Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 95 - 98)

Các cơ quan quản lý đã quan tâm kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào và gia tăng thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chất lượng con giống trong nuôi trồng là một điểm quan trọng trước tiên đã

được các cơ quan liên quan trong ngành thủy sản hết sức lưu tâm thời gian gần đây.

Nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, ngành Thủy sản đã tích cực kiểm tra,

thanh tra các trại giống và đã có biện pháp xử lý những trường hợp sai phạm. Rất

nhiều văn bản đã được Bộ nông nghiệp ban hành nhằm hỗ trợ cho việc nuôi trồng đạt

hiệu quả, đặc biệt là nuôi tôm:

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS phê duyệt “Quy chế quản lý vùng và cơ sở

nuôi tôm an toàn”, 28 TCN 191-2004 Vùng nuôi tôm – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an

- Quy chế quản lý số 56/2008/QĐ-BNN về “Quy chế Kiểm tra, Chứng nhận

nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững”. Văn bản này đã quy định hệ thống kiểm

tra, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản…

- Công văn số 1063, chỉ đạo nuôi thủy sản nước lợ năm 2008; Chỉ thị 228/CT- BNN-PTNT về phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng; …

Ngoài ra, NAFIQAVED cũng đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật và

hướng dẫn cho nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Hiện nay, các nhà nhập khẩu chủ yếu sản phẩm tôm, đặc biệt là EU, Mỹ và Nhật Bản, đang đưa ra những yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc (theo phương

thức “từ ao nuôi tới bàn ăn”), và chứng nhận tiêu chuẩn, chẳng hạn như GLOBAL

GAP, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Các yêu cầu ngày càng khắt khe của

thị trường đã khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam phải hướng tới việc áp

dụng GAP, BMP trong sản xuất. Do đó, ngoài việc chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn kỹ thuật, Bộ NN&PTNT cũng đang dự thảo một số quy định điều kiện nuôi các đối tượng thủy sản để chứng nhận, bao gồm 3 cấp – BMP, GAP và CoC.

Hiện nay, nước ta đã có một vùng nuôi tôm và bốn vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP, đây cũng là một khởi đầu tích cực cho việc gia tăng thực hiện nuôi

trồng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các cơ quan của ngành thủy sản đã có những biện pháp hạn chế tình trạng gian lận nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu ở khâu trung gian.

Đối với khâu lưu thông trung gian, các bộ ngành thủy sản chưa có sự can thiệp

nào về mặt hình thành giá cả thu mua. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Bộ NN&PTNT cùng

ủy ban nhân dân các tỉnh, VASEP và doanh nghiệp đã nỗ lực ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm bằng những chương trình cụ thể.

Chỉ thị số 1430/CT-BNN-QLCL của Bộ đã yêu cầu việc tăng cường kiểm soát

tạp chất trong tôm nguyên liệu và nêu rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm cùng các đơn vị khác như

VASEP, NAFIQAD trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại này. Bộ

cũng ra lệnh cho các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, giám sát các cơ sở thu gom

nguyên liệu, sơ chế, chế biến tôm nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kể cả việc rút giấy phép kinh doanh đối với cơ sở tái phạm; thông báo công

khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về cấm bơm chích tạp chất

vào tôm nguyên liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về phía Hiệp hội, VASEP đã và sẽ tiếp tục triển khai chương trình “kiên quyết

nói không với tôm tạp chất” đối với tất cả các doanh nghiệp, không thu mua, không

chế biến, không vận chuyển, không xuất khẩu sản phẩm có chứa tạp chất… và kịp thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm.

Ngành thủy sản cũng luôn chú trọng kiểm tra việc đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc tại các doanh nghiệp chế biến.

Tiềm năng phát triển sản xuất, chế biến thủy sản của Việt Nam là rất lớn nhưng

các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với không ít rào cản thương mại, kỹ

thuật các nhà nhập khẩu dựng lên ngày càng dày,…Nếu như trước đây các doanh

nghiệp chế biến thủy sản chỉ cần áp dụng HACCP, ISO 9000 thì hiện nay áp dụng tiêu chuẩn BRC và IFS cho các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và ISO 22000 đang là điều kiện mua hàng của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Các thị trường ngày càng khó tính với rất nhiều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chú trọng nguồn gốc

của sản phẩm.

Đứng trước những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết đó, các cơ quan quản lý của Chính

phủ đã rất tích cực thúc đẩy họat động đảm bảo các yêu cầu về VSATTP cho các sản

phẩm nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy

sản đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy

sản tại các tỉnh tăng cường kiểm tra chặt chẽ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

các lô nguyên liệu, sản phẩm thủy sản trước khi tiêu thụ, tuyệt đối không để các lô tôm

có tạp chất được đưa ra tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Về chất lượng: Bộ NN&PTNT đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định

quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệp thủy sản:

- Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều cảu Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 ban hành quy chế kiểm

tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản.

- Quyết định 3535/QĐ-BNN-QLCL ngày 10/12/2009 công bố các chỉ tiêu, chỉ định kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu.

- Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường…

Về truy xuất nguồn gốc: Bộ đang đẩy mạnh triển khai công tác thực hiện đáp

ứng các yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc. Thực tế, hiện nay tại Việt Nam, một số

doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã thực hiện các khâu trong đảm bảo truy xuất nguồn

gốc theo yêu cầu, nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ. Vì đây là vấn đề rất khó, đòi hỏi

phải áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quản lý theo mã số cụ thể từ tỉnh, khu

vực, doanh nghiệp, căn cứ vào mã số để nhận biết xuất xứ. Công việc này đòi hỏi có

một quy tắc quy định, hướng dẫn các doanh nghiệp, các hộ nuôi trồng thực hiện. Vì vậy, ngành Thuỷ sản đang soạn thảo bộ quy tắc này, đồng thời thí điểm tại một số địa phương và tiến tới sẽ mở rộng trên tất cả những địa bàn nuôi, chế biến, xuất khẩu...

Theo Bộ NNPTNT, đến hết quý II-2010, việc đánh mã vạch cho vùng nuôi sẽ

thực hiện xong, trên cơ sở đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thực

hiện việc ghi xuất xứ sản phẩm trên bao bì và thương hiệu hàng hóa của mình.

Mặt khác các Bộ ngành liên quan cũng tích cực thúc đẩy việc liên kết giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng. Các mô hình liên kết được

khuyến khích triển khai và áp dụng như “mô hình liên hợp sản xuất cá sạch” của công

ty Agifish, mô hình “liên kết dọc hoàn thiện” của Vasep. Hiện tại đã có nhiều nhà máy chế biến cá tra, cá basa, nhà máy chế biến tôm đang tiến hành liên kết, bao tiêu sản

phẩm cho người nuôi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)