Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 71 - 73)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan

- Nghèo do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất

Trong các nguyên nhân gây đói nghèo, nguyên nhân thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên phổ biến nhất dẫn đến đói nghèo ở Lai Châu, chiếm 64,3%. Ở Lai Châu những hộ nghèo ở các huyện vùng sâu, vùng xa, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, do xa cách địa lý các dân tộc sống biệt lập, tự ti về nguồn gốc của mình, hầu hết trình văn hoá thấp, ít nói được tiếng phổ thông, trong giao tiếp giữa các tộc người chủ yếu dùng tiếng Quan Hoả, mù chữ, sản xuất độc canh. Do vậy khả năng tiếp cận cách làm ăn mới, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất hạn chế trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất dốc, thiếu nước, sản xuất du canh dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp.

- Nghèo do thiếu đất sản xuất

Diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người của Lai Châu 0,0245 km2

/ người khá cao tuy nhiên các hộ vẫn thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất. Đất chủ yếu đất núi dốc, canh tác khó khăn, sự đắp đổi mùa khô, mùa mưa nên đất dễ bị bạc màu rửa trôi, trong điều kiện canh tác quảng canh, phụ thuộc vào tự nhiên, một hộ gia đình cần ít nhất từ

2 - 4 ha đất để sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho gia đình tuy nhiên bình quân đất nông nghiệp ở Lai Châu rất thấp 0,005 ha/người. Việc phát triển thuỷ điện, mở mang xây dựng các đô thị làm mất đi phần lớn diện tích đất màu mỡ vốn là tài sản quý giá của đồng bào.

- Nghèo do nguyên nhân nhiều con, đông người ăn theo, thiếu lao động

Do phong tục tập tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thiếu các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, dẫn tới các gia đình thường đông con, nhiều người ăn theo, thiếu lao động chính. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 của tổng cục thống kê. Số nhân khẩu bình quân hộ phân theo 5 nhóm thu nhập của Lai Châu cao nhất cả nước, đặc biệt ở nhóm 1 bình quân nhân khẩu hộ là 6,4 người, trong nhóm này chủ yếu là các hộ dân tộc thiểu số. Như vậy, có thể thấy nguyên nhân nghèo đông con, thiếu lao động là khá phổ biến trong tỉnh.

- Nghèo do nguyên nhân còn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu

Lai Châu là tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên đặc biệt là địa hình, vị trí địa lý nên hàng trăm năm các dân tộc Lai Châu sống khá tách biệt với bên ngoài, một số dân tộc mới ở thời kỳ tiền giai cấp. Bên cạnh các dân tộc có nền văn hoá đa dạng còn chứa đựng nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Những phong tục này vẫn đang tồn tại, thậm chí nặng nề mà không dễ gì xoá bỏ.

Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, phụ thuộc vào tự nhiên theo hướng quảng canh vẫn còn phổ biến.

Đặc biệt một số dân tộc có thói quen uống rượu như dân tộc Mảng ở Sìn Hồ dẫn tới lười lao động, có nguy cơ ảnh hưởng tới nòi giống, nghèo đói cao.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại ở một số tộc người ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc La Hủ, M'mông, Hà Nhì khiến người phụ nữ phải làm việc vất vả, không được đến trường.

Đặc biệt do ít tiếp xúc với bên ngoài, tiếp cận thông tin nên một số hộ dân tộc cam chịu cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí vươn lên, trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Dẫn đến bình quân thu nhập, lương thực không thấp nhưng vẫn thiếu đói, đáng lẽ ra chỉ nghèo mà lại đói, mùa giáp hạt đáng lẽ ra ngắn lại kéo dài và tình trạng chuyển nhượng, sang bán đất canh tác cho các cư dân mới có xu hướng gia tăng. Hiện tượng trên diễn ra khá phổ biến ở các dân tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng tác động mạnh mẽ đến các hộ gia đình, sau khi có tiền bán đất hoặc đền bù các hộ thường mua xe máy, điện thoại, ăn uống, lười lao động, khi tiền hết, đất không còn các hộ lại rơi vào vòng nghèo đói.

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)