7. Bố cục của luận văn
3.2.7.2. Một số giải pháp cụ thể
a. Đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng trên cơ sở trình độ của người dân
Hiện nay ở Lai Châu sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào cấy lúa, trồng ngô trên lương rẫy kết hợp với chăn nuôi và các hoạt động khai thác rừng nhằm mục đích tự cấp, tự túc ở mức độ thấp. Đặc điểm của việc canh tác lương rẫy tính thời vụ cao. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong một số ít tháng nhưng lại thừa lao động trong đa số các tháng còn lại. Vì thế, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất và thu nhập giải quyết lao động thừa và nâng cao đời sống là giải pháp có ý nghĩa lâu dài để xoá đói giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số. Đặc điểm phân bố địa lý theo đai cao của các dân tộc cũng cần tính đến để có các đối tượng vật nuôi, cây trồng phù hợp. Mặt khác cũng cần thấy rằng, các hộ đồng bào thiếu kiến thức sản xuất, chưa chú ý đến bữa ăn hàng ngày nên đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi ở mức độ đơn giản nhất, giúp đồng bào có kỹ thuật trồng các cây rau đậu, các giống rau đậu mới thay thế giống địa phương làm thực phẩm hàng ngày, chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ để có thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn. Mục đích vừa tự túc và hàng hoá.
b. Giảm thiếu tối đa các nguy cơ dẫn đến đói nghèo
Các nguy cơ tổn thương dễ dẫn đến đói nghèo ở Lai Châu bao gồm: Ốm đau không có tiền chữa trị, suy thoái tài nguyên đất rừng, gia tăng dân số, tệ nạn xã hội, tệ nạn nghiện rượu, mất đất canh tác, tái di dân thuỷ điện, đông con, lũ quét... Các giải pháp cụ thể đặt ra là phát triển mạng lưới y tế, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thực hiện các chính sách cứu trợ xã hội, xã hội hoá công tác phòng chống lũ lụt, xây dựng bản đồ lũ, thực hiện tái di dân bền vững cấp đất sản xuất cho người dân, bảo vệ rừng...
c. Coi trọng và đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số
Thực tế cho thấy. Tỉ lệ học sinh THPT ở các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Tam Đường trên vạn dân rất thấp, điều này đồng nghĩa cơ hội được học tập cao hơn của học sinh Lai Châu không nhiều, hoặc không có. Chính vì vậy các dự án giảm nghèo cần quan tâm nhiều hơn nữa tới đối tượng đang trong độ tuổi đi học.
Lai Châu là tỉnh nguồn nhân lực yếu và thiếu trầm trọng đặc biệt là tại các xã vùng cao, các huyện nghèo. Công tác cán bộ nhiều năm qua đã chỉ ra, ở Lai Châu cán bộ là tiền đề cho sự thành bại trong sự phát triển nói chung và giảm nghèo nói riêng. Vì thế trong hàng loạt các giải pháp cho giảm nghèo cần chú ý, đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ người địa phương. Đây được coi là giải pháp có ý nghĩa quan trọng và tiên quyết để giảm nghèo bền vững.
d. Đẩy mạnh phát triển các ngành, nghề
Các dân tộc Lai Châu qua hàng trăm năm phát triển với bản sắc văn hóa đa dạng đã gây dựng, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm để phát triển các nghề thủ công. Với nghề dệt vải, làm ghế mây của dân tộc Thái, nghề thêu của dân tộc M’mông, làm miến dong của người Kinh thị trấn Bình Lư, làm thịt trâu sấy của người Thái huyện Than Uyên, nghề trồng và lấy cây thuốc Nam của người Dao huyện Sìn Hồ... thêm vào đó các nguyên liệu từ thiên nhiên như song, mây, dây chuối, tre, lứa rất dồi dào ở Lai Châu. Các nghề truyền thống và các nghề mới như sản xuất mây, tre đan cần được khôi phục, mở rộng để khai thác tiềm năng con người, tự nhiên, sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong dân cư giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
KẾT LUẬN
Đói nghèo là hiện tượng xã hội, tồn tại và phổ biến trên toàn cầu. Vấn đề giảm nghèo đã được các quốc gia giải quyết ở nhiều mức độ khác nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các vấn đề toàn cầu; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, bệnh dịch, thiên tai đã và đang tác động tiêu cực đến người nghèo và vấn đề giảm nghèo của các quốc gia. Trên thế giới hiện vẫn còn khoảng một tỉ người sống trong cảnh nghèo khổ. Nghèo khổ trở thành thách thức lớn trong bước tiến của nhân loại, đòi hỏi cả thế giới cần lỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Ở nước ta giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, chính phủ. Vấn đề giảm nghèo đã được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách, giảm nghèo có tác động tích cực đến người nghèo, hộ nghèo ngày càng giảm. Tuy nhiên giảm nghèo ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức tỉ lệ nghèo còn rất cao ở nhóm dân tộc thiểu số, nguy cơ tái nghèo cao, vấn đề nghèo đô thị, giảm nghèo đòi hỏi nỗ lực và kinh phí nhiều hơn.
Với đề tài "Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu" tác
giả tập trung đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu. Đề tài vận dụng những lý luận, chỉ tiêu đánh giá nghèo khổ của Thế giới, Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Vận dụng quan điểm địa lý học để xem xét nghèo khổ.
Các nghiên cứu cho thấy. Sau khi chia tách tỉnh 2003 đến nay, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu có nhiều chuyển biến tích cực, tỉnh đã có nhiều lỗ lực làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, giúp người dân tiếp cận tốt hơn với thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đời sống nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu được cải thiện. Tuy nhiên Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo nhất trong cả nước, diễn biến đói nghèo còn phức tạp.
Đói nghèo có sự phân hoá rõ nét giữa các huyện, thị, tầng lớp dân cư, theo dân tộc, theo vùng địa lý. Hai huyện nghèo nhất tỉnh, nghèo nhất cả nước là huyện
Sìn Hồ, huyện Mường Tè, đây cũng là 2 huyện tập trung các dân tộc có dân số rất ít, tỉ lệ nghèo đói cao, một số dân tộc đứng trước nguy cơ suy giảm nòi giống.
Đói nghèo ở Lai Châu chủ yếu có nguyên nhân từ những bất lợi về tự nhiên địa hình núi cao chia cắt mạnh không thuận lợi cho sự phân bố dân cư, sản xuất, vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn nên mức độ ảnh hưởng, bao trùm ít, nguồn lực phát triển hạn chế, nền chung của sự phát triển thấp kém về cơ sở hạ tầng và con người. Thành tựu xoá đói giảm nghèo của tỉnh rất đáng khích lệ, tỉ lệ giảm nghèo hàng năm trên 5%, có trên 5.000 hộ thoát nghèo song nguy cơ tái nghèo, tỉ lệ hộ nghèo cao 46,78% năm 2010.
Trên cơ sở những chủ trương, quan điểm giảm nghèo của chính phủ, của tỉnh trong những năm tới, tác giả mạnh dạn đưa ra những quan điểm, giải pháp giảm nghèo qua thực tế tìm hiểu của mình.
Đói nghèo là một hiện tượng xã hội, do đó Lai Châu cần phát huy mọi nguồn lực để giảm nghèo, cần sáng tạo và có những giải pháp cụ thể áp dụng cho từng địa phương, từng đối tượng giảm nghèo. Với Lai Châu giảm nghèo phải gắn với rừng, đất rừng, phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo tồn, phát huy văn hoá tộc người.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, T.S Nguyễn Việt Tiến giảng viên, chủ nhiệm khoa Địa lý trường đại học sư phạm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của sở Lao động - Thương binh và xã hội, văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh, văn phòng tỉnh uỷ Lai Châu, Cục thống kê tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư tác giả đã hoàn thành luận
văn "Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu".
Bước đầu nghiên cứu đề tài, trong điều kiện tài liệu tham khảo, số liệu hạn chế nên việc thực hiện đề tài còn nhiều bất cập. Do đó đề tài không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Với tinh thần học hỏi, thái độ cầu tiến, tác giả rất mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Lai Châu (2011), Tài liệu liệu nghiên cứu Nghị Quyết Đại Hội Đảng Bộ tỉnh Lai Châu.
2. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội Nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, (2003), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004, Nghèo.
3. Bùi Minh Đạo - Bùi Thị Bích Lan (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội.
4. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2009), Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam.
5. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
6. Hà Quế Lâm (2002), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
7. Lê Thông (2002), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 3 Các tỉnh vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ, Nhà xuất Bản Giáo Dục.
8. Nhóm Công tác Chuyên gia Chính phủ - Nhà Tài trợ - Tổ chức Phi chính phủ (1999), Báo cáo phát triển của Việt Nam 2000, Tấn công nghèo đói.
9. Nước Cộng Hoà Xã Hôi Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010 , Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
10. Phạm Thị Thu Hằng (2010), Nghèo và vấn đề giảm nghèo ở Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ KH Địa lý .
11. Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Lai Châu, (2010), Báo cáo tình hình đói nghèo tỉnh Lai Châu 2004 - 2010.
12.Tỉnh uỷ Lai Châu (2010), Báo cáo Tổng kết thực hiện nghị quyết 05- NQ/TU của Tỉnh uỷ Về việc tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc Làm giai đoạn 2004 - 2010.
13.Tỉnh uỷ Lai Châu (2010), Báo cáo - Tình thực nhiệm vụ năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2011.
14. Tỉnh uỷ Lai Châu (2010), Nghị quyết củ ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Về giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011- 2015.
15. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2009 - 2010 Việt Nam Và Thế Giới,
16. Tổng cục thống kê, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2008, nhà xuất bản Thống Kê.
17. Tổng cục thống kê, cục thống kê Lai Châu (2010), Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu (2004 - 2009), nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2010.
18. Tổng cục thống kê Niêm giám thống kê 2009, nhà xuất bản Thống Kê.
19. TS. Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
20.Văn Phòng Hội Đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu (2010), Kỷ yếu hội đồng nhân dân tỉnh khoá 12.
21. Vũ Vân Anh (2006), Vấn đề đói nghèo ở tỉnh Thái Nguyên thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ KH Địa lý.
22. Willam D. Sunderlin - Huỳnh Thu Ba (2004), Giảm nghèo và rừng ở Việt nam, Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR).
23. http://cema.gov.vn 24. http://www.gsogov.vn 25. http://www.mpi.gov.vn 26. www.worldbank.org.vn 27. www.undp.org.vn
Phụ lục 1. Nghèo ở các khu vực trên Thế giới
Vùng 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005
Dân số sống dƣới 1,25 USD/ngày (theo PPP - tỉ ngƣời)
Đông Á - TBD 1.071 947 822 873 845 622 635 507 316 Trung Quốc 835 720 586 683 633 443 447 363 208 Châu Âu - Trung Á 7 6 5 9 20 22 24 22 11 Mĩ La Tinh - Caribê 47 59 57 50 477 53 55 57 45 Trung Đông - Bắc Phi 14 12 12 10 10 11 12 10 11 Nam Á 548 548 569 579 599 594 589 616 596 Ấn Độ 420 416 428 435 444 442 447 460 456 Nam Sahara Châu Phi 212 242 258 298 317 356 383 390 388
Tổng 1.900 1.814 1.723 1.818 1.799 1.658 1.698 1.601 1.374
Dân số sống dƣới 2,0 USD/ngày (theo PPP - tỉ ngƣời)
Đông Á - TBD 1.278 1.280 1.238 1.274 1.262 1.108 1.105 954 729 Trung Quốc 972 963 907 961 926 792 770 655 474 Châu Âu - Trung Á 35 28 25 32 49 56 68 57 42 Mĩ La Tinh - Caribê 90 110 103 96 96 107 111 114 94 Trung Đông - Bắc Phi 46 44 47 44 48 52 52 51 51 Nam Á 799 836 881 926 950 1.009 1.031 1.084 1.092 Ấn Độ 609 636 669 702 735 757 783 783 828 Nam Sahara Châu Phi 294 328 351 393 423 471 509 509 556
Tổng 2.542 2.625 2.646 2.765 2.828 2.803 2,875 2.875 2.564
Phụ lục 2. Chi tiêu bình quân thời kỳ 1993 - 2008 (Đơn vị: nghìn đồng/người/năm ) Cả nƣớc 1.935 2.768 3.181 3.786 4.025 4.546 Thành thị - Nông thôn Thành thị 3.121 4.838 5.698 6.426 6.370 6.857 Nông thôn 1.601 2.169 2.419 2.868 3.170 3.664 Theo nhóm dân tộc Kinh 2.049 2.973 3.400 4.060 4.334 4.882 Các dân tộc khác 1.176 1.524 1.646 1.887 2.047 2.356 Theo giới tính chủ hộ Nam 1.835 2.608 2.939 3.518 3.807 4.287 Nữ 2.277 3.350 4.116 4.752 4.792 5.465 Theo vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 1.868 2.876 3.368 3.975 4.365 4.974 Đông Bắc 1.389 1.846 2.571 3.017 3.249 3.607 Tây Bắc 1.355 1.569 1.821 2.104 2.374 2.842 Bắc Trung Bộ 1.447 2.197 2.316 2.686 2.866 3.474 Duyên hải Nam Trung Bộ 2.128 2.647 2.992 3.502 3.784 4.325 Tây Nguyên 1.639 1.936 2.232 2.875 3.373 3.959 Đông Nam Bộ 2.640 4.678 5.215 6.155 5.949 6.487 Đồng bằng sông Cửu Long 2.137 2.537 2.984 3.482 3.896 4.206 Nguồn: [ 9]
Phụ lục 3. Tỉ lệ nghèo của Việt Nam thời kỳ 1993 - 2008 Năm 1993 1998 2002 2004 2006 2008 Cả nƣớc 58,1 37,4 28.9 19,5 16,0 14,5 Thành thị - Nông thôn Thành thị 25,1 9,2 6,6 3,6 3,9 3,3 Nông thôn 66,4 66,4 45,5 35,6 25,0 18,7 Theo nhóm dân tộc Kinh 53,9 31,1 23,1 13,5 10,3 8,9 Các dân tộc khác 86,4 75,2 69,3 60,7 52,3 50,3 Theo giới tính chủ hộ Nam 60,8 39,9 31,1 21,2 17,2 15,5 Nữ 47,9 28,2 19,9 23,2 11,8 10,8 Theo vùng địa lý Đồng bằng sông Hồng 62,7 29,3 22,4 12,1 8,8 8,1 Đông Bắc 81,6 62,0 38,4 29,4 25,0 24,3 Tây Bắc 81,0 73,4 68,0 58,6 49,0 45,7 Bắc Trung Bộ 75,4 48,1 43,9 31,9 29,1 22,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 47,2 34,5 25,2 19,0 12,6 13,7 Tây Nguyên 70,0 52,4 51,8 33,1 28,6 24,1 Đông Nam Bộ 37,0 12,2 10,6 5,4 5,8 3,5 Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9 23,4 19,5 10,3 12,3
Phụ lục 4. Dân số và tỉ trọng dân tộc tỉnh Lai Châu
STT Dân tộc Số dân ( ngƣời) Tỉ trọng (%)
1 Thái 119.805 32,3 2 H'mông 83.324 22,4 3 Kinh 56.630 15,2 4 Dao 48.745 13,1 5 Hà Nhì 13.752 3,7 6 giáy 11.334 3,0 7 La Hủ 9.600 2,5 8 Khơ Mú 6.102 1,6 9 Lào 5.760 1,5 10 Lự 5.487 1,4 11 Mảng 3.631 0,9 12 Cống 1.134 0,3 13 Kháng 960 0,26 14 Mường 933 0,25 15 Hoa 802 0,22 16 Lô Lô 617 0,17 17 Xi La 530 0,14 18 Các dân tộc khác 3.556 0,96 Tổng 370.502 100
Phụ lục 5. Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng 216,2 245,25 274,3 311,5 488,15 542,32
Phân theo thành thị, nông thôn
- Thành thị 470,8 571,89 672,98 776,78 1.915,15 1.932,54 - Nông thôn 190,9 205,09 219,27 250,64 411,59 453,21 Phân theo nguồn thu
Tiền công, tiền lương 54,91 58,64 62,37 73,2 108,91 18,32 Nông, L. nghiệp, T.sản 121,28 144,36 167,43 181,39 274,4 306,25 Phi nông, L.n, T.Sản 22,27 18,88 15,49 24,95 58,84 63,25 Thu từ nguồn khác 17,74 23,38 29,01 31,96 46,01 54,5
Phân theo nhóm thu nhập