Cơ sở lý luận
Trong nuôi tôm thẻ, con giống là một trong ba yếu tố quan trọng nhất quyết định
thành công của một vụ nuôi. Con giống sạch, có chất lượng sẽ nâng cao tỷ lệ sống và khả năng phát triển của con tôm. Việc tôm giống được sản xuất không đảm bảo kỹ
thuật và chất lượng sẽ làm tôm có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh và tăng trưởng
kém.
Sau nguồn giống, thức ăn cũng là một yếu tố rất quan trọng khác. Thức ăn nuôi
tôm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: đầy đủ dưỡng chất, có độ ổn định tốt trong nước, kích cỡ thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm; đảm bảo không
sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại, không nhiễm vi sinh và độc tố nấm
mốc… Sử dụng nguồn thức ăn tốt và quản lý hiệu quả thức ăn không những đảm bảo
cho quá trình tăng trưởng của tôm được thuận lợi, dễ truy xuất nguồn gốc mà còn giảm được giá thành sản phẩm, quản lý được môi trường nước.
Cùng với việc chọn loại thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho tôm phát triển, thực
hiện đúng theo lịch thời vụ của ngành thủy sản khuyến cáo thì trình độ kỹ thuật nuôi tôm và việc chọn sản phẩm thuốc thủy sản đảm bảo chất lượng sử dụng vào ao nuôi cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng kháng sinh gần ngày thu họach sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng con tôm.
Ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp đến con tôm ở trên thì vốn và thông tin cũng là những yếu tố thiết yếu đối với người nông dân, ảnh hưởng gián tiếp lên chất lượng tôm. Vốn cần thiết cho nông dân trong việc đầu tư cải tạo đê điều, mua con
giống và thức ăn chất lượng cao, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, mua thuốc bổ và các chế phẩm sinh học cần thiết cho tôm… Nếu thiếu vốn người nông dân không thể đảm bảo cho con tôm có điều kiện phát triển tốt, chất lượng đầu ra cũng không cao.
Thiếu thông tin, không cập nhật những quy định mới của cơ quan nhà nước và thông tin thị trường xuất khẩu, người nuôi sẽ bị tổn hại nhiều về lợi ích.
Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ở Việt Nam, nguồn giống tôm bố mẹ vẫn phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên nên khó kiểm soát được chất lượng cũng như dịch bệnh. Nhiều cơ sở sản xuất
giống tại địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất tôm giống sạch bệnh,
công tác kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh chưa được chặt chẽ. Ngoài ra, việc ứng dụng
quy trình sản xuất tôm giống chất lượng cao chưa được phổ biến. Chưa thực hiện
nghiêm công bố chất lượng tôm giống. Trong khi đó, chi phí xét nghiệm tôm giống,
mẫu nước nuôi tôm rất cao, tạo gánh nặng cho người nông dân. Lượng tôm giống kém
chất lượng vẫn được bán trôi nổi còn khá lớn khiến cho nhiều hộ nuôi tôm mua nhầm
Một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng suốt quá trình nuôi tôm chính là vấn đề thức ăn. Thức ăn hiện nay cho tôm được người dân sử dụng không tuân theo
những yêu cầu cơ bản nên làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc phát triển
nuôi tôm ồ ạt hiện nay cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Người
nuôi tôm sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, thuốc chống nhiễm khuẩn, phân bón,
thuốc trừ sâu... Điều này ảnh hưởng đến môi trường nước, cùng là một nguyên nhân khiến tôm có chất lượng kém, thậm chí chết hàng loạt.
Ngoài ra, thuốc thú y thuỷ sản hiện nay có quá nhiều chủng loại. Riêng chế
phẩm vi sinh đang lưu thông cũng có trên 400 loại (trong đó có trên 340 loại dùng xử
lý môi trường và trên 60 loại được dùng để trộn vào thức ăn). Không những thế, giá
thành của các chế phẩm còn cao, chất lượng không đảm bảo.
Do vậy, việc có được nguồn cung cấp đầu vào cho nuôi trồng đảm bảo chất lượng, được chứng nhận rõ ràng ngoài việc phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế
về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, còn nâng cao tỷ lệ thành công trong quá trình nuôi của nông dân, đồng thời giảm rủi ro vốn rất cao cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, giúp người nông dân yên tâm và ổn định hơn với ngành nghề của mình.
Ngoài ba yếu tố trên, người nông dân còn thiếu vốn và thông tin thị trường.
Cũng do thiếu vốn, chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên những hộ này cho tôm ăn không đủ, chăm sóc không đúng, điều kiện nuôi không đảm bảo, ao nông nên nhiệt độ nước thay đổi nhanh, thậm chí còn nóng lên khi trời nắng… khiến tôm bị chết.
Phương thức tiến hành
- Công ty và người nuôi có thể tìm đến nhau để cùng bắt tay tạo lập mối quan
hệ hợp tác chặt chẽ thông qua hình thức ký kết hợp đồng bao tiêu dài hạn và có sự đồng thuận cao. Công ty chế biến có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ đầu
vào cung cấp cho hộ nuôi con giống, thức ăn, thuốc thú y… nhằm đảm bảo nguồn đầu vào đạt chất lượng và có khả năng truy xuất nguồn gốc.
- Công ty cũng nên thường xuyên có các hoạt động chia sẻ thông tin thị trường,
các yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và các kỹ thuật nuôi đạt tiêu chuẩn
quốc tế đến với các hộ nuôi tôm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của họ về chất lượng và hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực nuôi tôm.
- Người nuôi nên tích cực theo dõi và tìm hiểu những thông tin có liên quan
đến vấn đề nuôi tôm thẻ thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí chuyên ngành và tại các cơ quan Nhà nước có liên quan…
- Các công ty cung cấp dịch vụ đầu vào cho người nuôi tôm nên tự thành lập
các mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn... Ngoài việc
giúp nhau phát triển sản xuất, các tổ chức này còn tham gia giám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh tôm giống và các yếu tố khác.
- Các công ty cung cấp các yếu tố đầu vào uy tín cũng nên có những hoạt động
giới thiệu, quảng bá, tiếp cận gần hơn với người nuôi tôm, giúp cho người nuôi có hiểu
biết tốt hơn về sản phẩm của mình và gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn đầu vào chất lượng.
- Thông qua các hội nghề nghiệp, đội sản xuất, khuyến ngư cơ sở tổ chức ký
hợp đồng tiêu thụ tôm giống chất lượng cao với các địa phương nuôi tôm để phân phối
chỉ tiêu, có kế hoạch chuẩn bị, sản xuất giống có trách nhiệm và tiêu thụ được sản
phẩm.
- Ngành quản lý tiến hành liên kết với doanh nghiệp, cơ sản sản xuất kinh
doanh con giống cung cấp con giống chất lượng cao cho nông dân theo các thoả thuận.
Cụ thể, nếu con giống không đạt chất lượng thì người cung cấp con giống phải bồi thường chi phí đầu tư cho người nuôi tôm. Song song đó, người nuôi tôm phải chịu
mua con giống với giá cao hơn so với mua con giống trôi nổi bên ngoài. Bên cạnh đó,
ngành quản lý phải làm được vai trò trọng tài khi kết luận nguyên nhân xảy ra nạn tôm
chết để đảm bảo công bằng cho các bên. Có như vậy, nạn tôm giống kém chất lượng
sẽ được cải thiện và gian thương cũng không còn đất sống.
3.4. Biện pháp 4: Mở rộng hình thức xuất khẩu
Cơ sở lý luận
Để tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp thường có xu hướng áp dụng
nhiều phương thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau. Hai phương thức thường được sử
dụng phổ biến là xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp thông qua phòng xuất khẩu
của công ty. Ngoài ra còn có một số hình thức khác như:
* Xuất khẩu trực tiếp thông qua:
- Chi nhánh bán hàng ở nước ngoài.
trách đại diện cho nhiều hệ thống thương mại hoặc sản xuất có thể bổ sung cho nhau nhưng không cạnh tranh với nhau. Ðại diện thương mại thường hoạt động trên cơ sở được hưởng hoa hồng, không gánh chịu rủi ro hoặc trách nhiệm. Ðại diện thương mại
có thể làm việc trên cơ sở độc quyền hoặc không độc quyền.
- Đại lý: Thường là một người đại diện có nhiều quyền hạn và có thể được ủy
nhiệm để hành xử mọi vấn đề thay mặt công ty mà ông ta làm đại diện.
- Nhà phân phối: Là một nhà buôn mua hàng của nhà xuất khẩu với một giá có
chiết khấu và bán lại hàng hóa đó để kiếm lời. Nhà phân phối chuyên nghiệp thường
phân phối một loạt nhiều sản phẩm có thể bổ sung cho nhau nhưng không cạnh tranh
lại với nhau.
- Nhà bán lẻ nước ngoài: Một công ty xuất khẩu cũng có thể bán hàng trực tiếp
cho một nhà bán lẻ ở nước ngoài mặc dù trong các loại thương vụ như thế, thì hệ
thống người tiêu dùng nói chung thường bị giới hạn.
- Bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài: Những người mua
hàng trực tiếp này có thể là các chính phủ nước ngoài, các cơ quan như bệnh viện, trường học hoặc các doanh nghiệp. Thông thường mỗi sản phẩm bán ra nước ngoài phải kèm theo sự bảo đảm, bảo hành hoặc dịch vụ kèm theo nhà xuất khẩu có thể tổ
chức nhờ hệ thống phân phối của mình ở nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên.
* Liên doanh:
Ưu điểm:
- Ít rủi ro hơn so với đầu tư sở hữu toàn bộ, có sự bất ổn về chính trị và xã hội.
- Tiếp thu được kiến thức về môi trường kinh doanh sở tại, học hỏi từ đối tác.
- Vượt qua được các rào cản.
- Thập nhập được nhiều thị trường nước ngaòi và thu được nhiều lợi ích. Nhược điểm:
- Có thể gây ra quyền tranh chấp quyền sở hữu để kiểm soát và phân phối lợi
nhuận.
- Có thể có bất đồng trong quản lý, sản xuất và chiến lược của liên doanh. - Tạo ra một đối thủ cạnh tranh mới.
* Liên minh chiến lược:
Để liên minh chiến lược với đối tác nước ngoài thành công cần các yếu tố:
- Thích nghi với những khác biệt về văn hóa.
- Liên minh phải có lợi cho cả hai bên.
- Cả hai bên đảm bảo thực hiện đúng cam kết.
- Tiến trình ra quyết định nhanh chóng, điều chỉnh những thỏa thuận của liên
minh để thích nghi với các tình huống mới.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Ưu điểm:
- Có khả năng phối hợp chiến lược toàn cầu.
- Nắm hoàn toàn quyền kiểm soát chi nhánh và bảo vệ được công nghệ.
- Kiểm soát được khối lượng sản xuất và giá cả sản phẩm.
- Giảm bớt khả năng đối thủ cạnh tranh tiếp cận Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn, rủi ro cao.
- Thường gặp các quy định đầu tư nghiêm ngặt, yêu cầu của chính phủ sở tại làm tăng chi phí sản xuất.
Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, việc xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 chỉ được
thực hiện bằng hình thức trực tiếp thông qua bộ phận xuất khẩu của công ty. Công ty
chủ yếu vẫn bán hàng cho các trung gian thương mại chứ chưa thể trực tiếp bán thẳng
cho các siêu thị bán lẻ hoặc trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đây là hạn chế của công ty do chưa quan tâm và đầu tư cho việc mở rộng kênh tiêu thụ nhằm gia tăng doanh số
xuất khẩu.
Công ty cũng chưa có bộ phận thông tin thị trường riêng cũng như không có các đại diện thương mại, đại lý của mình ở nước ngoài để xúc tiến việc tìm hiểu thông tin,
quảng bá và bán hàng. Vì vậy tên tuổi của công ty nhìn chung vẫn chưa thể tiếp cận sâu đến người tiêu dùng, hình ảnh của công ty còn mờ nhạt đồng thời lệ thuộc nhiều
vào các nhà nhập khẩu trung gian, khiến cho giá thành đến tay người tiêu dùng bị tăng
cao, công ty cũng mất đi một phần lợi nhuận.
Về mô hình đầu tư ra nước ngoài thành công, một công ty trong lĩnh vực thủy sản
Việt Nam đã bước đầu thực hiện việc mở rộng xuất khẩu đó là công ty cổ phần thủy
sản Bình An (Bianfishco). Công ty này đã khẳng định thế đứng của mình trên thị trường Mỹ bằng việc thành lập một văn phòng đại diện tại thành phố Beverly Hills,
đồng thời hoàn tất các thủ tục để xây dựng Bianfishco Market tại San Francisco. Đây
là hệ thống chợ đầu mối, nhà hàng thuỷ cung kết hợp với kinh doanh du lịch nhằm giới
thiệu, bán sỉ, bán lẻ các sản phẩm của công ty, giới thiệu đến người dân Mỹ không chỉ
những sản phẩm thuỷ hải sản Việt Nam mà còn góp phần quảng bá nền văn hoá mang đậm dấu ấn sông nước Nam bộ. Vì thế, những sản phẩm của công ty đã vào thẳng
nhiều hệ thống siêu thị lớn của Mỹ như Ipura, Cosco, Walmart mà không cần phải qua
các nhà nhập khẩu trung gian.
Phương thức tiến hành
- Từng bước tạo dựng các đại lý phân phối ở nước ngoài để có thể đưa hàng
trực tiếp qua bán lẻ nơi đó mà không phải thông qua hợp đồng trung gian (tức là mình
làm được bao nhiêu thì mang bán bấy nhiêu, giúp ổn định hơn về hàng tồn kho...) đặc
biệt nếu bản thân doanh nghiệp tham gia phân phối hàng sẽ giúp cho người tiêu dùng
nước ngoài có thể tiếp cận gần hơn với nhà sản xuất để gia tăng niềm tin cũng như
công ty sẽ có cơ hội tiếp nhận được những thông tin phản hồi chính xác, trực tiếp từ phía người tiêu dùng để có hướng phát triển sản phẩm tốt nhất.
- Về lâu dài, doanh nghiệp có thể nghiên cứu, mạnh dạng thực hiện các hình thức xâm nhập đầu tư ra nước ngoài như đầu tư trực tiếp, liên doanh hoặc liên minh chiến lược với các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài để cung ứng sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thuận lợi hơn. Các phương thức mở rộng này trước tiên đòi hỏi công ty phải có sự học hỏi, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm
của mình để có được sự tin tưởng và chứng nhận từ các thị trường quốc tế, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty phải được áp dụng các công nghệ nuôi trồng
theo tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP, BMP,…vì hiện nay người nước ngoài vẫn chưa thực sự tin tưởng vào các chứng nhận của Việt Nam. Có như vậy công ty mới có
thể tìm kiếm được các đối tác tin cậy, các tổ chức bán lẻ lớn để thiết lập sự hợp tác lâu
dài, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng nước ngoài. Hình ảnh và thương hiệu của
công ty nhờ đó cũng được nâng lên.