7. Bố cục của luận văn
1.2.4.1. Nghèo ở vùng Tây Bắc
Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt về KT - XH, an ninh quốc phòng. Vùng có nhiều tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Năm 2009 dân số 2.737,2 nghìn người chiếm 3,18% dân số cả nước. Đây là vùng có mật độ dân cư thấp nhất cả nước, địa bàn sinh sống của các tộc người, Thái, Tày, Nùng, H'mông, La Hủ, Si la, Hì Nhì, Lô Lô... Dân cư phân bố không đều, phân bố dân cư theo đai cao hình thành các kiểu quần cư, bản, mường với những vùng sinh thái khác nhau gắn liền với tập quán sinh hoạt, sản suất nông nghiệp đa dạng của đồng bào.
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, diện mạo vùng Tây Bắc đã có những chuyển biến quan trọng, thu nhập bình quân đầu người đã có bước cải thiện đáng kể. Năm 2007, tổng GDP theo giá hiện hành đạt 16.795,1 tỉ đồng; chiếm 1,5% GDP cả nước GDP/người đạt 6,3 triệu đồng/năm, bằng 47% mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên Tây Bắc vẫn là một vùng nghèo nhất cả nước năm 2008 tỉ lệ hộ nghèo của
vùng là 45,7% cao gấp hơn hai lần tỉ lệ hộ nghèo của cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo có khác nhau giữa 4 tỉnh Tây Bắc trong đó Lai Châu là tỉnh có hộ nghèo cao nhất.
Bảng 1.7. Tỉ lệ hộ nghèo của các tỉnh Tây Bắc qua các năm Năm Tỉnh 2 006 20 07 20 08 Điện Biên 4 2,9 41 ,3 39, 3 Lai Châu 5 8,2 56 ,3 53, 7 Sơn La 3 9,0 37 ,9 36, 3 Hoà Bình 3 2,5 31 ,3 28, 6 Nguồn: [18]
Chỉ số khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm, giữa các vùng trong cả nước. Chỉ số khoảng cách nghèo của vùng Tây Bắc được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Song chỉ số này vẫn cao nhất so với các vùng khác, mức độ nghèo đói của Tây Bắc khá trầm trọng.
Bảng 1.8. Chỉ số khoảng cách nghèo các vùng trong cả nƣớc
Stt Vùng Năm 2006 Năm 2008
1 Đồng bằng sông Hồng 1,5 1,4 2 Đông Bắc 5,6 6,5 3 Tây Bắc 15,7 13,7 4 Bắc Trung Bộ 7,7 5,3 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 2,6 3,4 6 Tây Nguyên 8,8 7,5 7 Đông Nam Bộ 1,4 0,8 8 Đồng bằng sông Cửu Long 1,8 2,3
Nguồn: [9]
1.2.4.1. Vấn đề giảm nghèo ở vùng Tây Bắc
Trong những năm qua với sự lỗ lực giảm nghèo của các tỉnh trong vùng và những chính sách giảm nghèo của chính phủ, các tổ chức quốc tế. Giảm nghèo ở Tây Bắc đã được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 1.9. Tỉ lệ hộ nghèo của các vùng thời kỳ 1993 - 2008 Năm Vùng 1993 2002 2006 2008 Cả nước 5 8,1 2 8,9 1 6,0 1 4,5 Đồng bằng sông Hồng 6 2,7 2 2,4 8, 8 8 ,1 Đông Bắc 8 1,6 3 8,4 2 5,0 2 4,3 Tây Bắc 8 1,0 6 8,0 4 9,0 4 5,7 Bắc Trung Bộ 7 4,5 4 3,9 2 9,1 2 2,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 4
7,2 2 5,2 1 2,6 1 3,7 Tây Nguyên 7 0,0 5 1,8 2 8,6 2 4,1 Đông Nam Bộ 3 7,0 1 0,6 5, 8 3 ,5 Đồng bằng sông Cửu Long 4
7,1 2 3,4 1 0,3 1 2,3 Nguồn: [9] Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh, nhưng tỉ lệ hộ nghèo của vùng còn rất cao 45,7%, tốc độ giảm nghèo chậm. Rõ ràng vấn đề giảm nghèo của Tây Bắc đang
đứng trước nhiều khó khăn, mang tính đặc thù của vùng do bất lợi về vị trí địa lý, dân cư phân bố phân tán chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Vấn đề giảm nghèo không chỉ đơn thuần là xoá nghèo mà phải có biện pháp giảm nghèo bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo.
Từ những bất lợi đó năm 2009, Ban chỉ đạo Tây Bắc đã xác định "3 điểm" cần đột phá và "hai tăng cường "nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH toàn vùng.
Thiết lập cơ chế chính sách có tính chất đặc thù cho vùng (chương trình 134,135, chương trình phát triển kinh tế cho đồng bào thiểu số, vấn đề bán trú dân nuôi...). Tập trung vào cơ sở hạ tầng - Vì đây là điểm yếu mà Tây Bắc đang còn yếu so với cả nước. Đảm bảo an sinh xã hội, tập trung giải quyết huyện nghèo; tiếp cận được tiêu chí hộ cận nghèo. Tăng cường chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức để phục vụ nhân dân. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các hoạt động. Tổng kết thường xuyên để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao, gắn liền với thực tế nhân dân.
1.2.5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi - biên giới địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, có nhiều nét địa lý tương đồng với Lai Châu. Những năm gần đây công cuộc xoá đói giảm nghèo của Hà Giang đã có những tiến bộ rõ rệt. Tham khảo và vận dụng kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Hà Giang là rất cần thiết trong việc xoá đói giảm nghèo đối với Lai Châu.
Trong 62 huyện nghèo nhất nước thì Hà Giang có tới 6/11 huyện thị nằm trong danh sách này. Những năm qua nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với công tác chỉ đạo sát sao, xã hội hoá các nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào dân tộc trong tỉnh công tác xoá nhà tạm, xoá đói giảm nghèo của Hà Giang đã đạt được kết quả rất tích cực.
Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm nhanh từ 51,05% năm 2005 xuống còn 27,64% năm 2008, cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo là quan trọng và việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt.
Những năm qua, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã rất tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng phát động nhiều cuộc vận động thu hút các ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân trong tỉnh giúp dân giảm nghèo. Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ giống gia súc nuôi luân
chuyển và phản nằm, màn cho các hộ nghèo, thu hút 633 cơ quan, trên 5 nghìn cán bộ, đảng viên tự nguyện trích một phần tiền lương và thu nhập để tham gia ủng hộ. Qua đó, hỗ trợ được 184 con trâu, 302 con bò, 4.374 con dê và trên 5 nghìn tấm phản nằm, với tổng số tiền lên tới 4,24 tỷ đồng, bảo đảm ít nhất mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 1 con trâu (bò), hoặc từ 2 - 3 con dê sinh sản. Để làm được điều đó, tỉnh vận động các đồng chí ủy viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nêu cao tinh thần gương mẫu, mỗi đồng chí ủng hộ ít nhất 1 hộ nghèo trở lên, mỗi hộ 2 con dê, 1 tấm phản nằm, 1 chiếc màn; cán bộ công nhân viên mỗi người trích một phần thu nhập để trợ giúp giống trâu, bò, dê, lợn cho các hộ nghèo theo đơn vị đã được phân công phụ trách. Ngoài ra, các hộ có điều kiện sẽ giúp giống gia súc cho các hộ nghèo nuôi rẽ. Các huyện ít hộ nghèo sẽ giúp các huyện, xã có nhiều hộ nghèo hơn. Việc thống kê các hộ cần hỗ trợ phải được nêu tên, địa chỉ cụ thể rõ ràng.
Gắn với cuộc vận động này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xoá nhà tạm để đảm bảo cho người dân có nơi an cư lạc nghiệp, qua đề án hỗ trợ thêm 5.836 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167. Quá trình thực hiện cũng mang tính xã hội hoá cao, ngoài nguồn vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp Trung ương cũng đã hỗ trợ rất nhiều, cùng với nguồn tài chính của gia đình, dòng họ, thôn xóm giúp đỡ. Việc huy động các nguồn tiền đóng góp ủng hộ đồng bào xây dựng nhà cũng được tỉnh cho từng sở, ban, ngành, doanh nghiệp phụ trách từng xã đặc biệt khó khăn một cách cụ thể. Ví dụ như huyện Mèo Vạc chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được 3 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo xoá nhà tạm.
Đến nay, tỉnh Hà Giang đã xoá được khoảng 14.000 căn nhà tạm. Riêng năm 2009, xoá được 6.287 căn nhà tạm thì có 2.212 nhà xây, 1.312 nhà trình tường, 1.372 nhà sàn và 1.048 nhà gỗ. Trong tổng số gần 140 tỷ dùng xoá nhà tạm thì nguồn tiền xã hội hoá chiếm tới 2/5. Nhiều ngôi nhà vững chắc đã được dựng lên đảm bảo theo những tiêu chí đã đặt ra tạo điều kiện cho bà con có chỗ ở tốt hơn.
1.2.6.Tiểu kết chương I
Nghèo khổ là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, tác động tiêu cực đến sự phát triển KT - XH bền vững của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy trong cuộc chiến chống đói nghèo, cả thế giới trong đó có Việt Nam đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nghèo khổ dưới nhiều góc độ. Kết quả của những nghiên cứu này đã có rất nhiều những quan niệm, cách tiếp cận nghèo khổ khác nhau. Những chỉ tiêu về thu nhập, dinh dưỡng là những chỉ tiêu chủ yếu nhất được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam để đánh giá mức độ nghèo khổ và những thành công
trong công tác giảm nghèo. Tuy nhiên những chỉ tiêu này vẫn chưa phản ánh được tính đa chiều của nghèo khổ.
Ở Việt Nam vấn đề giảm nghèo đã trở thành phong trào, chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Việt Nam đã có những lỗ lực, kết quả giảm nghèo được cả thế giới ghi nhận. Bên cạnh đó cuộc chiến chống đói nghèo của Việt Nam còn nhiều thách thức đặc biệt nghèo khổ diễn ra trầm trọng ở vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số. Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam cũng rất đa dạng mang tính vùng miền, cần có nhiều biện pháp giảm nghèo thích dụng với từng đối tượng, từng địa phương để giảm nghèo có hiệu quả, nhanh và bền vững trong đó giải pháp phát triển nông nghiệp - nông thôn được coi là giải pháp quan trọng.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LAI CHÂU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ
Lai Châu là tỉnh vùng cao - biên giới của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Bảng 2.1. Số đơn vị hành chính có đến ngày 31/12/2009 Địa phƣơng Số xã Phƣờng, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ (ngƣời/km2 ) Thị.x Lai Châu 2 3 70,42 26.697 379 H. Tam Đường 13 1 687,37 46.683 68 H. Mường Tè 15 1 3.685,82 50.464 14 H. Sìn Hồ 22 1 1.934,03 77.107 40 H. Phong Thổ 17 1 1.034,61 66.604 64 H. Than Uyên 11 1 796,88 57.751 72 H.Tân Uyên 9 1 903,19 46.074 51 Toàn tỉnh 89 9 9.112,32 371.380 41 Nguồn: [17] Tỉnh có 261,2 km đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc, được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, 70,32 và đường thuỷ sông Đà. Lai Châu có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Đây là vùng đầu nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Lai Châu có đặc điểm địa hình núi cao và cao nguyên. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi sông Đà. Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là vùng núi thấp tương đối rộng lớn gồm lưu vực sông Đà xen kẽ các cao nguyên đá vôi. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.100 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25%, bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng giữa núi, có địa hình tương đối bằng phẳng khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực. Núi cao, có nhiều sông suối, độ dốc dòng chảy lớn thuận lợi phát triển thuỷ điện.
2.1.2.2. Khí hậu
Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 250
c. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 9, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, đầu mùa thường có mưa đá, gió lốc, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 gây lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, kết hợp với độ cao địa hình nên về mùa đông tỉnh có nền nhiệt độ thấp ở một số nơi xuất hiện sương muối, sương giá ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt gây thiệt hại cho đàn gia súc, cây hoa màu.
2.1.2.3. Thổ nhưỡng
Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 9.112,3 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ.
Đất nông nghiệp 64.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nương rẫy 32.225,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409 ha.
Đất chuyên dùng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha.
Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng là 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng rất lớn, khoảng 524.118,87 ha.
2.1.2.4. Thuỷ văn
Nguồn nước Lai Châu tương đối dồi dào. Toàn tỉnh có hơn 1.000 km sông suối lớn nhỏ. Dòng chính chảy qua tỉnh là sông Đà, ngoài ra còn một số sông khác sông Nậm Na, Nậm Mu... Các dòng sông nhìn chung đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lòng sông dốc, lắm thác ghềnh; lượng dòng chảy lớn, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa lũ trùng với mùa mưa, khi có mưa nước dồn vào sông suối rất nhanh gây lũ đột ngột.
2.1.2.5. Sinh vật
Năm 2009 tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 398.673 ha chiếm 43,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Do kỹ thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu, phá rừng, đốt nương làm rẫy, nên rừng đã bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng còn lại 25.430 ha.
Rừng Lai Châu có nhiều gỗ quý, giá trị kinh tế cao pơ mu, chò, chỉ... Tuy nhiên diện tích đất có rừng chiếm tỉ lệ rất thấp. Cùng với việc mất rừng là sự suy giảm tới mức báo động của lâm sản và động vật quý hiếm, sự mất cân bằng sinh thái, xói mòn đất... gây thiệt hại về người và của, sông ngòi cạn kiệt nước vào mùa khô và lũ lớn vào mùa mưa, nước sinh hoạt của cư dân một số vùng cao bị thiếu nghiêm trọng.
2.1.2.6. Khoáng sản
Lai Châu có một số khoáng sản có thể phục vụ cho việc phát triển công nghiệp địa phương như: đồng, đất hiếm, cao lanh, vật liệu xây dựng. Đất hiếm phân bố ở Phong Thổ, trữ lượng 9 nghìn tấn, đá xây dựng phân bố ở nhiều nơi, có thể