Chỉ tiêu thu nhập

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 49 - 97)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.Chỉ tiêu thu nhập

Dưới góc độ địa lý KT - XH, những thành tựu của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ theo hướng tích cực. Các thành tựu về mặt xã hội việc cải thiện đời sống nhân dân, giáo dục, y tế đảm bảo...

Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tăng trưởng của nền kinh tế và đánh giá mức sống dân cư vì nó là tiền đề cho việc đảm bảo các nhu cầu của con người từ đó nâng cao mức sống, giảm tình trạng nghèo khổ. Từ khi chia tách tỉnh đến nay, nhờ có những chính sách phát triển KT - XH đúng đắn, sự giúp đỡ của chính phủ, thu nhập của người dân Lai Châu tăng lên đáng kể.

2.2.1.1. Thu nhập bình quân theo đầu người

Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao 13%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3,3 triệu đồng năm 2005, lên 6,93 triệu đồng năm 2009. 817501 1058072 2574392 1988135 1358000 6.93 5.55 4 3.22 2.56 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2004 2005 2006 2008 2009 Năm0 1 2 3 4 5 6 7 8 Triệu đồng Triệu đồng GDP GDP/người Hình 2.3. GDP, GDP/ngƣời của Lai Châu giai đoạn 2004 - 2009

Nguồn: Tính toán từ [17] Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lai Châu cao hơn cả nước trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên quy mô GDP của tỉnh rất nhỏ, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Lai Châu rất thấp, hàng năm Lai Châu

nhận nguồn ngân sách lớn của chính phủ để phát triển KT - XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2009 trợ cấp từ TW cho Lai Châu là 2.274.620 triệu đồng.

Khi GDP tăng thì GDP/người cũng tăng, đời sống của nhân dân có sự thay đổi. Từ năm 2004 - 2009 GDP/người tăng 2,7 lần. Tuy nhiên so sánh với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước tỉnh Lai Châu ở mức thấp nhất và tăng còn chậm. Năm 2008 mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lai Châu bằng 46,3% so với cả nước. 11 5 5.7 6.9 2.8 4 3.4 0 2 4 6 8 10 12 Triệu đồng Thị xã H. Than Uyên H. Tân Uyên H. Tam Đường H. Phong Thổ H. Sìn Hồ H. Mường

Thu nhập bình quân đầu người

Hình 2.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời phân theo huyện, thị năm 2009

Nguồn: [20] Các huyện thị có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập bình quân đầu người. Sự phân hoá rõ nét về thu nhập, phản ánh đặc điểm phát triển KT - XH giữa các huyện, thị. Phân hoá mức thu nhập, giữa các huyện, thị năm 2008 có thể xếp thành 3 nhóm.

Nhóm 1.> 8 triệu đồng/người/năm Thị xã Lai Châu

Nhóm 2. Từ 5 - 7 triệu đồng/người/năm, huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên, huyện Tam Đường.

Nhóm 3. Dưới 5 triệu đồng/người/năm, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè.

Phân hoá thu nhập bình quân đầu người phản ánh khách quan các đặc điểm phát triển KT - XH khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh.thị xã Lai Châu là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh, các hoạt động thương mại, phát triển nên có thu nhập bình quân đầu người cao, các huyện Mường Tè, huyện Sìn Hồ, huyện Phong Thổ nguồn lực phát triển hạn chế, điều kiện tự nhiên đặc biệt khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp tự cấp, tự túc nên thu nhập bình quân đầu người rất thấp.

Thu nhập bình quân đầu người của Lai Châu có sự chênh lệch giữa thành thị, nông thôn, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn và ngành sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, khác biệt về thu nhập còn thể hiện trong cơ cấu các nguồn thu nhập.

Bảng 2.3.Cơ cấu các nguồn thu tỉnh Lai Châu năm 2009 (%)

Nguồn thu Lai Châu Vùng

Tây Bắc

Cả nƣớc

Tiền lương, tiền công 22,31 28,1 34,7 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 56,21 46,4 24,0 Hoạt động phi nông nghiệp 12,05 13,2 22,6 Thu từ nguồn khác 9,43 12,3 18,7

Tổng 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ [17] Giữa Lai Châu, Tây Bắc khác nhau rất lớn về các nguồn thu nhập. Nguồn thu từ tiền công, tiền lương là nguồn thu khá ổn định, nguồn thu này cả nước cao hơn rất nhiều so với Tây Bắc và Lai Châu, trong khi đó nguồn thu từ nông nghiệp vốn rất bấp bênh, rủi ro lớn thì ở Lai Châu cao gấp 2,34 lần so với cả nước, điều này lí giải ở Lai Châu trình độ phát triển kinh tế còn rất thấp, đồng thời lao động chủ yếu

làm nông nghiệp, nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp trong đó có công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong cơ cấu các nguồn thu nhập.

Số liệu thống kê tỉnh Lai Châu năm 2009 cho thấy thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo nhóm thu nhập tăng nhanh qua các năm ở cả 5 nhóm thu nhập nhóm 1 năm 2004 là 77,6 nghìn đồng/tháng đến năm 2009 là 212,32 nghìn đồng/tháng tăng 2,73 lần trong khi đó nhóm thu nhập cao nhất năm 2004 là 507,6 nghìn đồng/tháng, năm 2009 là 1.362,12 nghìn đồng/tháng tăng 2,68 lần như vậy tốc độ tăng thu nhập nhóm thu nhập thấp nhất tăng nhanh hơn so với nhóm thu nhập cao nhất, tuy tốc độ tăng không lớn.

Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ở Lai Châu thời kỳ (2004 - 2008) có sự biến động hệ số chênh lệch có xu hướng giảm. Tuy nhiên hệ số chênh lệch còn lớn, thể hiện sự bất bình đẳng không những trong thu nhập mà còn các yếu tố khác, sự bất bình đẳng trong giáo dục, y tế, tiếp cận các dịch vụ công...

Bảng 2.4.Hệ số chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu

nhập thấp nhất ở Lai Châu và cả nƣớc giai đoạn 2004 - 2008 (%)

Vùng Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

Lai Châu 6,54 7,05 6,35 Tây Bắc 6,4 6,6 6,8 Cả nước 5,8 6,3 6,9

Nguồn: Tổng hợp từ [10], [17] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lai Châu là tỉnh biên giới có vị trí địa chính trị rất quan trọng, là nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em, trình độ dân trí còn rất thấp, sự phân hoá giàu nghèo sẽ khoét sâu sự bất ổn về chính trị, xã hội, an ninh quốc gia.

2.2.1.2. Chi tiêu bình quân đầu người

Để đánh giá mức sống dân cư bên cạnh nhìn vào kết quả thu nhập, chúng ta còn xem xét chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu bình quân đầu người. Do thu nhập ngày càng tăng lên mức chi tiêu bình quân đầu người ở Lai Châu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 chi tiêu theo giá thực tế một tháng ở Lai Châu đạt 377,66 nghìn đồng/tháng tăng 69% so với năm 2006. Tốc độ tăng này cao hơn so với mức

chi tiêu của cả nước cùng thời kỳ là 56% chứng tỏ đời sống của đồng bào các dân tộc Lai Châu đang được cải thiện rõ rệt, mức cải thiện đời sống nhanh hơn so với cả nước, tuy nhiên mức chi tiêu bình quân đầu người còn thấp chỉ bằng 47,6% cả nước. Phản ánh thực trạng mức sống của người dân Lai Châu còn quá thấp, rất lâu nữa Lai Châu mới theo kịp mức sống dân cư cả nước và Thế giới.

Tỉ trọng chi tiêu cho ăn uống, hút là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Lai Châu là một tỉnh nghèo nên tỉ trọng này còn rất cao trong cơ cấu chi tiêu bình quân đầu người, cao hơn so với cả nước năm 2008 (53%).

Bảng 2.5.Cơ cấu chi tiêu tỉnh Lai Châu 2004 - 2008 (%)

Chi tiêu Năm 2004 Năm 2008

Chi cho ăn, uống, hút 61,22 58,31 Chi không phải ăn, uống hút 30,02 29,83 Chi tiêu khác 3,72 4,38

Nguồn: [17] Nhìn chung chi cho ăn uống, hút ngày càng giảm trong cơ cấu chi tiêu, đây là tín hiệu tốt cho thấy đời sống đang được cải thiện, người dân đã chú ý nhiều hơn tới các yếu tố khác nâng cao chất lượng cuộc sống ngoài lương thực, thực phẩm.

2.2.2.3. Tỉ lệ hộ nghèo

Lai Châu là tỉnh mới thành lập, sau khi chia tách năm 2004 cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống các dân tộc khó khăn, cùng cực với sự lỗ lực của các cấp các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình KT - XH của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh qua các năm. Kết quả xoá đói giảm nghèo đã góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2004 - 2010, tốc độ giảm nghèo hàng năm trên 5%, số hộ nghèo hàng năm giảm trên 3.000 hộ. Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo đang có xu hướng chậm lại.

Bảng 2.6.Tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2004 - 2009 STT Nội dung Số hộ nghèo Thực hiện Tỷ lệ hộ nghèo còn lại Ghi chú Số hộ nghèo giảm Tỷ lệ hộ nghèo giảm (%)

1 Năm 2004 17.263 2.320 7,05 27,00 Chuẩn giai đoạn 2001 - 2005

2 Năm 2005 14.569 3.934 7,64 19,4 3 Năm 2006 34.501 5.203 9,62 50,95

Chuẩn giai đoạn 2006 - 2010 4 Năm 2007 25.794 5.888 10,96 39,89 5 Năm 2008 22.800 5.974 6,22 33,70 6 Năm 2009 19.716 6.824 7,15 26,55 7 Năm 2010 16.677 3.658 4,61 21,94 Nguồn: [11] Giai đoạn 2004 - 2005, tính theo chuẩn nghèo cũ số hộ nghèo giảm dần năm 2005 giảm 7,64% hộ nghèo so với năm 2005. Giai đoạn 2006 - 2009, tỉnh áp dụng chuẩn nghèo mới của chính phủ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương và mức sống dân cư nên tỉ lệ hộ nghèo tăng lên 50,95%, tỉ lệ hộ nghèo năm 2006 của Lai Châu cao nhất cả nước, cao gấp 3,3 lần, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh trung bình thời kỳ 2004 - 2009 mỗi năm giảm 8,1%. Số hộ thoát nghèo thời kỳ 2004 - 2009 là 33.971 hộ trung bình mỗi năm giảm 5.661 hộ nghèo. Tuy nhiên nếu so sánh tỉ lệ hộ nghèo thời kỳ 2004 - 2009, tỉ lệ hộ nghèo năm 2009 chỉ giảm 0,45% so với năm 2004, số hộ nghèo giảm 596 hộ. Như vậy ta có thể thấy số hộ nghèo phát sinh mới qua các năm rất lớn, cùng với việc áp dụng chuẩn nghèo mới vấn đề giảm nghèo nhanh và bền vững đang đặt ra những thách thức cho tỉnh, cần được giải quyết. Vấn đề giảm nghèo không đơn giản là xoá nghèo mà cần giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo, hạn chế đến mức thấp nhất hộ phát sinh nghèo

mới, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế, cải thiện mức sống nhân dân để tỉnh Lai Châu có thể theo kịp trình độ phát triển KT - XH của đất nước.

27 19.4 50.95 39.89 33.7 26.55 21.94 0 10 20 30 40 50 60% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Tỉ lệ hộ nghèo

Hình 2.5.Tỉ lệ hộ nghèo của Lai Châu giai đoạn 2004 - 2010

Theo tiêu chuẩn xã nghèo là xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 25%, năm 2005 Lai Châu có 83/90 xã nghèo chiếm 92%, trong đó huyện Phong Thổ 16/16, Mường Tè 15/ 15 xã thuộc xã nghèo đến năm 2010 số xã nghèo còn 44/98 xã chiếm 53%. Từ năm 2005 đến năm 2010 giảm 47% số xã nghèo, tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 là 21,92%. Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới của chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 tỉ lệ hộ nghèo của Lai Châu là 46,78% là tỉnh có hộ nghèo cao thứ 2 cả nước sau tỉnh Điện Biên và cao gấp 3,3 lần tỉ lệ hộ nghèo cả nước 14,2%. Rõ ràng những kết quả tăng trưởng KT - XH hiện tại vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề nghèo đói của miền núi trong đó có Lai Châu.

2.2.2.4. Sự phân hoá đói nghèo

a. Sự phân hoá đói nghèo theo lãnh thổ ở Lai Châu * Thành thị, nông thôn

Bảng 2.7. Đói nghèo phân theo thành thị, nông thôn ở Lai Châu (%)

Năm Tỉ lệ chung Thành thị Nông thôn

2005 63,57 12,7 71,24 2009 26,55 4,06 32,25

Nguồn: [17]

Đói nghèo ở Lai Châu có sự phân hoá theo khu vực, sự phân hoá rõ nét nhất là giữa thành thị và nông thôn. Ở Lai Châu, một tỉnh đặc trưng khu vực vùng cao, tỉ lệ dân cư nông thôn chiếm 85,7% dân số năm 2009 đây cũng là khu vực tập trung người nghèo, tỉ lệ hộ nghèo cao năm 2009 là 32,25% so với ở khu vực thành thị tỉ lệ hộ nghèo thấp chỉ có 4,06%.

Vị trí địa lý đã ảnh hưởng rõ nét tới phát triển KT - XH và do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ hộ nghèo của các huyện, ta thấy rằng những huyện có vị trí gần các trung tâm kinh tế hơn thì có tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn, càng khu vực xa xôi hẻo lánh, khu vực biên giới tỉ lệ hộ nghèo càng cao.

Bảng 2.8. Tỉ lệ hộ nghèo các xã biên giới tính đến tháng 12/2010

Huyện Tỉ lệ hộ nghèo Huyện Phong Thổ Pa Vây Sử 44,51 25,98 Mồ Dì San 33,5 Tông Qua Lìn 60,0 Vàng Ma Chải 48,98 Mù Sang 32,84 Ma Ly Chải 43,91 Huổi Luông 25,56 Sìn Hồ Nậm Ban 43,19 24,46 Pa Tần 9,7 Mường Tè Mù Cả 38,68 37,5 Pa Vệ Sủ 62,88 Ka Lăng 42,36 Nguồn: [17]

Huyện Phong Thổ có nhiều xã biên giới nhất, vị trí của các xã tới trung tâm huyện, đường quốc lộ gần hơn, đường đi lại dễ dàng so với các xã biên giới, hoặc không phải biên giới của huyện Mường Tè do cách trở vị trí địa lý, đường đi lại khó khăn, nhiều tháng trong mùa lũ một số xã huyện Mường Tè bị cô lập bởi sông Đà, chính vì vậy đây cũng là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, công tác xoá đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Năm 2010 có 6/16 xã huyện Mường Tè có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, xã Bum Tở tỉ lệ hộ nghèo 69,4%, Pa Ủ 71,21%, đây là những xã có tới trên 90% là các dân tộc La Hủ, Cống, Si La trình độ dân trí rất thấp, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, sống biệt lập với các cộng đồng dân cư khác nên tỉ lệ hộ nghèo rất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đói nghèo theo huyện thị: Số lượng hộ nghèo, tỉ lệ đói nghèo có sự phân hoá rõ nét giữa các huyện thị.

Bảng 2.9. Sự phân hoá đói nghèo theo huyện, thị

Đơn vị Tỉ lệ hộ nghèo

Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỉ lệ (%)

Cả tỉnh 76.021 16.677 21,94

Thị xã Lai Châu 8.167 123 1,53 Huyện Than Uyên 11.433 1.887 16,50 Huyện Tân Uyên 9.410 2.302 24,46 Huyện Tam Đường 9.582 1.734 18,10 Huyện Phong Thổ 13.221 3.435 25,98 Huyện Sìn Hồ 14.445 3.533 24,46 Huyện Mường Tè 9.736 3.661 37,50

Nguồn: [17] Từ thực tế về hộ nghèo năm 2010, có thể phân nhóm các địa phương trong địa bàn tỉnh về tỉ lệ hộ nghèo như sau.

Nhóm 1. Tỉ lệ hộ nghèo thấp < 5%. Thị xã Lai Châu

Nhóm 2. Tỉ lệ hộ nghèo 6 - 20% .Huyện Than Uyên, huyện Tam Đường Nhóm 3. Tỉ lệ hộ nghèo > 20%. Huyện Sìn Hồ, Tân Uyên, Mường Tè

So sánh với tiêu chí thu nhập bình quân đầu người ta thấy những huyện có thu nhập bình quân đầu người cao, tỉ lệ hộ nghèo thấp, những huyện có thu nhập

bình quân đầu người thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao. Phản ánh sự phân hoá mức sống không nhiều, cơ hội phát triển kinh tế của hộ gia đình hạn chế, số người giàu rất ít, mang đặc thù của tỉnh vùng cao điều kiện để phát triển, kinh tế rất khó khăn. Huyện Mường Tè và Sìn Hồ là 2 huyện nghèo nhất cả tỉnh và cả nước.

b. Đói nghèo theo nhóm dân tộc

Về cơ bản Lai Châu là vùng dân tộc. Dân tộc Thái là nhóm dân tộc có số lượng đông nhất, đứng thứ 2 là người H'mông, 2 nhóm này chiếm tới 55% dân số toàn tỉnh, còn lại các dân tộc khác như Lự, Xi La, Cống, Mảng, Hà Nhì, Giáy.. chiếm

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 49 - 97)