Con giống

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 62 - 83)

* Đặc điểm chung:

Không như tôm sú chủ yếu khai thác trong môi trường tự nhiên, con giống tôm

thẻ chân trắng trên thị trường hiện nay có thể được chia ra thành hai nguồn chủ yếu. Thứ nhất là nguồn giống từ các cơ sở sản xuất uy tín hoặc đã có thương hiệu như Công

ty CP Việt Nam, Công ty TNHH Việt Úc, Công ty TNHH Asia Hawaii… chủ động

tạo nguồn giống đạt chất lượng cao về kháng bệnh và sự tăng trưởng, ngoài ra còn cho

năng suất cao, giá bán hợp lý. Đây là nguồn giống đáng tin cậy hơn so với những

nguồn khác. Thứ hai, con giống tôm thẻ được mua từ những nơi sản xuất giống tư

nhân với quy mô nhỏ, không có sự đảm bảo chắc chắn về chất lượng cũng như sự

kiểm dịch hoặc nguồn giống nhập không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy có sự khác biệt

khá lớn nhưng hiện nay nguồn giống tôm thẻ trôi nổi, giá rẻ, chất lượng không rõ ràng vẫn đang được người nuôi lựa chọn khá phổ biến.

Hiện tại, sản xuất giống tôm thẻ trong nước mới đáp ứng khoảng 80%, còn thiếu 20% được nhập khẩu, trong đó từ Thái Lan, Hawaii, Đài Loan, Singapo khoảng

5% và nhập lậu từ Trung Quốc khoảng 15%. Việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trong nước còn chưa tạo được nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh mà phải nhập khẩu từ nước

ngoài, chủ yếu từ Hawaii, Thái Lan, một phần nhập lậu từ Trung Quốc [22].

Chất lượng tôm giống, kích cỡ, độ đồng đều của con giống ở mỗi cơ sở có sự

khác biệt là do việc sử dụng tôm bố mẹ và áp dụng quy trình công nghệ khác nhau.

Nhằm tận dụng diện tích sản xuất và giảm chi phí, tôm mẹ bị bắt phải đẻ nhiều lứa, ương mật độ dày, sử dụng thức ăn khô. Các trại sản xuất, thuần dưỡng, lưu giữ giống

còn sử dụng rất nhiều loại hóa chất khử trùng, thuốc, chế phẩm và lạm dụng quá mức,

liều lượng sử dụng lần sau cao hơn lần trước làm cho tôm yếu, dễ mẫn cảm với môi trường, vỏ mềm lâu, thời gian lột xác kéo dài [22].

Về chi phí sản xuất giống: tôm bố mẹ nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, tôm nhập

Thái Lan giá cao gấp 2 lần, tôm nhập Hawaii cao gấp 3 lần so với tôm nhập từ Trung

Quốc. Vì vậy giá bán tôm giống có tỷ lệ cao tương ứng. Giá con giống tôm thẻ có chất lượng hiện nay trên thị trường là từ 20 – 35 đồng/con.

* Tại công ty:

Qua điều tra 10 hộ nuôi trồng bán nguyên liệu cho công ty nhận thấy: có 10% hộ nuôi mua con giống từ trung tâm giống trực thuộc tỉnh, 40% mua từ các cơ sở sản

xuất tôm giống tư nhân trong vùng và 50% từ các công ty có thương hiệu như công ty

CP (Thái Lan), công ty Việt Úc,... Các hộ mua con giống từ các cơ sở tư nhân không

có nhãn hiệu với lý do gần nhà, thuận lợi và có chi phí thấp hơn (chỉ khoảng 17-18

đồng/con). Qua đây cho thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế trong trong việc lựa chọn

nguồn giống của người nuôi. Nguyên nhân chính là vì người nông dân chưa thực sự ý

thức được lợi ích quan trọng của con giống sạch, thiếu vốn đầu tư hoặc ở xa nơi sản

xuất giống sạch. Điều này làm cho chất lượng và hiệu quả nuôi trồng còn bấp bênh, nhiều bất cập và ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty.

2.4.1.2. Thức ăn và thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau nguồn giống thì nguồn thức ăn và thuốc thủy sản cũng là những yếu tố rất

quan trọng trong nuôi tôm thẻ chân trắng. * Đặc điểm chung:

Theo thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, hiện cả nước có 89 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản; sản lượng trung bình khoảng 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản/năm. Để sản xuất được khối lượng thức ăn này, các công ty, nhà máy chế biến phải nhập khẩu khoảng 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Do nước ta còn thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ cho chế biến nên giá thức ăn thủy sản luôn cao hơn 15-20% so với các nước trong khu vực [25]. Đây

cũng chính là khó khăn mà các hộ nuôi phải gánh chịu về vấn đề thức ăn cho tôm.

Thực tế trên thị trường, việc chọn lựa được nguồn thức ăn tốt không khó đối với người nuôi. Tuy nhiên, về thuốc trong nuôi tôm thẻ, để người nông dân có thể chọn được một loại thuốc thủy sản, một loại men vi sinh, hoặc dinh dưỡng tốt để xử lý môi trường hoặc cho tôm ăn đảm bảo đạt hiệu quả thật sự là điều không dễ dàng. Do môi

trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, hàng trăm công ty thuốc thủy sản ra đời, hàng ngàn sản phẩm thuốc thủy sản xuất hiện trên thị trường, nhiều thương hiệu

thuốc bị làm giả, làm nhái rất phổ biến đã làm cho người nuôi tôm thật sự khó khăn

trong việc lựa chọn sản phẩm đạt yêu cầu xử lý cho ao tôm nhất là những bà con ở vùng sâu, vùng xa và các đại lý nhỏ ở những khu vực xa đường lộ chính.

Hiện nay, phần lớn các hộ nuôi của công ty đều sử dụng chủ yếu là thức ăn

công nghiệp mua ngoài theo giá thị trường trung bình là 21.000 đồng/kg. Việc lựa

chọn thức ăn của các hộ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Chi phí thức ăn chiếm khoảng từ 50–70% chi phí giá thành của một con tôm. Giá thức ăn

tại Việt Nam hiện nay vẫn được coi là khá cao so với Thái Lan hay các nước khác

trong khu vực, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản nói chung và công ty cổ phần Nha

Trang Seafoods F17 nói riêng.

Đối với vấn đề sử dụng thuốc, hiện nay phần lớn các hộ nuôi đều có nắm được

kỹ thuật sử dụng thuốc phòng và trị bệnh cho tôm thẻ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại sự

chủ quan trong quy trình nuôi, sự lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng kháng sinh gần ngày thu hoạch khiến cho tôm thẻ không đạt yêu cầu về chất lượng khi xuất khẩu

sang một số thị trường. Việc lựa chọn để không mua nhầm các loại thuốc và chế phẩm

cũng là điều mà các hộ đang băng khoăng do thuốc thú y thuỷ sản trên địa bàn quá nhiều chủng loại.

* Vấn đề về truy xuất: khả năng để công ty có thể truy xuất một cách chính

xác và hiệu quả đến khâu đầu vào cho nuôi trồng hiện nay vẫn là vấn đề rất khó thực

hiện vì một số nguyên nhân:

- Công ty chưa thiết lập mối liên kết dọc hoặc sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của mình. Việc thu mua qua trung gian còn chiếm tỷ lệ lớn (hơn 70% sản lượng) nên sự hợp tác với người nông dân gần như không có. Đặc biệt, việc không ký kết hợp đồng khi thu mua càng làm cho chất lượng nguyên liệu của công ty không có

sự đảm bảo chặt chẽ, việc tìm hiểu thông tin về nguồn cung cấp đầu vào cho nuôi trồng không thể chính xác, khả năng truy xuất nguồn gốc vì thế cũng rất khó khăn.

- Chính vì không xây dựng mô hình liên kết hay hợp tác dọc với người nuôi

nên công ty cũng không có sự đầu tư vốn, không có sự gắn kết với các nhà cung cấp

dịch vụ. Điều này dẫn đến khả năng kiểm soát nguồn giống, thức ăn, thuốc thú y trong

quá trình nuôi là điều gần như không thể thực hiện.

Tóm lại: Các yếu tố đầu vào phục vụ nuôi trồng và vấn đề sử dụng các yếu tố

này của những hộ nuôi trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa thể đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu đảm bảo chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang được đề cao. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp từ người sản xuất giống thì chính sự quản lý thiếu chặt chẽ của các bộ ngành liên quan, sự chủ quan từ nhiều hộ nuôi tôm với tâm lý ham rẻ hoặc khả năng tài chính hạn hẹp và sự thiếu hợp tác giữa công ty với các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm

của mình cũng đang góp phần tạo điều kiện cho sự tồn tại của nguồn giống trôi nổi, kém chất lượng.

2.4.2. Các hộ nuôi

2.4.2.1. Đặc điểm chung

Đến cuối năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắngtrên địa bàn các tỉnh

trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ được thống kê là 4.227 ha. Theo đánh giá của

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, từ năm 2007 đến gần cuối năm 2009, năng

suất của tôm thẻ trong vùng đạt trung bình 13 tấn/ha/vụ. Đây là mức năng suất cực đỉnh so với các vùng nuôi ở miền Bắc và miền Nam. Thậm chí có nhiều vùng nuôi đầu tư kỹ thuật thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ 20 tấn đến 25 tấn/ha [26]. Theo các chuyên gia thủy sản, một trong những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu

hoạch nhanh, từ khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70 - 80 ngày. Giá thành sản xuất

1kg tôm thẻ chân trắng hiện khoảng từ 36.000 - 38.000 đồng. Với giá thị trường cao,

người nuôi tôm thẻ chân trắng có thể thu lãi khá cao (có thể lên tới trên 42% so với đồng vốn bỏ ra).

Nguồn nguyên liệu tôm thẻ dùng cho sản xuất tại công ty cổ phần Nha Trang

Seafoods F17 toàn bộ là do thu mua và có nguồn gốc từ nuôi trồng, trung bình một

ngày công ty chế biến hơn 50 tấn tôm nguyên liệu. Do tiến hành thu mua tại nhiều tỉnh

miền Trung nên nguồn nguyên liệu sản xuất tôm thẻ của công ty hiện đang phụ thuộc

rất lớn vào chất lượng nuôi trồng mặt hàng này của các hộ nông dân tại nhiều tỉnh

thành ở khu vực này.

Hiện nay, người nuôi trồng bán nguyên liệu cho công ty theo 2 phương thức: - Trực tiếp đem giao cho công ty, chấp nhận thanh toán chậm (sau 5 - 7 ngày):

người nuôi phải có khả năng về vốn cũng như về phương tiện vận chuyển để giao hàng trực tiếp đến nhà máy.

- Bán cho các đại lý, chủ nậu lấy tiền liền: thông thường là những hộ nuôi quy

mô nhỏ và trung bình, không có nhiều vốn, không có quan hệ và chưa đủ năng lực bán

thẳng cho công ty.

BẢNG 2.5: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ NUÔI TÔM THẺ CỦA CÔNG TY QUA THỰC HIỆN ĐIỀU TRA

Kết quả cho thấy:

- Số vụ nuôi tôm thẻ trung bình của các hộ: 2vụ/ năm. Thời gian nuôi trung

bình là 3 tháng cho một vụ nuôi. Vụ 1 thường bắt đầu từ tháng 03, vụ 2 từ đầu tháng

07 đến hết tháng 09. Ngoài 2 vụ chính trên còn có vụ nuôi phụ vào cuối tháng chạp và kết thúc trước, trong hay sau tết âm lịch. Vì thời gian vụ 3 thường rơi vào sau mùa

mưa bão, thời tiết không ổn định, con giống khó chống đỡ với môi trường và dễ bị

nhiễm bệnh nên các hộ nuôi thường hay thất bại trong vụ này. Các cơ quan của ngành thủy sản cũng rất hạn chế người nuôi thả giống vụ 3.

- Mật độ bình quân được các hộ nuôi áp dụng là 120 con/m2 thả trong các ao có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diện tích từ 3.000 - 10.000 m2. Các ao nuôi đều được cải tạo theo tiêu chuẩn nuôi tôm trước khi thả giống. Thông thường một hộ nuôi có từ 1-2 ao dùng làm ao lắng để đưa nước vào các ao nuôi khi cần và rút nước khi trời mưa gió.

- Tôm thương phẩm đạt khoảng 90con/kg, sản lượng thu hoạch bình quân đạt 9

tấn/ha.

- Con giống: có 10% hộ nuôi mua con giống từ trung tâm tỉnh, 60% mua từ các công ty có thương hiệu như công ty TNHH cổ phần Thái Lan, công ty CP Việt Nam, Công ty Việt - Úc… và 30% mua tại các cơ sở tư nhân không có chứng nhận rõ ràng.

Qua điều tra, lý do người nuôi chọn con giống từ trung tâm tỉnh và các công ty đã có

thương hiệu phần nhiều là vì đảm bảo chất lượng. Riêng các hộ mua con giống từ các cơ sở tư nhân không rõ nguồn gốc là vì giá thấp và gần nơi sinh sống.

- Thức ăn: Định mức thức ăn trung bình của các hộ nuôi là 1,1. Hầu hết thức ăn, thuốc và hóa chất xử lý được các hộ nuôi mua từ các công ty sản xuất giống và

Kích cỡ của trại nuôi Số hộ khảo sát Sản lượng thu hoạch TB(tấn/ha) Địa điểm của hộ nuôi Hình thức phỏng vấn Hình thức bán cho công ty Nhỏ (<1 ha) 1 (0.7) 7 Khánh Hòa PVĐiện thoại Trung gian Trung bình (1- 4 ha) 6 (2.1) 8 - 11 Ninh Thuận Khánh hòa Bình Thuận Phú Yên PVĐT (2) PVTT (4) Trung gian (2) Trực tiếp (4) Lớn (> 5ha) 3 (5.4) 8 - 12 Khánh Hòa Bình Định PV Trực tiếp (2) Hồ sơ công ty (1) Trực tiếp (3)

thức ăn hoặc các công ty chuyên sản xuất thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi. Cụ thể:

công ty CP, Việt Úc, công ty TNHH Long Sinh, công ty TNHH Diên Khánh…

- Về quy trình nuôi của các hộ được điều tra: hiện nay chưa có hộ nào áp dụng

các mô hình nuôi tôm thẻ theo tiêu chuẩn quốc tế như BMP, GAP,… Phần lớn các hộ

nuôi tôm thẻ là do tự thân, không có sự liên kết lẫn nhau trong một hiệp hội lớn, vùng nuôi cũng chưa được quy hoạch cụ thể. Cách nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sự

tìm hiểu của bản thân, một số hộ nuôi lớn thì có thuê kỹ sư nuôi trồng tư vấn, theo dõi. - Về phương thức mua bán: người nuôi tôm thẻ mong muốn nhất là được bao

tiêu sản phẩm đầu ra theo giá thị trường, hoặc không thì ký hợp đồng với giá hợp lý cố định trong từng năm.

2.4.2.2. Vấn đề tiêu thụ

- Khi tôm nuôi gần đến ngày thu hoạch, tùy theo năng lực người nuôi tôm sẽ

liên lạc với công ty hoặc với các đại lý để thương thảo giá bán, sau khi được chấp nhận

mới tiến hành thu hoạch và giao hàng.

- Phương thức giao dịch: hai hình thức thu mua mà công ty đang áp dụng hiện

nay là thu mua trực tiếp từ hộ nông dân và thu mua qua đại lý trung gian đều được tiến

hành theo phương thức tự do không có hợp đồng.

+Ưu điểm: phương thức giao dịch không qua hợp đồng phù hợp với thói quen

và tập quán mua bán truyền thống của người nông dân và có thể tránh được những rủi

ro về giá cho cả hai bên khi có sự biến động của giá thị trường.

+Nhược điểm: thường làm nảy sinh nhiều khâu trung gian không làm gia tăng

chất lượng sản phẩm nhưng lại làm tăng giá. Người nông dân không có cơ hội tiếp cận

với nhà sản xuất, không tiếp nhận được các thông tin thị trường. Ngược lại, nhà chế

biến cũng không có cơ hội kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu một cách chặt chẽ.

- Tại công ty, qua điều tra 10 hộ nuôi trong đó có 7 hộ bán trực tiếp cho công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và 3 hộ bán qua trung gian, ta nhận thấy: các hộ nuôi bán trực tiếp cho công ty có sản lượng đầu ra 60-80% được bán cho các công ty chế biến do họ đã có quan hệ làm ăn

với các doanh nghiệp nhiều lần và có khả năng tài chính tốt, thậm chí có cả phương

tiện vận chuyển. Các hộ bán qua đại lý thì có quy mô nhỏ và ít vốn nên mong muốn bán qua trung gian để được thanh toán liền.

Bán qua đại lý thông thường là hình thức mà nhiều người nông dân ưa chuộng hơn một phần vì lượng sản phẩm bán ra đều được mua hết bất kể chất lượng có đồng

đều không, phần khác là vì người nuôi có thể lấy tiền liền từ đại lý để thanh toán các

khoản chi phí đầu vào của vụ nuôi còn mắc nợ. Bán trực tiếp cho công ty thì hộ nuôi

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 62 - 83)