Vài nét về tình hình đói nghèo trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Vài nét về tình hình đói nghèo trên thế giới

a. Nghèo tuyệt đối

WB mới đây đã công bố số liệu ước tính về số lượng người sống trong tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu cũng như các nước đang phát triển. Ước tính này dựa trên cuộc điều tra về hộ gia đình được tiến hành tại 115 quốc gia. Số liệu áp dụng để điều chỉnh mức nghèo hiện nay cho các quốc gia nghèo nhất thế giới (theo PPP) là 1,25 USD/ngày thay thế cho ngưỡng nghèo 1 USD/ngày được áp dụng từ năm 1999. Tỉ lệ nghèo sống dưới 1,25 USD/ngày có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian. Những năm đầu của thập niên 80, Thế giới có tới gần 1,9 tỉ người sống dưới đường nghèo (1 USD/ngày), sang đầu thập kỷ 90 tỉ lệ người nghèo giảm xuống còn 1,8 tỉ người, đến năm 2005 chỉ còn 1,4 tỉ người. Số người nghèo sống dưới mức 1,25 USD/ngày giảm hơn 1 nửa từ 50% năm 1981 xuống 21,7% năm 2005.

Các khu vực trên thế giới thời kỳ 1981 - 2005 đều có xu hướng giảm nghèo, kết quả đạt được lại khác nhau giữa các châu lục, khu vực, các nước.

Mức độ giảm nghèo mạnh mẽ nhất và cũng được coi là thành công nhất là khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đây là nơi có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất, chiếm 78% dân số (1981) đến năm 2005 giảm xuống còn 17%, tương đương với

khoảng 750 triệu người thoát nghèo. Đặc biệt Trung Quốc với lỗ lực không ngừng cho một xã hội phát triển, chính phủ nước này đã giảm được 68% tỉ lệ nghèo, tỉ lệ nghèo năm 2005 là 16%.

Khu vực Nam Á, Nam Sahara châu Phi số người nghèo cũng giảm, Nam Á hiện nay còn khoảng 40% dân số sống dưới mức 1,25 USD/ngày. Nam Sahara tuy đạt được một vài thành tựu giảm nghèo song chưa bền vững, tỉ lệ người nghèo vẫn cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới (50,9% năm 2005)

b. Nghèo tương đối

Nghèo tại Áo: Ngưỡng nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình. Theo số liệu của Bộ Xã Hội ("Báo cáo về tình trạng xã hội 2003 - 2004"), trong năm 2003 có hơn 1 triệu người Áo có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900.000 người hay 12%, năm 1999 là 11%. Theo đó, cứ 8 người có 2 người có thu nhập ít hơn 785 Euro/tháng. Phụ nữ có tỉ lệ nguy cơ nghèo cao hơn (14%).

Nghèo tại Mỹ: Theo số liệu của Cục điều tra dân số tháng 8/2005 ở Mĩ, con số những người có thu nhập dưới ngưỡng nghèo đã liên tiếp tăng lên đến lần thứ tư: 12,7% dân số (hay 37 triệu người) nghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. Một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 USD/năm. Đối với những người độc thân thì ngưỡng này ở vào khoảng 9.650 USD.

c. Bất bình đẳng thu nhập hoặc tiêu dùng

Trong năm 2003, 20% dân số giàu nhất thế giới, chiếm 85% tổng thu nhập của thế giới, trong khi đó, 29% dân số nghèo nhất chỉ nhận được 1,4% thu nhập của toàn cầu.[5]

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)