 hộ chiếm 25%, số hộ vay 4 bốn lần có 20 hộ chiếm 15,2%, số hộ vay 5 lần có 2 hộ chiếm 1,5% và cuối cùng có 1 hộ vay vốn 6 lần chiếm 0,8%.

+ Thời gian để nhận được tiền vay (C5): thời gian để nhận được tiền vay từ khi khách hàng trả nợ đến khi vay lại trung bình là 1,55 tức dao động từ nhỏ hơn 03 ngày đến 03 ngày khách hàng sẽ nhận được tiền vay, giá trị nhỏ nhất là 1; điều này chứng tỏ khách hàng vay vốn khi đến vay phải mất ít nhất từ 1 đến 03 ngày và giá trị lớn nhất là 4, nghĩa là thời gian cao nhất khi khách hàng vay tiền là trên 07 ngày, đây là thực tế cũng cho thấy những hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình đến vay vốn của hộ nông dân. Cụ thể có 87 hộ trả lời thời gian phải mất để nhận được vốn vay nhỏ hơn 3 ngày, chiếm 65,9% trong tổng số 132 hộ vay vốn, có 22 hộ trả lời thời gian phải mất để nhận được vốn vay là 03 ngày chiếm 16,7% và 18 hộ trả thời gian phải mất để nhận được vốn vay là 07 ngày chiếm 13,6%, còn lại có 5 hộ trả lời có thời gian phải mất để nhận được vốn vay là lớn hơn 07 ngày chiếm 3,8%.

+ Thời gian hoàn thành vay vốn (C6): thời gian hoàn thành vay vốn có tác động không nhỏ đến cảm tình của người đi vay, nhất là hộ nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lớn nhất thời gian hoàn thành vay vốn là 2 tức đánh giá của hộ nông dân là chậm, giá trị nhỏ nhất là 1 tức thời gian vay vốn là nhanh, giá trị trung bình là 1,19 tức đánh giá của hộ dân cũng nhanh. Cụ thể, trong 132 hộ nông dân vay vốn có 107 người trả lời thời gian hoàn thành vay vốn nhanh chiếm 81,1%, còn lại có 25 hộ nông dân trả lời thời gian hoàn thành vay vốn chậm chiếm 18,9%.

+ Thời gian xin vay vốn (C7): các khoản cho vay trong nông nghiệp thường có ý nghĩa đối với người dân khi vay vốn, do thời gian vay vốn người nông dân phải chủ động với thời gian sản xuất để có sự hợp lý lịch trả nợ, nếu không sẽ trả chậm nợ vay. Qua bảng kết quả phân tích thời gian xin vay vốn trung bình là 2,17 tức người nông dân xin vay vốn trong khoảng 12 tháng đến 24 tháng, có 121 hộ vay chiếm 91,7%, bởi tâm lý người dân muốn kéo dài thời gian vay vốn, mà không cần làm lại giấy tờ khi vay vốn nhằm mất thời gian và tốn kém chi phí. Song các Ngân hàng lại muốn tính thanh khoản của họ là tốt nhất và giá trị món vay là bảo đảm thu hồi nhanh nên họ thường ấn định thời gian vay vốn, giá trị nhỏ nhất là 1 tức thời gian xin vay vốn nhỏ nhất là nhỏ hơn 12 tháng, có 3 hộ chiếm 2,3% đây cũng là thực tế hiện tại khi Ngân hàng cho vay ngắn hạn

tạo tính thanh khoản kết hợp thời gian cho vay ngắn, giúp Ngân hàng tự chủ động hơn nguồn vốn hoạt động. Số liệu khảo sát cho thấy, thời gian xin vay vốn cao nhất là 6, điều này chứng tỏ khách hàng xin vay vốn cao nhất là trên 60 tháng có 5; hộ chiếm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NÔNG NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ, KIÊN GIANG (Trang 110 - 131)