Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 34 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3.2.Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam hết sức đa dạng. Tuỳ điều kiện tự nhiên, dân cư cụ thể mà các nguyên nhân đói nghèo không giống nhau giữa các vùng.

Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, đất đai xấu, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn.

Nhóm nguyên nhân do hạn chế chủ quan của người nghèo: Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn sản xuất, đông con, thiếu lao động, thiếu việc làm, lười lao động và mắc vào các tệ nạn xã hội.

Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư và khuyến nông, lâm ngư, về vốn tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai, định canh, định cư, kinh tế mới.

Theo số liệu điều tra hộ nghèo của Bộ LĐTBXH năm 2004, nguyên nhân nghèo đói là: thiếu vốn sản xuất: 79%; thiếu kiến thức sản xuất: 70%; thiếu thông tin về thị trường: 35%; ốm đau, bệnh tật 32%; đông con 24%; không tìm được việc làm 24%; rủi ro: 5,9%; gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: 1%.

Với các vùng dân tộc thiểu số nguyên nhân đói nghèo có một số khác biệt. Các nguyên nhân đói nghèo ở vùng dân tộc tồn tại sâu sắc và đậm nét đó là gia tăng dân số quá mức theo cả hai hướng tự nhiên và cơ học dẫn đến thiếu đất nông nghiệp, lại do đất xấu dẫn đến năng xuất và thu nhập thấp.

Môi trường xuống cấp, dẫn đến điều kiện sống và sản xuất ngày một khó khăn hơn. Sự suy giảm diện tích rừng, đất đai bị suy thoái, nguồn nước ít dần, khí hậu thay đổi theo hướng tiêu cực, tính đa dạng sinh học bị phá vỡ, là nguyên nhân làm cho điều kiện sống và sản xuất ngày càng xuống cấp.

Tập quán chi tiêu thiếu kế hoạch cũng là nguyên nhân gây nên đói nghèo phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 34 - 35)