7. Bố cục của luận văn
2.2.3. Chỉ tiêu về giáo dục
Giáo dục là mục tiêu và điều kiện của sự phát triển. Các chỉ tiêu giáo dục như: Tỉ lệ nhập học các cấp, tỉ lệ biết chữ, số năm đi học, số học sinh trên một vạn dân... là thước đo mức sống và đánh giá giàu nghèo ở mỗi quốc gia, từng vùng và từng địa phương.
Sau khi chia tách năm 2004. Mặc dù tỉnh Lai Châu gặp rất nhiều khó khăn song Lai Châu luôn coi trọng công tác giáo dục. Quy mô lớp học ngày càng được mở rộng, các cấp học, bậc học được phát triển, đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn tỉnh năm học 2009 - 2010 có 124 trường mầm non, 130 trường tiểu học, 105 trường trung học cơ sở, 16 THPT, 10 trường phổ thông cơ sở, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường cao đẳng, 1 trường dạy nghề, 1 trường trung cấp. Tổng số học sinh các cấp học là 101.031 học sinh chiếm 27,3% dân số toàn tỉnh năm 2009. Nghĩa là cứ 4 người dân có hơn 1 người đi học.
Số cán bộ giáo viên, công nhân viên làm trong ngành giáo dục - đào tạo năm 2009 là 1025 chiếm 48,3% tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước.
Chất lượng công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên từng bước được nâng cao, tỉ lệ học sinh chuyển lớp năm học 2008 - 2009: bậc tiểu học đạt 92%, 98,1% học sinh trung học cơ sở có học lực từ trung bình trở lên. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 84,8% tăng 8,7% so với năm học trước; số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong nước tăng 7,5%.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành cơ bản đáp ứng về số lượng, tỉ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo ở các cấp, bậc học khá cao: Mầm non và tiểu học đạt từ 98% trở lên, THCS đạt 91%, THPT đạt 81%, giáo dục thường xuyên đạt 78,4%. Tỉ lệ người biết đọc, biết viết theo huyện thị đạt 95,68% năm 2009, số huyện đạt phổ cập THCS đạt 100%.
Bảng 2.12. Số học sinh nữ/vạn dân, tỉ lệ học sinh nữ THPT/tổng học sinh. STT Đơn vị Số hs các cấp/vạn dân Tỉ lệ hs THPT/ tổng số hs (%) 1 Toàn tỉnh 879 8,13 2 T.x Lai Châu 815 28,1 3 H. Tân Uyên 860 7,1 4 H.Than Uyên 968 11,6 5 H. Tam Đường 920 5,9 6 H. Phong Thổ 877 6,1 7 H. Sìn Hồ 766 2,2 8 H. Mường Tè 968 7,1 Nguồn: Tính toán từ [17]
2.2.4. Chỉ tiêu về sử dụng điện, nước sinh hoạt
2.2.4.1. Chỉ tiêu sử dụng điện sinh hoạt
Lai Châu là tỉnh mới chia tách, địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao, dân cư phân bố phân tán, tại các bản vùng sâu, vùng xa có vị trí biệt lập với cộng đồng, điện lưới vẫn chưa được thắp sáng.
Toàn tỉnh có 98 xã, phường, thị trấn với 75.762 hộ, đến nay có 82% số hộ được sử dụng điện, năm 2009, 100% xã có điện lưới quốc gia. Còn 18% số hộ dân không có điện sinh hoạt, do những vùng này dân cư phân tán, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, địa hình chia cắt: huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên chi phí cho lắp đặt và đưa điện vào hộ gia đình rất tốn kém, thu nhập của người dân lại thấp, không có tiền chi trả nên nhiều hộ vẫn phải dùng đèn dầu.
82 100 90 91 95 85 60 50 0 20 40 60 80 100 120 Toàn tỉnh T.x Lai Châu H. Tân Uyên H. Than Uyên H. Tam Đường H. Phong Thổ H. Sìn Hồ .H Mường Tè %
Hình 2.6.Tỉ lệ hộ sử dụng điện năm 2009. Nguồn: [20]
Qua hình ta thấy tỉ lệ hộ sử dụng điện có sự phân hoá khá rõ giữa các huyện thị trong tỉnh. Thị xã Lai Châu là nơi có tỉ lệ hộ sử dụng điện cao nhất.
Căn cứ vào tỉ lệ hộ sử dụng điện theo huyện thị của tỉnh Lai Châu có thể chia thành các nhóm sau.
Nhóm 1: Cao (tỉ lệ hộ dùng điện > = 95%). TX Lai Châu, huyện Tam Đường. Nhóm 2: Trung bình (tỉ lệ hộ dùng điện từ 85 - 94%). Huyện Tân Uyên, huyện Phong Thổ.
Nhóm 3: Thấp (tỉ lệ hộ sử dụng điện từ 50 - 84%). Huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè.
2.2.4.2. Chỉ tiêu về nước sạch sinh hoạt
Lai Châu là tỉnh có nhiều núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh, địa hình cát tơ phổ biến, khí hậu có sự phân hoá sâu sắc theo mùa nên nước cho sản xuất và sinh hoạt từ lâu là vấn đề được chú trọng. Trong nhiều năm qua với sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, các chương trình giảm nghèo quốc gia, chương trình 135, nghị quyết 30a/2008, chương trình nước sạch nông thôn của chính phủ các công trình nước sạch, hợp vệ sinh được xây dựng ở nhiều huyện thị một phần
đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên trong mùa khô hiện tượng thiếu nước diễn ra ở nhiều huyện thị, đặc biệt huyện Sìn Hồ, huyện có nhiều núi đá, địa hình cát tơ.
Bảng 2.13. Tỉ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh khu vực nông thôn (qua
hệ thống lọc thô (%)). S TT Đơn vị Tỉ lệ số hộ 1 Toàn tỉnh 80,0 2 T.x Lai Châu 88,9 3 H. Tân Uyên 80,2 4 H.Than Uyên 81,1 5 H. Tam Đường 82,5 6 H. Phong Thổ 78,3 7 H. Sìn Hồ 75,7 8 H. Mường Tè 73,4 Nguồn: [20]
2.2.5. Đánh giá tổng hợp mức độ nghèo đói ở Lai Châu
Vận dụng các chỉ tiêu nghèo đói của thế giới và Việt Nam, đề tài đã phân tích, đánh giá mức độ nghèo đói theo các đơn vị hành chính với 4 tiêu chí.
* Thu nhập bình quân đầu người * Số cán bộ y tế trên một vạn dân * Số học sinh cấp 3 trên 1 vạn dân * Tỉ lệ hộ sử dụng điện
Bảng 2.14. Điểm một số chỉ tiêu đánh đánh nghèo khổ Thu nhập bình
quân đầu ngƣời
Số cán bộ y tế/1 vạn dân Số HS cấp 3/1 vạn dân Tỉ lệ hộ dùng điện
3 2 1 3 2 1 3 2 1 3 2 1
* Xác định hệ số các chỉ tiêu
Trong 4 chỉ tiêu đánh giá nghèo đói. Theo quan điểm của tác giả, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu sau và đang được sử dụng ở nước ta để xác định nghèo khổ, tiếp theo là cán bộ y tế/ vạn dân và chỉ số giáo dục, chỉ tiêu tỉ lệ hộ dùng điện.
Hệ số các chỉ tiêu xác định cụ thể như sau * Thu nhập bình quân đầu người hệ số 3 * Số cán bộ y tế/vạn dân hệ số 2
* Số học sinh cấp 3/vạn dân hệ số 1 * Tỉ lệ hộ sử dụng điện (% số hộ) hệ số 1
Sau khi tính hệ số có kết quả số điểm của các bậc chỉ tiêu
Bảng 2.15. Điểm của các chỉ tiêu có tính hệ số
Thu nhập bình quân đầu ngƣời
Số cán bộ y tế/1 vạn dân Số HS cấp 3/1 vạn dân Tỉ lệ hộ dùng điện
Cao TB Thấp Cao TB Ít Cao TB Ít Cao TB Ít 9 6 3 6 4 2 3 2 1 3 2 1
* Cho điểm tổng hợp cả 4 chỉ tiêu
Bảng 2.16. Tổng hợp điểm đánh giá đói nghèo huyện, thị tỉnh Lai Châu
ST T Huyện, thị Thu nhập bình quân đầu ngƣời Số cán bộ y tế/vạn dân Số hs cấp 3/vạn dân Tỉ lệ hộ dùng điện Tổng cộng 1 T.x Lai Châu 9 6 3 3 21 2 H. Tân Uyên 6 2 2 2 12 3 H.Than Uyên 6 2 2 2 12 4 H. Tam Đường 6 4 1 3 14 5 H. Phong Thổ 4 2 1 2 9 6 H. Sìn Hồ 4 2 2 1 9 7 H. Mường Tè 4 4 1 1 10
Căn cứ vào bảng tổng hợp trên, ta phân tích thành các nhóm sau với các mức độ nghèo khác nhau:
- Nhóm 1: > 20 điểm: Mức độ nghèo khổ thấp thị xã Lai Châu
- Nhóm 2: Từ 11- 20 điểm: Mức độ nghèo khổ cao huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên, huyện Bình Lư
- Nhóm 3: < 10 điểm: Mức đổ nghèo khổ rất cao huyện Phong Thổ, huyện Mường Tè, huyện Sìn Hồ
2.3. Những kết quả giảm nghèo chủ yếu, nguyên nhân đói nghèo ở Lai Châu
2.3.1. Những kết quả giảm nghèo chủ yếu
2.3.1.1. Các chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo - Tín dụng ưu đãi cho người nghèo - Tín dụng ưu đãi cho người nghèo
Đến năm 2010 ngân hành chính sách xã hội tỉnh cho các hộ nghèo vay phát triển sản xuất với tổng số tiền là 830.060 triệu đồng, với 79.434 lượt hộ vay. Trung bình mỗi năm có trên 11 nghìn hộ nghèo được vay vốn, số tiền mỗi năm trên 118 tỉ đồng.
- Chương trình hướng dẫn cách làm ăn (khuyến nông - khuyến lâm) cho người nghèo.
Hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, khuyến nông, khuyến lâm đã được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn 2004 - 2010 đã xây dựng được 46 mô hình khuyến nông - khuyến lâm, 9 dự án khuyến nông và 6.183 lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, kinh phí thực hiện là 6.183 triệu đồng.
- Chương trình hỗ trợ làm nhà
Trong giai đoạn 2004 - 2010 hỗ trợ làm nhà cho 24.529 hộ nghèo xoá nhà tranh tre, dột nát với kinh phí 144.013 triệu đồng.
- Chương trình hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Số lượt học sinh nghèo và học sinh dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí, văn phòng phẩm, các khoản xây dựng là 895.669 lượt học sinh, với kinh phí thực hiện là 37.880 triệu đồng.
- Chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo
Số lượt người nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế miễn phí là 1.766.176 lượt người, với kinh phí thực hiện là 251.137 triệu đồng.
Từ năm 2004 đến năm 2010 số lượt người được khám chữa bệnh miễn phí là 2.281.882 với tổng kinh phí là 114.426.320 triệu đồng.
- Đào tạo nghề cho người nghèo
Đã tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 6.649 lao động thuộc các gia đình nghèo, kinh phí thực hiện 3.990 triệu đồng.
2.3.1.2. Lồng ghép với các chính sách, chương trình giảm nghèo khác
Chương trình 135 - II, chương trình 134, chương trình hỗ trợ giảm Nghèo nhanh và bền vững tại 5 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP. Tỉnh làm tốt công tác chỉ đạo, rà soát, giải ngân kịp thời các dự án giảm nghèo. Chủ động sự giúp đỡ của các tập đoàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nhận giúp đỡ 5 huyện nghèo của tỉnh. Tính đến hết tháng 10/2010 tất cả các hạng mục của hai tập đoàn đã thực hiện là 39.642,95 triệu đồng đã cam kết hỗ trợ.
2.3.1.3. Tốc độ giảm nghèo
Xu hướng chung có sự giảm nghèo ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, nhưng tỉ lệ nghèo và tốc độ giảm nghèo chênh lệch giữa các huyện thị.
Bảng 2.17. Tỉ lệ hộ nghèo, tốc độ giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010 theo huyện thị Stt Huyện, thị Tỉ lệ hộ nghè năm 2005 (%) Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 (%) Tốc độ giảm nghèo (%) 1 Toàn tỉnh 63,57 21,94 41,63 2 T.x Lai Châu 13,51 1,53 11,98 3 H. Tân Uyên 59,58 24,46 35,12 4 H.Than Uyên 59,59 16,50 39,1 5 H. Tam Đường 56,42 18,10 38,32 6 H. Phong Thổ 74,59 24,98 44,61 7 H. Sìn Hồ 74,10 24,46 49,64
8 H. Mường Tè 77,43 37,50 39,93
Nguồn:[11]
Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Lai Châu, ta thấy được Lai Châu có tốc độ giảm nghèo rất nhanh, một phần do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bên cạnh đó Lai Châu được hỗ trợ rất nhiều từ các chương trình, dự án giảm nghèo đã đem lại hiệu ứng tích cực để công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả. Các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là những huyện có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, huyện Sìn Hồ, huyện Phong Thổ, huyện Mường Tè.
11.98 35.12 39.1 38.32 44.61 41.63 39.93 49.64 0 10 20 30 40 50 60 T.x Lai Châu H. Tân Uyên H. Than Uyên H. Tam Đường H. Phong Thổ H. Sìn Hồ H. Mường Tè Toàn tỉnh %
Hình 2.8.Tốc độ giảm nghèo phân theo huyện, thị giai đoạn 2005 - 2010
Năm 2005 khi huyện Than Uyên chưa chia tách, thì đây là huyện có tổng số hộ và số hộ nghèo nhiều nhất tỉnh. Đến năm 2008 khi huyện Than Uyên tách thành 2 huyện Than Uyên, Tân Uyên thì huyện có số hộ nhiều nhất là huyện Sìn Hồ 14.445 hộ, số hộ nghèo 3.533 hộ, huyện có nhiều hộ nghèo nhất huyện Mường Tè 3.661 hộ trong tổng số 9.763 hộ, đây là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh
37,5%. Các hộ nghèo tập trung ở 3 huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ 3 huyện nằm phía Bắc, Tây Bắc của tỉnh.
Các huyện có tốc độ giảm nghèo nhanh chứng tỏ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh, cùng với đó các huyện này được tỉnh, TW hỗ trợ, tập trung các nguồn lực để giảm nghèo. Tuy nhiên số hộ tái nghèo còn lớn, tính theo chuẩn mới giai đoạn 2011 - 2015 tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 của Lai Châu 46,78%, tỉnh có hộ nghèo cao thứ 2 cả nước. Rõ ràng vấn đề giảm nghèo, chống tái tái nghèo ở Lai Châu hết sức khó khăn trong điều kiện tỉnh bất lợi về vị trí địa lý, thiếu nguồn lực để phát triển.
2.3.2. Nguyên nhân nghèo đói ở Lai Châu
Kết quả điều tra thống kê của Sở LĐTBXH, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói trong tỉnh khá đa dạng.
2.3.2.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan
- Nghèo do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất
Trong các nguyên nhân gây đói nghèo, nguyên nhân thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên phổ biến nhất dẫn đến đói nghèo ở Lai Châu, chiếm 64,3%. Ở Lai Châu những hộ nghèo ở các huyện vùng sâu, vùng xa, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, do xa cách địa lý các dân tộc sống biệt lập, tự ti về nguồn gốc của mình, hầu hết trình văn hoá thấp, ít nói được tiếng phổ thông, trong giao tiếp giữa các tộc người chủ yếu dùng tiếng Quan Hoả, mù chữ, sản xuất độc canh. Do vậy khả năng tiếp cận cách làm ăn mới, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất hạn chế trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất dốc, thiếu nước, sản xuất du canh dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp.
- Nghèo do thiếu đất sản xuất
Diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người của Lai Châu 0,0245 km2
/ người khá cao tuy nhiên các hộ vẫn thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất. Đất chủ yếu đất núi dốc, canh tác khó khăn, sự đắp đổi mùa khô, mùa mưa nên đất dễ bị bạc màu rửa trôi, trong điều kiện canh tác quảng canh, phụ thuộc vào tự nhiên, một hộ gia đình cần ít nhất từ
2 - 4 ha đất để sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho gia đình tuy nhiên bình quân đất nông nghiệp ở Lai Châu rất thấp 0,005 ha/người. Việc phát triển thuỷ điện, mở mang xây dựng các đô thị làm mất đi phần lớn diện tích đất màu mỡ vốn là tài sản quý giá của đồng bào.
- Nghèo do nguyên nhân nhiều con, đông người ăn theo, thiếu lao động
Do phong tục tập tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thiếu các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, dẫn tới các gia đình thường đông con, nhiều người ăn theo, thiếu lao động chính. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 của tổng cục thống kê. Số nhân khẩu bình quân hộ phân theo 5 nhóm thu nhập của Lai Châu cao nhất cả nước, đặc biệt ở nhóm 1 bình quân nhân khẩu hộ là 6,4 người, trong nhóm này chủ yếu là các hộ dân tộc thiểu số. Như vậy, có thể thấy nguyên nhân nghèo đông con, thiếu lao động là khá phổ biến trong tỉnh.
- Nghèo do nguyên nhân còn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu
Lai Châu là tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên đặc biệt là địa hình, vị trí địa lý