Sự phân hoá đói nghèo

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 56 - 97)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.4. Sự phân hoá đói nghèo

a. Sự phân hoá đói nghèo theo lãnh thổ ở Lai Châu * Thành thị, nông thôn

Bảng 2.7. Đói nghèo phân theo thành thị, nông thôn ở Lai Châu (%)

Năm Tỉ lệ chung Thành thị Nông thôn

2005 63,57 12,7 71,24 2009 26,55 4,06 32,25

Nguồn: [17]

Đói nghèo ở Lai Châu có sự phân hoá theo khu vực, sự phân hoá rõ nét nhất là giữa thành thị và nông thôn. Ở Lai Châu, một tỉnh đặc trưng khu vực vùng cao, tỉ lệ dân cư nông thôn chiếm 85,7% dân số năm 2009 đây cũng là khu vực tập trung người nghèo, tỉ lệ hộ nghèo cao năm 2009 là 32,25% so với ở khu vực thành thị tỉ lệ hộ nghèo thấp chỉ có 4,06%.

Vị trí địa lý đã ảnh hưởng rõ nét tới phát triển KT - XH và do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ hộ nghèo của các huyện, ta thấy rằng những huyện có vị trí gần các trung tâm kinh tế hơn thì có tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn, càng khu vực xa xôi hẻo lánh, khu vực biên giới tỉ lệ hộ nghèo càng cao.

Bảng 2.8. Tỉ lệ hộ nghèo các xã biên giới tính đến tháng 12/2010

Huyện Tỉ lệ hộ nghèo Huyện Phong Thổ Pa Vây Sử 44,51 25,98 Mồ Dì San 33,5 Tông Qua Lìn 60,0 Vàng Ma Chải 48,98 Mù Sang 32,84 Ma Ly Chải 43,91 Huổi Luông 25,56 Sìn Hồ Nậm Ban 43,19 24,46 Pa Tần 9,7 Mường Tè Mù Cả 38,68 37,5 Pa Vệ Sủ 62,88 Ka Lăng 42,36 Nguồn: [17]

Huyện Phong Thổ có nhiều xã biên giới nhất, vị trí của các xã tới trung tâm huyện, đường quốc lộ gần hơn, đường đi lại dễ dàng so với các xã biên giới, hoặc không phải biên giới của huyện Mường Tè do cách trở vị trí địa lý, đường đi lại khó khăn, nhiều tháng trong mùa lũ một số xã huyện Mường Tè bị cô lập bởi sông Đà, chính vì vậy đây cũng là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, công tác xoá đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Năm 2010 có 6/16 xã huyện Mường Tè có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, xã Bum Tở tỉ lệ hộ nghèo 69,4%, Pa Ủ 71,21%, đây là những xã có tới trên 90% là các dân tộc La Hủ, Cống, Si La trình độ dân trí rất thấp, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, sống biệt lập với các cộng đồng dân cư khác nên tỉ lệ hộ nghèo rất cao.

Đói nghèo theo huyện thị: Số lượng hộ nghèo, tỉ lệ đói nghèo có sự phân hoá rõ nét giữa các huyện thị.

Bảng 2.9. Sự phân hoá đói nghèo theo huyện, thị

Đơn vị Tỉ lệ hộ nghèo

Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỉ lệ (%)

Cả tỉnh 76.021 16.677 21,94

Thị xã Lai Châu 8.167 123 1,53 Huyện Than Uyên 11.433 1.887 16,50 Huyện Tân Uyên 9.410 2.302 24,46 Huyện Tam Đường 9.582 1.734 18,10 Huyện Phong Thổ 13.221 3.435 25,98 Huyện Sìn Hồ 14.445 3.533 24,46 Huyện Mường Tè 9.736 3.661 37,50

Nguồn: [17] Từ thực tế về hộ nghèo năm 2010, có thể phân nhóm các địa phương trong địa bàn tỉnh về tỉ lệ hộ nghèo như sau.

Nhóm 1. Tỉ lệ hộ nghèo thấp < 5%. Thị xã Lai Châu

Nhóm 2. Tỉ lệ hộ nghèo 6 - 20% .Huyện Than Uyên, huyện Tam Đường Nhóm 3. Tỉ lệ hộ nghèo > 20%. Huyện Sìn Hồ, Tân Uyên, Mường Tè

So sánh với tiêu chí thu nhập bình quân đầu người ta thấy những huyện có thu nhập bình quân đầu người cao, tỉ lệ hộ nghèo thấp, những huyện có thu nhập

bình quân đầu người thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao. Phản ánh sự phân hoá mức sống không nhiều, cơ hội phát triển kinh tế của hộ gia đình hạn chế, số người giàu rất ít, mang đặc thù của tỉnh vùng cao điều kiện để phát triển, kinh tế rất khó khăn. Huyện Mường Tè và Sìn Hồ là 2 huyện nghèo nhất cả tỉnh và cả nước.

b. Đói nghèo theo nhóm dân tộc

Về cơ bản Lai Châu là vùng dân tộc. Dân tộc Thái là nhóm dân tộc có số lượng đông nhất, đứng thứ 2 là người H'mông, 2 nhóm này chiếm tới 55% dân số toàn tỉnh, còn lại các dân tộc khác như Lự, Xi La, Cống, Mảng, Hà Nhì, Giáy.. chiếm một tỉ lệ rất ít trong đó có một số dân tộc như Cống, Mảng chỉ phân bố ở Lai Châu; người Kinh chiếm 15,2% dân số (2009). Trình độ phát triển kinh tế, sự phân bố dân cư rất khác nhau giữa các dân tộc do lịch sử di cư, tập quán sản xuất, sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của đồng bào. Dân tộc Thái tập trung ở vùng thấp, với nghề sản xuất lúa nước, đánh bắt cá, thêu dệt nên có cuộc sống khá ổn định. Người H'mông tập trung ở vùng cao nhất giao thông đi lại khó khăn, thiếu nước sinh hoạt, các dân tộc khác La Hủ, Hà Nhì, Mảng... phân bố ở những vùng xa xôi hẻo lánh của các huyện Mường Tè, huyện Sìn Hồ, vùng biên giới sản xuất tự cung, tự cấp, du canh nên đời sống rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo rất cao. Nhìn chung tỉ lệ hộ nghèo hộ dân tộc thiểu số luôn cao hơn rất nhiều so với số hộ nghèo toàn tỉnh.

Bảng 2.10. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2008

Stt Huyện, thị Tổng số hộ Tỉ lệ nghèo (%) Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số(%) 1 Toàn tỉnh 67.657 33,7 40,9

2 Thi. x Lai Châu 6.277 2,28 6,16

3 H. Than Uyên 10.324 37.36 50.85 4 H. Tân Uyên 8.276 37,84 47.81 5 H. Tam Đường 8.621 28,34 33.13 6 H. Phong Thổ 12.080 34,17 35.13 7 H. Sìn Hồ 13.682 34,21 36.87 8 H. Mường Tè 8.397 52.6 56.56 Nguồn: [11]

2.2.2. Chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khoẻ

Sức khoẻ là yếu tố quan trọng đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho người dân, là điều kiện phát triển của quốc gia. Đây là thước đo mức sống dân cư và phân hoá giàu nghèo. Thước đo phản ánh chất lượng cuộc sống.

Từ khi chia tách tỉnh đến nay, mạng lưới y tế của Lai Châu không ngừng được củng cố phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hệ thống y tế được hình thành trên 3 tuyến: tỉnh, huyện và xã.

Năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 2 bệnh viện lớn gồm bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, toàn tỉnh có 13 phòng khám khu vực, tuyến huyện có 7 bệnh viện đa khoa, tuyến xã có 90/98 xã có trạm y tế.

Các cơ sở ngoài công lập cũng bước đầu được phát triển, hiện tại có bệnh viện đa khoa 103 tại thị xã Lai Châu, có khoảng gần 150 cơ sở khám chữa bệnh và bán thuốc tân dược, đông nam dược, vật phẩm và dụng cụ y tế, tập trung chủ yếu ở trung tâm các huyện, thị. Những năm trở lại đây tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nên đội ngũ y, bác sĩ ngày càng tăng, được cử đi đào tạo để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Các cơ sở y tế được đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đối với Lai Châu hệ thống y tế công lập đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện và phát triển mạng lưới an sinh xã hội đặc biệt y tế cho người nghèo, trẻ em. Tỉnh có sự hỗ trợ rất lớn đảm bảo sức khoẻ cho những đối tượng này.

Các chỉ tiêu quan trọng về y tế của tỉnh Lai Châu đều tăng nhanh qua các năm đặc biệt là cán bộ ngành y trong đó có đội ngũ bác sĩ, số giường bệnh tăng lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Bảng 2.11. Số cán bộ y tế và số giƣờng bệnh trên một vạn dân theo huyện, thị năm 2009 STT Đơn vị Cán bộ y tế/ vạn dân Giƣờng bệnh/ vạn dân 1 Cả nước 27,8 27,1 2 Toàn tỉnh 41,9 30,5 3 T. xã Lai Châu 191 116 4 H. Than Uyên 21,4 27,7 5 H. Tân Uyên 19,3 19,5 6 H. Tam Đường 35,9 23,9 7 H. Phong Thổ 28,9 21,3 8 H. Sìn Hồ 28,5 22,3 9 H. Mường Tè 32,8 25,7 Nguồn: [17]

Năm 2009 tỉ lệ giường bệnh/1vạn dân của cả nước là 27,1 và cán bộ y tế/1 vạn dân là 27,8 như vậy Lai Châu có các chỉ tiêu này cao hơn cả nước. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn chỉ tiêu về y tế giữa các huyện, thị.

Nhóm 1: Cao > 100 cán bộ y tế/vạn dân: Thị xã Lai Châu

Nhóm 2: Trung bình > 30 - 99 cán bộ y tế/vạn dân: Huyện Tam Đường, huyện Mường Tè

Nhóm 3: Thấp < 29 cán bộ y tế/vạn dân: Huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ

Mức độ chênh lệch về bình quân y tế/vạn dân giữa các nhóm khá sâu sắc, thị xã Lai Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh lên được đầu tư về cơ sở kỹ thuật, trang biết bị, con người. Trong khi dân số thị xã ít, thu nhập cao nhất trong toàn tỉnh nên tính bình quân đầu người các chỉ số trên rất cao.

Các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ có các chỉ số về y tế thấp nhất. Số cán bộ y tế có trình độ, đặc biệt đội ngũ bác sĩ ở các xã hầu như không có, chỉ có bác sĩ tăng cường xuống các xã, thị trấn, phường trong thời gian ngắn, năm 2009 số

bác sĩ/vạn dân ở Lai Châu là 3,23 trong đó các xã, phường, thị trấn không có bác sĩ khám chữa bệnh.

2.2.3. Chỉ tiêu về giáo dục

Giáo dục là mục tiêu và điều kiện của sự phát triển. Các chỉ tiêu giáo dục như: Tỉ lệ nhập học các cấp, tỉ lệ biết chữ, số năm đi học, số học sinh trên một vạn dân... là thước đo mức sống và đánh giá giàu nghèo ở mỗi quốc gia, từng vùng và từng địa phương.

Sau khi chia tách năm 2004. Mặc dù tỉnh Lai Châu gặp rất nhiều khó khăn song Lai Châu luôn coi trọng công tác giáo dục. Quy mô lớp học ngày càng được mở rộng, các cấp học, bậc học được phát triển, đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn tỉnh năm học 2009 - 2010 có 124 trường mầm non, 130 trường tiểu học, 105 trường trung học cơ sở, 16 THPT, 10 trường phổ thông cơ sở, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường cao đẳng, 1 trường dạy nghề, 1 trường trung cấp. Tổng số học sinh các cấp học là 101.031 học sinh chiếm 27,3% dân số toàn tỉnh năm 2009. Nghĩa là cứ 4 người dân có hơn 1 người đi học.

Số cán bộ giáo viên, công nhân viên làm trong ngành giáo dục - đào tạo năm 2009 là 1025 chiếm 48,3% tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước.

Chất lượng công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên từng bước được nâng cao, tỉ lệ học sinh chuyển lớp năm học 2008 - 2009: bậc tiểu học đạt 92%, 98,1% học sinh trung học cơ sở có học lực từ trung bình trở lên. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 84,8% tăng 8,7% so với năm học trước; số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong nước tăng 7,5%.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành cơ bản đáp ứng về số lượng, tỉ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo ở các cấp, bậc học khá cao: Mầm non và tiểu học đạt từ 98% trở lên, THCS đạt 91%, THPT đạt 81%, giáo dục thường xuyên đạt 78,4%. Tỉ lệ người biết đọc, biết viết theo huyện thị đạt 95,68% năm 2009, số huyện đạt phổ cập THCS đạt 100%.

Bảng 2.12. Số học sinh nữ/vạn dân, tỉ lệ học sinh nữ THPT/tổng học sinh. STT Đơn vị Số hs các cấp/vạn dân Tỉ lệ hs THPT/ tổng số hs (%) 1 Toàn tỉnh 879 8,13 2 T.x Lai Châu 815 28,1 3 H. Tân Uyên 860 7,1 4 H.Than Uyên 968 11,6 5 H. Tam Đường 920 5,9 6 H. Phong Thổ 877 6,1 7 H. Sìn Hồ 766 2,2 8 H. Mường Tè 968 7,1 Nguồn: Tính toán từ [17]

2.2.4. Chỉ tiêu về sử dụng điện, nước sinh hoạt

2.2.4.1. Chỉ tiêu sử dụng điện sinh hoạt

Lai Châu là tỉnh mới chia tách, địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao, dân cư phân bố phân tán, tại các bản vùng sâu, vùng xa có vị trí biệt lập với cộng đồng, điện lưới vẫn chưa được thắp sáng.

Toàn tỉnh có 98 xã, phường, thị trấn với 75.762 hộ, đến nay có 82% số hộ được sử dụng điện, năm 2009, 100% xã có điện lưới quốc gia. Còn 18% số hộ dân không có điện sinh hoạt, do những vùng này dân cư phân tán, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, địa hình chia cắt: huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên chi phí cho lắp đặt và đưa điện vào hộ gia đình rất tốn kém, thu nhập của người dân lại thấp, không có tiền chi trả nên nhiều hộ vẫn phải dùng đèn dầu.

82 100 90 91 95 85 60 50 0 20 40 60 80 100 120 Toàn tỉnh T.x Lai Châu H. Tân Uyên H. Than Uyên H. Tam Đường H. Phong Thổ H. Sìn Hồ .H Mường %

Hình 2.6.Tỉ lệ hộ sử dụng điện năm 2009. Nguồn: [20]

Qua hình ta thấy tỉ lệ hộ sử dụng điện có sự phân hoá khá rõ giữa các huyện thị trong tỉnh. Thị xã Lai Châu là nơi có tỉ lệ hộ sử dụng điện cao nhất.

Căn cứ vào tỉ lệ hộ sử dụng điện theo huyện thị của tỉnh Lai Châu có thể chia thành các nhóm sau.

Nhóm 1: Cao (tỉ lệ hộ dùng điện > = 95%). TX Lai Châu, huyện Tam Đường. Nhóm 2: Trung bình (tỉ lệ hộ dùng điện từ 85 - 94%). Huyện Tân Uyên, huyện Phong Thổ.

Nhóm 3: Thấp (tỉ lệ hộ sử dụng điện từ 50 - 84%). Huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè.

2.2.4.2. Chỉ tiêu về nước sạch sinh hoạt

Lai Châu là tỉnh có nhiều núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh, địa hình cát tơ phổ biến, khí hậu có sự phân hoá sâu sắc theo mùa nên nước cho sản xuất và sinh hoạt từ lâu là vấn đề được chú trọng. Trong nhiều năm qua với sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, các chương trình giảm nghèo quốc gia, chương trình 135, nghị quyết 30a/2008, chương trình nước sạch nông thôn của chính phủ các công trình nước sạch, hợp vệ sinh được xây dựng ở nhiều huyện thị một phần

đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên trong mùa khô hiện tượng thiếu nước diễn ra ở nhiều huyện thị, đặc biệt huyện Sìn Hồ, huyện có nhiều núi đá, địa hình cát tơ.

Bảng 2.13. Tỉ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh khu vực nông thôn (qua

hệ thống lọc thô (%)). S TT Đơn vị Tỉ lệ số hộ 1 Toàn tỉnh 80,0 2 T.x Lai Châu 88,9 3 H. Tân Uyên 80,2 4 H.Than Uyên 81,1 5 H. Tam Đường 82,5 6 H. Phong Thổ 78,3 7 H. Sìn Hồ 75,7 8 H. Mường Tè 73,4 Nguồn: [20]

2.2.5. Đánh giá tổng hợp mức độ nghèo đói ở Lai Châu

Vận dụng các chỉ tiêu nghèo đói của thế giới và Việt Nam, đề tài đã phân tích, đánh giá mức độ nghèo đói theo các đơn vị hành chính với 4 tiêu chí.

* Thu nhập bình quân đầu người * Số cán bộ y tế trên một vạn dân * Số học sinh cấp 3 trên 1 vạn dân * Tỉ lệ hộ sử dụng điện

Bảng 2.14. Điểm một số chỉ tiêu đánh đánh nghèo khổ Thu nhập bình

quân đầu ngƣời

Số cán bộ y tế/1 vạn dân Số HS cấp 3/1 vạn dân Tỉ lệ hộ dùng điện

3 2 1 3 2 1 3 2 1 3 2 1

* Xác định hệ số các chỉ tiêu

Trong 4 chỉ tiêu đánh giá nghèo đói. Theo quan điểm của tác giả, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu sau và đang được sử dụng ở nước ta để xác định nghèo khổ, tiếp theo là cán bộ y tế/ vạn dân và chỉ số giáo dục, chỉ tiêu tỉ lệ hộ dùng điện.

Hệ số các chỉ tiêu xác định cụ thể như sau * Thu nhập bình quân đầu người hệ số 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 56 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)