7. Bố cục của luận văn
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng của tỉnh đang trong thời kỳ hoàn thiện, còn nhiều yếu kém. Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12 nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc qua cửa khẩu Ma Lù Thàng, tuyến đường đang được nâng cấp. Song do địa hình phức tạp, thường xuyên bị sạt lở hàng năm nên công tác xây dựng, duy tu, bảo dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Quốc lộ 4D từ thị xã Lai Châu tới thị trấn Sa Pa, có nhiều đèo dốc cao, quốc lộ đang được nâng cấp đáp ứng nhu cầu giao thông của tỉnh, quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, đây là quốc lộ quan trọng trong việc vận chuyển người, hàng hoá giữa tỉnh và các tỉnh
trong vùng và vùng đồng bằng sông Hồng, đường hẹp đang xuống cấp trầm trọng, Tỉnh có đường thuỷ sông Đà và các sông nhỏ giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, trong tương lai khi mực nước các hồ thuỷ điện dâng cao, giao thông vận tải đường thuỷ chiếm vị trí quan trọng.
Hệ thống giao thông nội tỉnh được chú trọng đầu tư, đến nay có 98/98 xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, các tuyến đường vành đai biên giới đang được đầu tư xây dựng.
Tính đến cuối năm 2009, 80/98 xã và 74% số hộ được sử dụng điện. Nhiều công trình thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng trên địa bàn như thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng trên địa bàn như thuỷ điện Bản Chát (220MW), Huổi Quảng (520 MW), thuỷ điện Lai Châu (1.200MW) cùng với nhiều dự án thuỷ điện khác. Phát triển thuỷ điện là cơ hội để tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Hạ tầng cấp thoát nước, điện, mạng lưới thông tin liên lạc đang tiếp tục được đầu tư hoàn thiện.