e. Nguồn nhân lực
2.5.4 Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn cho vay, một đồng vốn cho vay sẽ được đánh giá có mang lại hiệu quả hay không thông qua lợi nhuận tạo ra.
Bảng 2.18: Tổng hợp lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên dự nợ cho vay bình quân của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 60,12 74,66 119,58
Dư nợ cho vay bình quân 1.259,7 1.940,4 2.170,3
Tỷ lệ lợi nhuận TD/dư nợ cho vay bình quân 4,8% 3,8% 5,5%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể:
Năm 2008 tỷ lệ này đạt 4,8%, điều này cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất tốt bởi trong 1.259,7 tỷ cho vay đã mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh 60,12 tỷ đổng. Trong năm 2009, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên dư nợ cho vay là 3,8% giảm so với năm 2008 là 1%. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tăng trưởng trong dự nợ cho vay nhanh và ổn định, bên cạnh đó lợi nhuận Chi nhánh cũng tăng so với năm 2008, bởi trong năm Chi nhánh đã thực hiện tốt các chính sách cho vay sàng lọc khách hàng có năng lực, không giải quyết cho vay đối khách hàng có năng lực tài chính yếu kém, từ đó góp phần làm giảm nợ quá hạn, nợ xấu giúp tăng lợi
nhuận. Năm 2010, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ đạt 5,5% tăng so với năm 2009 là 1,7%. Nguyên nhân trong năm 2010 hoạt động tín dụng tăng trưởng tương đối ổn định, tỷ lệ nợ xấu giảm qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận năm 2010, cụ thể năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Chi nhánh đạt 119,58 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 44,92 tỷ đồng. Bởi trong năm, Chi nhánh đã thực hiện tốt trong tăng trưởng dư nợ cho vay, đảm bảo nguồn vốn cho vay kịp thời dù phải nhận vốn điều hòa từ hội sở song Chi nhánh cho vay với lãi suất đầu ra hợp lý.
2.5.5 Đánh giá phòng ngừa rủi ro
Hệ số phòng ngừa rủi ro đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá, do trong thời buổi hiện nay, phòng ngừa rủi ro có tính chất rất quan trọng, đặc biệt qua các hệ số này, cho ta thấy được tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ cao nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.
Bảng 2.19: Tổng hợp đánh giá phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn chủ sở hữu 1.000 2.000 3.000
Tổng tài sản 1.327,3 2.063,3 2.329,7
Tỷ lệ VCSH/tổng tài sản 75,3% 96,9% 128,8%
Tổng tài sản có 1.327,3 2.063,3 2.329,7
Tổng dư nợ cho vay 1.259,7 1.940,4 2.170,3
Hệ số tín dụng rủi ro 94,9% 94% 93,2%
Dự phòng rủi ro được trích lập 3,13 5,06 8,23
Nợ quá hạn 75,58 158,76 67,62
Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro Tín Dung 4,1% 3,2% 12,2%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)
Qua bảng trên cho ta thấy được tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2008 là 75,3% đây là tỷ lệ tương đối cao. Sang năm 2009 tỷ lệ này là 96,9% tăng so với năm
2008 là 21,6% bởi trong năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng 100% so với năm trước đó, trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 55,4% so với năm trước. Điều này cho thấy Chi nhánh đã chủ động hơn về nguồn vốn của mình trong hoạt động.
Tính đến ngày 31/12/2010 vốn chủ sở hữu Chi nhánh là 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản của Chi nhánh đạt 2.329,7 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 128,8%, đây là tỷ lệ đánh giá được mức độ an toàn trong kinh doanh của Chi nhánh, vượt qua quy chế đảm bảo an toàn kinh doanh mà NHNN đặt ra đối với các TCTD đang hoạt động ở Việt Nam thông qua Quyết Định số 107/QĐ/NHNN ngày 09/06/1992) là tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có ở mức 5%.
Cũng qua bảng trên, xét đến hệ số rủi ro tín dụng trong năm 2008 đạt 94,9%, điều này chứng tỏ khoản mục tín dụng trong tài sản của Chi nhánh tương đối cao, tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng rất cao thể hiện trong nợ quá hạn Chi nhánh năm 2008 là 75,58 tỷ đồng song khoản cho vay này lại mang lại thu nhập cao cho Chi nhánh mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh là khoảng 6%. Đến năm 2009, hệ số rủi ro tín dụng là 94%, đây là hệ số tương đối cao bởi tổng tài sản có năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 736 tỷ đồng, tuy nhiên tổng dư nợ cho vay cũng tăng 680,7 tỷ đồng. Qua hệ số này chứng tỏ năm 2009 trong các khoản mục tín dụng thì cho vay nợ quá hạn là 158,76 tỷ đồng so với tổng dư nợ cho vay 1.940,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 8,18%. Đây là khoản vay có mức độ rủi ro cao song lại mang đến lợi nhuận rất lớn cho Chi nhánh, còn lại là các khoản tín dụng cho vay bình thường có mức độ rủi ro thấp và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh vừa phải.
Trong năm 2010 hệ số rủi ro tín dụng đạt 93,2% đây là hệ số tương đối cao dù có giảm so với năm 2009 là 0,8%, bởi trong năm khoản tín dụng nợ quá hạn là 67,62 tỷ đồng giảm so với năm 2009 là 91,14 tỷ đồng. Đây là tỷ lệ giảm nhanh, đánh giá tốt trong thắt chặt rủi ro tín dụng của Chi nhánh nhưng ngược lại hệ số này giảm tương ứng thu nhập của khoản mục tín dụng nợ quá hạn giảm chiếm tỷ trọng là 3,12% trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, điều này cho thấy Chi nhánh đã có sự kiểm soát tốt với các khoản mục cho vay có mức độ rủi ro vừa phải và cũng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng vừa phải chiếm tỷ trọng 96,88%. Qua đó càng khẳng định dù có tăng trưởng dư nợ nhanh song Chi nhánh đã có chính sách kiểm soát rủi ro tương đối tốt, qua đó góp phần vừa đem lại lợi nhuận, vừa hạn chế rủi ro trong cho vay.
Qua bảng trên, cho ta thấy được tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng năm 2008 của Chi nhánh là 4,1%, tỷ lệ này phản ánh trong năm qua dự phòng rủi ro của Chi nhánh theo tiêu chuẩn trích lập dự phòng là thấp, điều này chứng tỏ nợ xấu của Chi nhánh vẫn được kiểm soát dưới 3%. Sang năm 2009, tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro là 3,2% so với năm 2008 tỷ lệ này giảm 0,9%, mặc dù tỷ lệ giảm song xét về con số tuyệt đối thì đây là dấu hiệu không tốt trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh bởi nợ quá hạn của Chi nhánh tăng nhanh tăng 83,18 tỷ đồng so với năm 2008 do đó dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng theo lên đến 5,06 tỷ đồng. Đây là điều tất yếu do sự tăng trưởng dư nợ quá nhanh trong khi kiểm soát rủi ro chưa tốt đã góp phần làm phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, đến năm 2010 tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro cao 12,2% tăng so với năm 2009 là 9%. Đây là điều bất cập, song thực tế dù nợ quá hạn có giảm so với năm 2009 chỉ là 67,72 tỷ đồng song dự phòng rủi ro được trích lập tăng 8,32 tỷ đồng so với năm 2009 tăng 3,17 tỷ đồng do dự phòng rủi ro hoàn nhập năm trước vào. Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro cho ta thấy được Chi nhánh luôn chủ động và thực hiện tốt theo nguyên tắc trích lập dự phòng đối với nợ quá hạn phát sinh nhằm đảm bảo bù đắp rủi ro khi xảy ra.