7. Bố cục của luận văn
1.2.2.3. Phân hoá đói nghèo ở Việt Nam
a. Khu vực thành thị
Khu vực thành thị có tỉ lệ đói nghèo thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn so với mức chung của cả nước. Tuy nhiên, mức độ cải thiện đời sống không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư, một bộ phận người nghèo đô thị của nước ta công việc không ổn định, thu nhập thấp, một bộ phận khác do chuyển đổi cơ cơ cấu kinh tế, cổ phần hoá, cắt giảm lao động ở các công ty thuộc khu vực nhà nước đã dẫn đến thừa lao động, số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, phải chịu nhiều thiệt thòi, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, hơn thế nữa họ phải "chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ... ở mức cao hơn sơ với người dân có hộ khẩu".[10]
b. Khu vực nông thôn
Nông thôn là khu vực có lượng người nghèo đông nhất. Đặc điểm nổi bật ở nông thôn kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp, đất đai manh mún. Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn năm 2008 vẫn cao chiếm 16,1% cao gấp 2,4 lần thành thị; 1,2 lần so với trung bình cả nước.
c. Theo các vùng
Nghèo đói có sự phân hoá giữa các vùng, 5 vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước 45,7% năm 2008, cao hơn rất nhiều so với các vùng còn lại.
13.7 3.5 12.3 20.4 8.1 24.3 45.7 22.6 24.1 0 10 20 30 40 50 Cả nước ĐBSH Đông Bắc Tây Bắc BTBộ DHNTB Tây Nguyên ĐNB ĐBSCL %
Hình 1.2. Tỉ lệ hộ nghèo phân theo vùng năm 2008 (%). Nguồn: [9] Thành quả kinh tế tác động đến mức độ giảm nghèo cũng khác nhau. Trong vòng 5 năm (2004 - 2008), Tây Bắc là vùng giảm tỉ lệ nghèo nhanh nhất (10,2%), đứng sau là Tây Nguyên (8,2%). Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ nghèo thấp nhất cả nước nhưng mức độ giảm nghèo lại chậm nhất so với các vùng.