Những tồn tại

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 33 - 34)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3.1.Những tồn tại

- Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa bền vững: qua xem xét sự phân bố về thu nhập của các hộ gia đình cho thấy còn một tỉ lệ khá lớn hộ gia đình nằm ngay sát trên chuẩn nghèo và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi của cơ chế chính sách và tác động của quá trình hội nhập khả năng tái nghèo sẽ rất lớn.

- Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại do tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo giảm đi: hệ số co giãn giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo giảm từ 1- 0,7 giai đoạn 1992 - 1998 xuống còn 1- 0,3 giai đoạn 1998 - 2005. Một số động lực cho XĐGN không còn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu như chính sách đất đai, giao đất giao rừng, chính sách khoán 10 trong nông nghiệp.- Chênh lệch về thu nhập có xu hướng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 10% giàu nhất và nhóm 10% nghèo nhất tăng từ 12,5 lần năm 2002 lên 13,5 lần năm 2004. Sự gia tăng khoảng cách nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở lên khó khăn hơn. Độ sâu của nghèo đói còn khá cao.

- Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở một số vùng địa lý và một nhóm đối tượng (dân tộc thiểu số). Ngoài ra đã xuất hiện một số nhóm đối tượng nghèo mới ở vùng đô thị hoá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dân nhập cư.

- Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do nguy cơ dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế; cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 33 - 34)