7. Bố cục của luận văn
3.2.7. Một số giải pháp khác
Những quan điểm và giải pháp giảm nghèo của được tỉnh trình bày ở trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giảm nghèo. Những mục tiêu cụ thể trong nhiều lĩnh vực giảm nghèo thể hiện sự lỗ lực của tỉnh để giảm nghèo nhanh nhất, tránh nguy cơ tái nghèo. Tuy nhiên theo chúng tôi, về cơ bản Lai Châu là vùng đồng bào dân tộc do đó quan điểm, giải pháp giảm nghèo cần chú ý đến đặc điểm sinh sống, phân bố địa lý của các tộc người. Những giải pháp chúng tôi đưa xuất phát từ những quan điểm sau.
3.2.7.1. Quan điểm
a. Xoá đói giảm nghèo trên cơ sở xem xét đặc điểm tộc người
Do trình độ nhận thức hạn chế và do các rào cản khác như ngôn ngữ, phong tục tập quán... cần có những hình thức, bước đi và giải pháp cụ thể, thích dụng với từng đối tượng người dân, từng dân tộc. Các chính sách phải nhắm tới tất cả các dân tộc.
b. Giảm nghèo gắn với bảo tồn đa dạng văn hoá tộc người
Lai Châu là nơi sinh sống của 21 dân tộc, có nền văn hoá đa dạng. Các dự án giảm nghèo trong việc định hướng, duy trì và phát huy những yếu tố văn hoá phản ánh sự đa dạng và bản sắc tộc người có ý nghĩa hết sức quan trọng. Văn hoá phải trở thành đối tượng, công cụ trong giảm nghèo.
c. Giảm nghèo trên cơ sở kế thừa và coi trọng lối sống và tri thức bản địa của người dân về cách thức quản lý nguồn tài nguyên.
Lai Châu là tỉnh vùng cao, hàng trăm năm nay các dân tộc Lai Châu gắn bó với rừng, đất rừng. Nguồn tài nguyên rừng đóng vai trò trong cuộc sống và sinh kế của đồng bào. Các tri thức bản địa khai thác tài nguyên rừng và các tài nguyên khác của đồng bào hết sức đa dạng. Chính từ những tri thức này nhiều giải pháp giảm nghèo, công nghệ ra đời. Không chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế, kiến thức quản lý tài nguyên, thiên nhiên, kiến thức bản địa còn có ý nghĩa như là một phần của văn hoá. Đó là văn hoá ứng xử với môi trường sống. Đương nhiên, trong điều kiện mới cần có sự nghiên cứu, hệ thống, phân tích để tìm ra những tri thức có ý nghĩa cho phát triển bền vững và cho bảo tồn văn hoá dân tộc.
d. Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ và người dân địa phương.
Các dự án giảm nghèo đôi khi chưa tính đến đặc điểm vùng miền, mang tính áp đặt từ trên xuống, ít chú ý đến nhu cầu và năng lực của người dân địa phương, các cán bộ giảm nghèo hầu hết tăng cường, vài tháng hoặc 1, 2 năm do bất đồng về ngôn ngữ, ít hiểu biết về lối sống, văn hoá tộc người nên năng lực chuyên môn bị hạn chế, hiệu quả giảm nghèo thấp. Với Lai Châu giảm nghèo vẫn là bài toán khó giải quyết và lâu dài. Chính vì vậy cần đào tạo cán bộ giảm nghèo là người dân địa phương, đồng thời thu hút sự tham gia của người dân vào các dự án giảm nghèo, cũng như thông qua các dự án giảm nghèo để nâng cao năng lực tự giảm nghèo của chính người dân.
e. Tái định canh, định cư đảm bảo giảm nghèo bền vững
Trong những năm gần đây công tác định canh, định cư đối với các hộ dân tộc thiểu số như dân tộc La Hủ, H’mông, đã đạt được một số kết quả nhất định, gần đây nhất là công tác tái định cư các công trình thuỷ điện lớn cho các hộ vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, Lai Châu đang được tỉnh quan tâm, giải quyết, các công trình công cộng, điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cho các hộ tái định cư có cuộc sống tốt hơn so với nơi ở cũ. Tuy nhiên các dự án tái định cư chưa tính đến đặc điểm sản xuất, phong tục, tập quán của các dân tộc, chuyển đến nơi ở mới các hộ thường thiếu, hoặc không có đất để sản xuất. Nơi ở chật hẹp, nhà sát nhà không có đất để tăng gia, nuôi gia súc, gia cầm chăn thả dễ dàng xảy ra dịch bệnh khi kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi còn lạc hậu. Dẫn tới tình trạng người dân không có việc làm, các nguồn thu nhập bị hạn chế nên nghèo đói. Do đó công tác
định cư cần được quy hoạch tổng thể, đảm bảo đến nơi ở mới người dân có đất để sản xuất, có đất cạnh nhà đủ rộng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo tự túc thực phẩm và tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm những lúc nông nhàn có như vậy mới đảm bảo được cuộc sống của đồng và giảm nghèo theo hướng bền vững.