Với việc xác định được định hướng và nhiệm vụ hoạt động ngành Ngân hàng của NHNN Việt Nam, đó là toàn ngành Ngân hàng tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về Ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng, cụ thể là tập trung xây dựng hoàn thiện dự án luật NHNN, luật các TCTD, luật bảo hiểm tiền gửi và luật giám sát an toàn hoạt động Ngân hàng. Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa hoàn thiện các Quy định về ngoại hối, về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các TCTD...chính sách tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm an toàn hệ thống Ngân hàng trước những biến động.
Chính vì NHNN đã áp dụng những cơ chế chính sách nhằm ổn định tình hình tài chính tiền tệ trong thời gian qua. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua
không những đối mặt với diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, NHNN đã có những chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo thị trường. Đồng thời, NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các TCTD, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các TCTD.
Bên cạnh đó, NHNN còn thực hiện từng bước nới lỏng chính sách tài chính tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ lạm phát, như kịp thời giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng với mức lãi suất có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh; nới rộng biên độ tỷ giá mua, bán đồng Đôla Mỹ của các TCTD lên 3% so với tỷ giá bình quân liên Ngân hàng, nhằm phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường và mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Cùng với những chính sách vĩ mô là chính sách vi mô như NHNN đã chỉ đạo các NHTM điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế như kiểm soát thặt chặt chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp nông thôn. Nhằm đảm bảo đáp ứng hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế hợp lý, ngăn chặn suy giảm kinh tế với những chính sách này, đã thể hiện rõ nét công cụ của điều hành vi mô của NHNN đó là tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì mức 25%, trong đó vốn đầu tư cho khu vực doanh nghiệp tư nhân là 37%, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 12%, xuất khẩu là 37%, khu vực nông nghiệp nông thôn là 30%. Dư nợ xấu toàn hệ thống chỉ chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng.
Với những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô và vi mô, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của NHTM nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng, cụ thể: trong những năm qua với chính sách vĩ mô trong kiểm soát, thắt chặt
tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc vì vậy chính những chính sách này đã tác động không nhỏ đến hoạt động của Chi nhánh, cụ thể lợi nhuận năm 2010 chỉ đạt 89,7 tỷ đồng vượt 67,4% so với năm 2009 tuy nhiên không đạt 100% kế hoạch đặt ra theo dự tính ban đầu, dư nợ cho vay đạt 2.170,2 tỷ đồng tăng 11,8% so với năm 2009 nhưng chỉ đạt 89% so với dư nợ ban đầu chưa điều chỉnh bởi trong năm NHNN đã áp dụng chính sách kìm chế tăng trưởng dư nợ tín dụng 25% trong năm.