e. Nguồn nhân lực
2.4 Thực trạng tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
2.4.1 Về phát triển hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch
Cùng với sự phát triển nâng cao nguồn nhân lực và công nghệ thì việc mở rộng phát triển hệ thống CN & PGD luôn được Ban lãnh đạo hoạch định trong chiến lược phát triển của mình. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Rạch Giá
Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch NH Kiên Long toàn hệ thống
Hình 2.1: Hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá
Tính đến ngày ngày 31/12/2010 toàn hệ thống NHTMCP Kiên Long có 82 CN & PGD đi vào hoạt động. Trong đó, riêng NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá có 01 Chi nhánh và 14 Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng 18,29% số lượng CN & PGD trong toàn hệ thống. Nếu so với năm 2008 và năm 2009 tốc độ mở rộng của toàn Chi nhánh tương đối chậm mỗi năm 1 Phòng giao dịch, với hệ thống CN & PGD này tạo điều kiện rất lớn cho khách hàng khi đến giao dịch và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt là nguồn vốn huy động và cho vay nhằm hạn chế khó khăn về thời gian đi lại, kiểm soát địa bàn cho vay giảm thiểu rủi ro. Nhưng trên thực tế, hiện tại toàn tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính thì NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đã phủ kín các thành phố và huyện thị trừ các huyện Giang Thành, An Minh và Kiên Hải. Đây là khó khăn nhất định đối với NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá khi mở rộng CN & PGD toàn các huyện thị trong thời gian tới, bởi các NHTMCP khác cũng đang hoạt động trên địa bàn có chiến lược mở rộng hệ thống CN & PGD. Với thực tế hiện tại của ngành Ngân hàng cả nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng thì việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà chủ yếu là huy động vốn và cho vay, thì kênh phân phối chính là các điểm giao dịch đóng vai trò quan trọng hết sức to lớn và cần thiết, đây là yếu tố quyết định về quy mô phát triển và khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng đặc biệt là NHTMCP. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc mở rộng một CN & PGD cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi theo Quy định số 13/2008/QĐ- NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2008, theo Điều 6 khoản 2 điểm a, thì việc mở CN & PGD phải đảm bảo về “hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đề nghị mở Sở giao dịch, Chi nhánh; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo Quy định; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 3% tại thời điểm đề nghị mở Sở giao dịch, Chi nhánh.”. Với những Quy định trên NHNN đã hạn chế mở rộng các CN & PGD của các NHTM. Qua đó, có thể thấy rằng việc mở rộng hệ thống CN & PGD của các TCTD nói chung và Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá nói riêng là một thách thức, khó khăn khi phải cân đối nguồn vốn hoạt động, hoàn thành các chỉ tiêu theo Quy định và yếu tố khó khăn nhất là việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường trước khi quyết định mở một CN & PGD tại địa bàn hoạt động. Từ đó, đòi hỏi Ban lãnh đạo NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá cần có chiến lược hoạch định rõ ràng trong việc phát triển hệ thống CN & PGD hợp lý hơn.
2.4.2 Về hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá không ngừng gia tăng trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2008 thị phần huy động vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá chiếm 11,41% tương đương 765,2 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động là 4.705,4 tỷ đồng. Đây là tỷ trọng tương đối của NHTMCP so với các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong đó là các NHTMNN lớn như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hay Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển...luôn là các TCTD hàng đầu trong huy động vốn.
0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Năm 2008
Năm 2009 năm 2010
HỆ THỐNG TCTD TẠI KIÊN GIANG NH KIÊN LONG CN RẠCH GIÁ
Hình 2.2: Thị phần huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Trong năm 2009 nguồn vốn huy động của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đạt 1.209,9 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 8.229,9 tỷ đồng chiếm 8,24% thị phần. Đây là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên Chi nhánh.
Với nguồn vốn huy động năm 2010 của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá là 1.242,8 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 11.879,2 tỷ đồng, cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng huy động của Chi nhánh tuy có tăng về lượng nhưng không đáng kể. Nếu năm 2009 thị phần huy động vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá so với các TCTD đang hoạt động trên địa bàn là 8,24% thì sang năm 2010 thị phần này giảm xuống 6,71%. Tuy đã hết sức nỗ lực trong hoạt động huy động vốn của toàn hệ thống Chi nhánh, song một số yếu tố khách quan như sự gia tăng mở rộng hệ thống CN & PGD của các TCTD về hoạt
động ở Kiên Giang hay tình hình lạm phát năm 2010 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn nói chung. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân chủ quan là Ngân hàng chưa chủ động phát triển, quảng bá thương hiệu, nhân viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ lạc hậu.... cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình huy động của Chi nhánh trong năm qua.
Tuy nhiên, qua các biểu đồ huy động vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá so với các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang càng khẳng định trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, việc hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động vốn cũng góp phần cho Chi nhánh cung ứng ổn định nhu cầu vay vốn trên thị trường cũng như tạo tính thanh khoản cao khi trong giai đoạn cạnh tranh về huy động vốn diễn ra gay gắt và khó lường. Bên cạnh đó, quá trình huy động vốn sẽ góp phần cung ứng vốn vay trong việc phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang hiện tại và trong tương lai.
Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tiền gửi các TCKT 0,5 0,07 0 0 0,001 0,0001
1.Tiền gửi thanh toán 0,5 0,07 0 0 0,001 0,0001
2. Tiền gửi có kỳ hạn 0 0 0 0 0 0
II. Tiền gửi khác hàng 764,7 99,93 1.209,9 100 1.242,9 99,9999
1. Tiền gửi thanh toán 4,5 0,58 18,3 1,51 2,2 0,18
2. Tiền gửi có kỳ hạn 0 0 0 0 18,5 1,49
3. Tiền gửi tiết kiệm 759,5 99,26 1.191.2 98,44 1.221,9 98,31
3.1 Không kỳ hạn 3,5 0,46 4,5 0,37 3,96 0,32
3.2 Có kỳ hạn 756 98,8 1.186,6 98,07 1.217,9 97,99 4. Kỳ phiếu, trái phiếu 0,7 0.1 0,5 0,05 0,22 0,02
Tổng cộng 765,2 100 1.209,9 100 1.242,8 100
Qua bảng trên cho ta thấy được nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, song nếu so sánh tỷ trọng tổng huy động vốn của các TCTD đang hoạt động trên địa bàn thì giảm đáng kể qua các năm.
Cụ thể năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đạt 765,2 tỷ đồng. Trong đó chiếm phần lớn là tiền gửi khách hàng 764,7 tỷ đồng chiếm 99,93% tỷ trọng huy động vốn của năm 2008, phần còn lại là tiền gửi các TCKT đạt 0,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,07%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi khách hàng có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 98,8%. Điều này càng chứng tỏ khách hàng tiền gửi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong vốn huy động của Ngân hàng. Đó là thành công của Ngân hàng trong việc huy động vốn bởi sự tin tưởng của khách hàng.
Cũng qua bảng số liệu trên trong năm 2009 tình hình huy động vốn của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá cũng có sự tăng trưởng so với năm 2008 cụ thể huy động năm 2009 của Chi nhánh đạt 1.209,9 tỷ đồng chiếm khoảng 8,24% trong tổng nguồn vốn huy động các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong đó tiền gửi khách hàng đạt 1.209,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 100% cơ cấu huy động vốn của toàn Chi nhánh, đặc biệt là TGTK có kỳ hạn đạt 1.186,6 tỷ đồng chiếm 98,07% và tiền gửi thanh toán đạt 18,3 tỷ đồng chiếm 1,51% trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động năm 2009. Qua đó, càng chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng tiền gửi cá nhân vào Ngân hàng và sự phục vụ tốt của Ngân hàng trong việc quan tâm đến khách hàng tiền gửi cá nhân. Song, cũng qua đây càng cảnh báo trong cơ cấu tỷ trọng tiền gửi giữa khách hàng cá nhân và các TCKT khi Ngân hàng chỉ chú trọng vào tiền gửi khách hàng cá nhân mà không chú trọng đến quảng bá, tiếp thị, nâng cao chất lượng phục đối các TCKT có tiềm năng lớn và nhất là khi họ có lượng tiền gửi tương đối ổn định so với khách hàng tiền gửi cá nhân.
Đến ngày 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đạt 1.242,8 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi khách hàng đạt 1.242,9 tỷ đồng chiếm 99,9999% phần còn lại là tiền gửi các TCKT chiếm tỷ trọng 0,0001%. Mặc dù hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng hơn so năm 2009 nhưng thực tế huy động TGTK khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao 98,31% trong tổng số nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, cũng đánh dấu sự sụt giảm trong tiền gửi thanh toán nếu năm 2009 là 18,3 tỷ đồng thì sang năm 2010 tiền gửi thanh toán giảm còn 2,2 tỷ đồng. Qua đây càng cho thấy sự chênh lệch trong cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh trong năm
2010. Chính vì vậy, sự tăng trưởng trong huy động vốn nhìn chung có tăng song không bền vững bởi TGTK khách hàng cá nhân không ổn định khi sự mở rộng CN & PGD các TCTD khác đang vào Kiên Giang bởi họ có nguồn vốn mạnh, sự uy tín và thương hiệu mạnh càng tạo sự khó khăn trong huy động vốn của Chi nhánh. Mặt khác, Chi nhánh cũng càng đẩy mạnh hơn trong cơ cấu nguồn vốn huy động sang các TCKT nơi có sự ổn định về tiền gửi và hoạt động thanh toán lớn trong các lĩnh vực kinh doanh, ngoài ra cần tập trung quảng bá thương hiệu và nâng cao năng lực phục vụ, cũng như công nghệ hiện đại trong dịch vụ tiền gửi sẽ góp phần quan trọng trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng hiện tại và lâu dài trong tương lai.
2.4.3 Về hoạt động tín dụng nông nghiệp
Bảng 2.7: Tổng hợp doanh số cho vay, tổng thu nợ, tổng dư nợ và tổng nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng DS cho vay 1.731,4 2.653,9 2.927,6 922,5 53,28 273,7 10,3 2. Tổng thu nợ 1.402,1 1.973,2 2.697,7 571,1 40,7 724 36,7 3. Tổng dư nợ 1.259,7 1.940,4 2.170,3 680,7 54 229,8 11,8 4. Tổng nợ quá hạn 75,6 158,7 67,6 83,2 110 -91,1 -57,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá năm 2008, năm 2009, năm 2010)
Tổng doanh số cho vay năm 2008 đạt 1.731,4 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng doanh số cho vay đạt 2.653,9 tỷ đồng, so với năm 2008 thì tổng doanh số cho vay tăng 922,5 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 53,28%. Tính đến ngày 31/12/2010 tổng doanh số cho vay Chi nhánh đạt 2.927,6 tỷ đồng, nếu so với năm 2009 thì doanh số cho vay tăng 273,7 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 10,3%. Đây là con số khá ấn tượng đối với một NHTMCPNT vừa mới chuyển đổi mô hình lên đô thị sau 03 năm. Bên cạnh đó, về tổng thu nợ cho vay của Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm cụ thể nếu như năm 2008 tổng thu nợ đạt 1.402,1 tỷ đồng thì đến năm 2009 tổng thu nợ của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá đạt 1.973,2 tỷ đồng, so sánh năm 2009 với 2008 thì tổng thu nợ tăng 571,1 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 40,7%, và sang năm 2010 tổng thu nợ đạt
2.697,7 tỷ đổng so với năm 2009 thì tổng thu nợ tăng 724 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 36,7% đây cũng là thành tích đáng ghi nhận cho Chi nhánh.
Đối với của các TCTD, tính đến thời điểm hiện nay nguồn mang lại lợi nhuận lớn chính là dư nợ cho vay, do đó dư nợ cho vay được các TCTD đặt lên hàng đầu và đối với Chi nhánh cũng không ngoại lệ. Do đó, trong những năm qua Ngân hàng luôn có chính sách tăng trưởng dư nợ cụ thể năm 2008 tổng dư nợ cho vay đạt 1.259,7 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng dư nợ cho vay đạt 1.940,4 tỷ đồng so sánh năm 2009 với năm 2008 thì tổng dư nợ tăng 680,7 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 54%. Qua đó càng khẳng định vai trò quan trọng của tổng dư nợ cho vay đối với Chi nhánh và đến năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 2.170,3 tỷ đồng so với năm 2009 tổng dư nợ cho vay tăng 229,8 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 11,8% dù tỷ lệ tăng trưởng này có giảm. Song, nó đánh dấu sự nỗ lực và vượt lên của NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá khi ngày càng có nhiều TCTD mở rộng CN & PGD nhằm mở rộng thị trường, tăng trưởng dư nợ cho vay. Đây có thể là thách thức lớn đối với Chi nhánh trong thời gian tới.
Đối với tổng nợ quá hạn thì năm 2008 tổng nợ quá hạn của Chi nhánh là 75,6 tỷ đồng, sang năm 2009 tổng nợ quá hạn đạt 158,7 tỷ đồng nếu so với năm 2008 tổng nợ quá hạn tăng 83,2 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 110%. Đánh dấu sự khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh trong năm 2009 nguyên nhân, do cuối năm 2008 sự thắt chặt tín dụng của Chính Phủ và NHNN nhằm kìm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến kế hoạch đặt ra trong năm và kéo dài qua đến năm 2009 khi NHNN thực hiện chính sách khống chế lãi suất cho vay ra càng làm khó khăn thêm trong tăng trưởng dư nợ qua đó đã tạo cho tổng nợ quá hạn tăng lên khi Ngân hàng không cho vay thêm ra nhiều. Đến năm 2010 tổng nợ quá hạn đạt 67,7 tỷ đồng, nếu so với năm 2009 tổng nợ quá hạn giảm 91,1 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 57,4%.
0.0 500.0 1,000.0 1,500.0 2,000.0 2,500.0 3,000.0
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh số cho vay Tổng thu nợ
Tổng dư nợ Tổng nợ quá hạn
Hình 2.3: Hoạt động tín dụng nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng về tổng doanh số cho vay, tổng thu nợ, tổng dư nợ hay tổng nợ quá hạn qua các năm nhìn chung rất tốt, đạt kế hoạch từng chỉ tiêu. Qua đó, càng cho thấy, với một Ngân hàng vừa chuyển đổi mô hình sang đô thị nhưng Chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đã có sự phát triển vượt bậc trong quá trình hoạt động. Đó là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và khách hàng. Mặt khác bởi trong năm 2010 NHNN đã có những chính sách nới lỏng nhằm kích cầu bằng việc khống chế lãi suất huy động vào, nhưng không khống chế lãi suất cho vay ra nên tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn qua đó giúp Chi nhánh giảm được tỷ lệ quá