Địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 43 - 44)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.1. Địa hình

Lai Châu có đặc điểm địa hình núi cao và cao nguyên. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi sông Đà. Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là vùng núi thấp tương đối rộng lớn gồm lưu vực sông Đà xen kẽ các cao nguyên đá vôi. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.100 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25%, bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng giữa núi, có địa hình tương đối bằng phẳng khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực. Núi cao, có nhiều sông suối, độ dốc dòng chảy lớn thuận lợi phát triển thuỷ điện.

2.1.2.2. Khí hậu

Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 250

c. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 9, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, đầu mùa thường có mưa đá, gió lốc, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 gây lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, kết hợp với độ cao địa hình nên về mùa đông tỉnh có nền nhiệt độ thấp ở một số nơi xuất hiện sương muối, sương giá ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt gây thiệt hại cho đàn gia súc, cây hoa màu.

2.1.2.3. Thổ nhưỡng

Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 9.112,3 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ.

Đất nông nghiệp 64.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nương rẫy 32.225,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409 ha.

Đất chuyên dùng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha.

Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng là 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng rất lớn, khoảng 524.118,87 ha.

2.1.2.4. Thuỷ văn

Nguồn nước Lai Châu tương đối dồi dào. Toàn tỉnh có hơn 1.000 km sông suối lớn nhỏ. Dòng chính chảy qua tỉnh là sông Đà, ngoài ra còn một số sông khác sông Nậm Na, Nậm Mu... Các dòng sông nhìn chung đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lòng sông dốc, lắm thác ghềnh; lượng dòng chảy lớn, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa lũ trùng với mùa mưa, khi có mưa nước dồn vào sông suối rất nhanh gây lũ đột ngột.

2.1.2.5. Sinh vật

Năm 2009 tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 398.673 ha chiếm 43,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Do kỹ thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu, phá rừng, đốt nương làm rẫy, nên rừng đã bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng còn lại 25.430 ha.

Rừng Lai Châu có nhiều gỗ quý, giá trị kinh tế cao pơ mu, chò, chỉ... Tuy nhiên diện tích đất có rừng chiếm tỉ lệ rất thấp. Cùng với việc mất rừng là sự suy giảm tới mức báo động của lâm sản và động vật quý hiếm, sự mất cân bằng sinh thái, xói mòn đất... gây thiệt hại về người và của, sông ngòi cạn kiệt nước vào mùa khô và lũ lớn vào mùa mưa, nước sinh hoạt của cư dân một số vùng cao bị thiếu nghiêm trọng.

2.1.2.6. Khoáng sản

Lai Châu có một số khoáng sản có thể phục vụ cho việc phát triển công nghiệp địa phương như: đồng, đất hiếm, cao lanh, vật liệu xây dựng. Đất hiếm phân bố ở Phong Thổ, trữ lượng 9 nghìn tấn, đá xây dựng phân bố ở nhiều nơi, có thể khai thác phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh lai châu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)