Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 75 - 97)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1.2. Mục tiêu chung

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của LHQ năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua và cam kết đạt được tám mục tiêu Phát triển Thiên

niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này.

Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDG là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn đói nghèo, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đẳng.

Việt Nam là nước đi tiên phong trong việc thực hiện MDG, Việt Nam được nhắc đến như một điển hình đặc biệt.

Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 5/8 mục tiêu. Trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ hộ nghèo liên tục giảm, từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% vào năm 2008; đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn phổ cập quốc gia; đạt được những thành tựu to lớn về bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; giảm tử vong trẻ em; có những bước tiến lớn trong việc thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển và hiện Việt Nam có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ...[9]

3.1. 2. Quan điểm, mục tiêu giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu

3.1.2.1. Quan điểm chỉ đạo

Công tác giảm nghèo trong thời gian tới vẫn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần to lớn đến ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Công tác giảm nghèo nhanh và bền vững là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội của các doanh nghiệp và của mọi người dân trên địa bàn toàn tỉnh với tinh thần phát huy quyền làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá hiệu quả thực hiện của chương trình.

- Huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng huyện/thị, từng xã/phường, thị trấn, nhất là sản xuất nông lâm nghiệp để giảm nghèo, phát triển KT - XH bền vững. Cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, người nghèo phải tự vươn lên lao động sản xuất tăng thu nhập để thoát nghèo và tiến tới làm giàu.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá nhằm thu hút thêm nguồn lực để tăng đầu tư cho xã nghèo, người nghèo nhằm giảm nhanh và bền vững số hộ nghèo trên địa bàn. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để tập trung đầu tư tránh đầu tư dàn trải, manh mún ít hiệu quả.

3.1.2.2. Mục tiêu a. Mục tiêu tổng quát

- Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm nhanh số lượng hộ nghèo, hạn chế đến mức tối đa số hộ tái nghèo và phát sinh mới, thực hiện kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm dân cư, các dân tộc, tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo; bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo.

- Hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt thế mạnh của từng địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng.

b. Mục tiêu cụ thể

Mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 5%. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế của từng địa phương, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới, lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

3.2. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở Lai Châu

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác giảm nghèo tập trung vào cấp cơ sở (xã, bản).

- Tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người nghèo ở vùng sâu, vùng xa; các thôn/bản, các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các dân tộc đặc biệt khó khăn. Từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải tự cố găng vươn lên để thoát nghèo.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo Lai Châu và đài phát thanh truyền hình Tỉnh...

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Thực hiện đồng bộ các chính sách của Nhà nước đã ban hành để hỗ trợ hộ nghèo như: Hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ về y tế, hỗ trợ về giáo dục, đào tạo nghề, khuyến nông - khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất... Trong đó trọng tâm là thực hiện các chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập, giáo dục đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí để giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

- Có các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các dân tộc đặc biệt khó khăn của tỉnh như dân tộc Mảng, La Hủ, Cống để từng bước xoá đói giảm nghèo bền vững cho các dân tộc này.

- Đảm bảo thực hiện công khai, dân chủ tăng cường sự tham gia của cấp cơ sở ở thôn, bản và người dân trong việc thực hiện các chương trình, dự án của công tác giảm nghèo. Thực hiện phân cấp trong tổ chức quản lý thực hiện chương trình cho các xã như việc xác định đối tượng, xây dựng kế hoạch và giám sát kết quả thực hiện.

3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn

Căn cứ vào nhu cầu của tỉnh và khả năng đáp ứng của Trung ương. Dự kiến hàng năm bố trí nguồn vốn cho công tác giảm nghèo là: 550.000 triệu đồng. Trong đó:

+ Chương trình 135: 153.000 triệu đồng. + Chương trình mục tiêu XĐGN 8.000 triệu đồng + Đào tạo nghề 8.000 triệu đồng + Nước sạch VSMT 20.000 triệu đồng + Mua thẻ BHYT người nghèo 120.000 triệu đồng + Hồ sơ giáo dục 6.000 triệu đồng + Vốn vay từ NHCSXH 90.000 triệu đồng

Trong giai đoạn 2011 - 2015 nguồn vốn cần bố trí cho các chương trình 2.750.000 triệu đồng.[14]

Ngoài nguồn vốn các chương trình mục tiêu từ các bộ, ngành trung ương bố trí hàng năm phải tranh thủ các nguồn vốn khác như hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nguồn vốn tài trợ quốc tế...

3.2.4. Đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn

Với 85,7% dân số sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và lao động chủ yếu của Tỉnh là làm nông nghiệp. Chính vì vậy về lâu dài chỉ có thể phát triển KT - XH nông thôn một cách toàn diện mới có tác dụng XĐGN và tiến tới giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục thực hiện chính sách đất đai, đặc biệt phát triển quỹ đất nông nghiệp, phát triển thuỷ lợi để tăng hệ số sử dụng đất. Sử dụng các tập đoàn vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật cho người dân.

3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng

Tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến đường vành đai biên giới và giao thông nông thôn để tạo nên mạng lưới giao thông ngày càng hoàn chỉnh. Quy hoạch, phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ. Phát triển giao thông là cơ sở hình thành các cụm dân cư ven lộ, các thị trấn, thị tứ để hình thành các trung tâm mua bán, trao đổi hàng hoá, thông tin, kích thích sản xuất, tiêu dùng phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, các hộ

dân tộc ít người vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng biên giới. Hoàn thiện mạng lưới điện nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình nước sạch đã đi vào hoạt động trên địa bàn Tỉnh.

3.2.6. Kiện toàn hệ thống chỉ đạo các cấp

- Hàng năm tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo và cơ quan giúp việc cho ban chỉ đạo các cấp.

- Tiếp tục tăng cường cán bộ xuống các xã làm nhiệm vụ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP, tăng cường cán bộ khuyến nông tại các xã, các thôn/bản trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2.7. Một số giải pháp khác

Những quan điểm và giải pháp giảm nghèo của được tỉnh trình bày ở trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giảm nghèo. Những mục tiêu cụ thể trong nhiều lĩnh vực giảm nghèo thể hiện sự lỗ lực của tỉnh để giảm nghèo nhanh nhất, tránh nguy cơ tái nghèo. Tuy nhiên theo chúng tôi, về cơ bản Lai Châu là vùng đồng bào dân tộc do đó quan điểm, giải pháp giảm nghèo cần chú ý đến đặc điểm sinh sống, phân bố địa lý của các tộc người. Những giải pháp chúng tôi đưa xuất phát từ những quan điểm sau.

3.2.7.1. Quan điểm

a. Xoá đói giảm nghèo trên cơ sở xem xét đặc điểm tộc người

Do trình độ nhận thức hạn chế và do các rào cản khác như ngôn ngữ, phong tục tập quán... cần có những hình thức, bước đi và giải pháp cụ thể, thích dụng với từng đối tượng người dân, từng dân tộc. Các chính sách phải nhắm tới tất cả các dân tộc.

b. Giảm nghèo gắn với bảo tồn đa dạng văn hoá tộc người

Lai Châu là nơi sinh sống của 21 dân tộc, có nền văn hoá đa dạng. Các dự án giảm nghèo trong việc định hướng, duy trì và phát huy những yếu tố văn hoá phản ánh sự đa dạng và bản sắc tộc người có ý nghĩa hết sức quan trọng. Văn hoá phải trở thành đối tượng, công cụ trong giảm nghèo.

c. Giảm nghèo trên cơ sở kế thừa và coi trọng lối sống và tri thức bản địa của người dân về cách thức quản lý nguồn tài nguyên.

Lai Châu là tỉnh vùng cao, hàng trăm năm nay các dân tộc Lai Châu gắn bó với rừng, đất rừng. Nguồn tài nguyên rừng đóng vai trò trong cuộc sống và sinh kế của đồng bào. Các tri thức bản địa khai thác tài nguyên rừng và các tài nguyên khác của đồng bào hết sức đa dạng. Chính từ những tri thức này nhiều giải pháp giảm nghèo, công nghệ ra đời. Không chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế, kiến thức quản lý tài nguyên, thiên nhiên, kiến thức bản địa còn có ý nghĩa như là một phần của văn hoá. Đó là văn hoá ứng xử với môi trường sống. Đương nhiên, trong điều kiện mới cần có sự nghiên cứu, hệ thống, phân tích để tìm ra những tri thức có ý nghĩa cho phát triển bền vững và cho bảo tồn văn hoá dân tộc.

d. Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ và người dân địa phương.

Các dự án giảm nghèo đôi khi chưa tính đến đặc điểm vùng miền, mang tính áp đặt từ trên xuống, ít chú ý đến nhu cầu và năng lực của người dân địa phương, các cán bộ giảm nghèo hầu hết tăng cường, vài tháng hoặc 1, 2 năm do bất đồng về ngôn ngữ, ít hiểu biết về lối sống, văn hoá tộc người nên năng lực chuyên môn bị hạn chế, hiệu quả giảm nghèo thấp. Với Lai Châu giảm nghèo vẫn là bài toán khó giải quyết và lâu dài. Chính vì vậy cần đào tạo cán bộ giảm nghèo là người dân địa phương, đồng thời thu hút sự tham gia của người dân vào các dự án giảm nghèo, cũng như thông qua các dự án giảm nghèo để nâng cao năng lực tự giảm nghèo của chính người dân.

e. Tái định canh, định cư đảm bảo giảm nghèo bền vững

Trong những năm gần đây công tác định canh, định cư đối với các hộ dân tộc thiểu số như dân tộc La Hủ, H’mông, đã đạt được một số kết quả nhất định, gần đây nhất là công tác tái định cư các công trình thuỷ điện lớn cho các hộ vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, Lai Châu đang được tỉnh quan tâm, giải quyết, các công trình công cộng, điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cho các hộ tái định cư có cuộc sống tốt hơn so với nơi ở cũ. Tuy nhiên các dự án tái định cư chưa tính đến đặc điểm sản xuất, phong tục, tập quán của các dân tộc, chuyển đến nơi ở mới các hộ thường thiếu, hoặc không có đất để sản xuất. Nơi ở chật hẹp, nhà sát nhà không có đất để tăng gia, nuôi gia súc, gia cầm chăn thả dễ dàng xảy ra dịch bệnh khi kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi còn lạc hậu. Dẫn tới tình trạng người dân không có việc làm, các nguồn thu nhập bị hạn chế nên nghèo đói. Do đó công tác

định cư cần được quy hoạch tổng thể, đảm bảo đến nơi ở mới người dân có đất để sản xuất, có đất cạnh nhà đủ rộng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo tự túc thực phẩm và tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm những lúc nông nhàn có như vậy mới đảm bảo được cuộc sống của đồng và giảm nghèo theo hướng bền vững.

3.2.7.2. Một số giải pháp cụ thể

a. Đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng trên cơ sở trình độ của người dân

Hiện nay ở Lai Châu sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào cấy lúa, trồng ngô trên lương rẫy kết hợp với chăn nuôi và các hoạt động khai thác rừng nhằm mục đích tự cấp, tự túc ở mức độ thấp. Đặc điểm của việc canh tác lương rẫy tính thời vụ cao. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong một số ít tháng nhưng lại thừa lao động trong đa số các tháng còn lại. Vì thế, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất và thu nhập giải quyết lao động thừa và nâng cao đời sống là giải pháp có ý nghĩa lâu dài để xoá đói giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số. Đặc điểm phân bố địa lý theo đai cao của các dân tộc cũng cần tính đến để có các đối tượng vật nuôi, cây trồng phù hợp. Mặt khác cũng cần thấy rằng, các hộ đồng bào thiếu kiến thức sản xuất, chưa chú ý đến bữa ăn hàng ngày nên đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi ở mức độ đơn giản nhất, giúp đồng bào có kỹ thuật trồng các cây rau đậu, các giống rau đậu mới thay thế giống địa phương làm thực phẩm hàng ngày, chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ để có thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn. Mục đích vừa tự túc và hàng hoá.

b. Giảm thiếu tối đa các nguy cơ dẫn đến đói nghèo

Các nguy cơ tổn thương dễ dẫn đến đói nghèo ở Lai Châu bao gồm: Ốm

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)