Tôm thẻ có thể được nuôi dưới nhiều hình thức: trong ao nước lợ có độ mặn
thấp, nuôi bằng nước mặn, nuôi ở vùng cát ven biển có lót bạt chống thấm hay nuôi trong đầm… Nhưng về cơ bản, nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là hình thức nuôi bán
thâm canh, thâm canh theo quy trình ít thay nước và phần lớn sử dụng các loại men vi sinh, vôi, khoáng chất để quản lý môi trường ao, không sử dụng các loại thuốc, hóa
chất độc hại trong quá trình phòng bệnh nên môi trường khá ổn định. Nuôi tôm thẻ chỉ
phù hợp với nơi có điều kiện nuôi thâm canh; yêu cầu ao sâu, đáy cứng có xi-phông, nguồn nước tốt, cơ sở có khả năng đầu tư cao, mua giống tốt ở những cơ sở có uy tín,
thả đúng thời vụ, cho ăn đầy đủ, quản lý chăm sóc tốt. Thời gian nuôi ngắn hơn nhưng năng suất cao (có thể đạt từ 10-20 tấn/ha/vụ), mang lại lợi nhuận đáng kể cho người
nuôi. Chính vì vậy, những năm gần đây ngày càng nhiều hộ nông dân đã chuyển dần
từ tôm sú sang nuôi tôm thẻ.
Quy trình nuôi tôm thẻ bán thâm canh và thâm canh thường bao gồm các bước chung như sau:
* Chuẩn bị ao nuôi:
- Đối với ao mới xây dựng, trước hết là bơm nước vào ao, rửa sạch bạt để loại độc tố từ bạt chống thấm vào môi trường nước. Sau đó tháo cạn nước để rửa ao.
Chuẩn bị ao nuôi Xử lý nước Gây màu nước Chọn giống Thả tôm giống Chăm sóc và quản lý Thu hoạch.
- Ðối với ao đã nuôi tôm (phát triển tự phát nhưng nằm trong vùng quy hoạch
và có cam kết bảo vệ môi trường), sau mỗi vụ nuôi cần nạo vét hết bùn dơ đưa vào khu
xử lý chung để xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước.
* Xử lý nước:
Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao được lọc
bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng, các loài cá và các động vật khác
vào ao nuôi. Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi, xử lý nước bằng các hóa chất diệt
khuẩn như BKC, Iodin,... có sục khí. Sau thời gian xử lý từ 2 - 4 ngày (tùy từng loại
hóa chất) thì có thể gây màu nước.
* Gây màu nước:
- Có thể dùng các loại phân vô cơ, chế phẩm vi sinh, lên men nguyên liệu,... để gây màu nước.
- Màu nước tốt cho việc thả tôm giống là màu nâu hoặc màu vàng xanh. Gây
màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm. Thời gian gây màu khoảng 4-5
ngày, khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống. Trong quá trình xử lý và gây màu nước cần kiểm tra pH, độ kiềm...để điều khiển các yếu tố này nằm trong
khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
* Chọn giống:
- Theo khuyến cáo thì người nuôi không nên mua tôm giống không rõ nguồn
gốc và không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tôm giống nên mua ở những cơ sở có uy
tín (con giống đồng đều, không nhiễm bệnh, chất lượng ổn định).
- Tôm giống cần được kiểm tra bệnh virus đốm trắng (WSSV), hội chứng
Taura (TSV), bệnh MBV bằng phương pháp PCR trước khi mua. Tuyệt đối không mua đàn tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm giống bị dương (+) tính với WSSV, TSV
và nhiễm MBV. Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào hiểu biết, ý thức và điều kiện của người nuôi.
* Thả tôm giống:
- Trước khi thả tôm thì tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ
kiềm, độ mặn... giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh
thích hợp để tránh sốc cho đàn giống.
- Giống thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Ngâm túi giống
trong ao nuôi khoảng 10-15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi. - Mật độ thả nuôi từ 100 - 150con/m2.
* Chăm sóc và quản lý:
a. Quản lý thức ăn:
- Các chủ hộ nuôi nên chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, các nhãn hiệu
có uy tín và có thương hiệu trên thị trường để cho tôm ăn, cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, trạng thái hoạt động của tôm. Số lần cho ăn
từ 3-5 lần/ngày tùy theo điều kiện cụ thể. Trong quá trình cho tôm ăn người nuôi có
thể bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như vitamin C, các khoáng chất,...
- Tuyệt đối không được dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm trong ao nuôi tôm. Điều khiển thức ăn hợp lý thì hệ số thức ăn (FCR) thấp và nên ở phạm vi
FCR=1 (sử dụng 1kg thức ăn thu được 1kg tôm thương phẩm).
- Thường xuyên dùng nhá, chài để kiểm tra thức ăn tiêu thụ hàng ngày và
lượng tôm, kích cỡ tôm để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
b. Sục khí:
- Nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức bán thâm canh, thâm canh đòi hỏi
phải sục khí, quạt khí liên tục nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm nuôi. Thời gian sục khí, quạt khí tăng dần theo thời gian nuôi.
- Ngưng sục khí trong khoảng thời gian cho tôm ăn. c. Quản lý các yếu tố môi trường nước:
Yêu cầu các yếu tố môi trường, màu nước trong ao nuôi thích hợp và duy trì ổn định. Do vậy, trong quá trình nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong
khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
d. Phòng ngừa dịch bệnh:
Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tôm hằng ngày, kiểm tra tăng trưởng
kết hợp kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của tôm. Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân
trắng là hội chứng Taura (TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), các bệnh do vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Hạn chế bệnh trên tôm nuôi bằng biện pháp phòng ngừa tổng
hợp liên quan đến cả quá trình tổ chức sản xuất từ khâu chọn con giống chất lượng,
sạch bệnh đến quản lý tốt môi trường ao nuôi và cho ăn đúng phương pháp.
* Thu hoạch:
con/kg thì tiến hành thu hoạch. Dùng te điện để thu tôm, tôm thu hoạch được rửa sạch
và bảo quản lạnh ngay.
(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Nam [24])
2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17
Từ nhiều năm qua, tôm vẫn luôn là mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao nhất
cả về sản lượng lẫn giá trị trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Cơ cấu
mặt hàng tôm có hai loại chính là tôm sú và tôm thẻ, trong đó mặt hàng tôm thẻ chiếm ưu thế nổi trội với tỷ trọng ngày càng cao so với tôm sú.
2.3.1. Cơ cấu mặt hàng tôm thẻ
Theo số liệu của Vasep từ thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, năm
2009 sản lượng tôm xuất khẩu của công ty Nha Trang Seafoods F17 là 7.636 tấn, tương ứng với giá trị đạt hơn 40,4 triệu USD, chiếm 2,41% giá trị xuất khẩu tôm toàn ngành, xếp thứ 12 trong bảng xếp hạng 100 doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu tôm
[11]. Riêng đối với mặt hàng tôm thẻ, công ty là doanh nghiệp dẫn đầu về sản lượng
của cả nước, chiếm hơn 20% tổng sản lượng xuất khẩu tôm thẻ của Việt Nam. Năm
2009, mặt hàng tôm của công ty gần như toàn bộ là tôm thẻ. Tôm thẻ hiện đang là mặt
hàng chiến lược và là thế mạnh mà công ty tận dụng được nhờ nguồn cung cấp nguyên liệu khá dồi dào và nhu cầu khá lớn đối với mặt hàng này tại nhiều thị trường.
BẢNG 2.2: TỶ TRỌNG MẶT HÀNG TÔM THẺ THEO GIÁ TRỊ TỪ 2006-2008
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty)
Nếu năm 2006, tôm thẻ chiếm tỷ trọng 53,42% trong tổng giá trị mặt hàng tôm và 40,81% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn công ty thì qua năm 2007, tỷ trọng tôm thẻ
tiếp tục tăng lên, chiếm 58,44% tổng giá trị xuất khẩu toàn công ty. Và tỷ trọng của
mặt hàng này tiếp tục duy trì ở mức 58,37% trong năm 2008.
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng Giá trị XK (triệu USD) 27,243 26,268 42,137
Giá trị mặt hàng tôm XK (triệu USD) 20,813 21,230 35,759
Giá trị XK (triệu USD) 11,118 15,351 24,595
Tôm thẻ/Tôm (%) 53,42 72,31 68,78
Tôm thẻ
1854 3273 4482 863 652 223 1021 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Tấn Tôm khác Tôm sú Tôm thẻ 11118 15351 24595 9695 5879 1551 9613 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm
Ngàn USD
Tôm khác Tôm sú Tôm thẻ
Nhìn chung, tôm thẻ tại công ty đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng cả về
sản lượng và giá trị xuất khẩu và nhiều khả năng thay thế cho tôm sú. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, tôm thẻ là mặt hàng được ưa chuộng trên nhiều thị trường nhờ là sản phẩm giá rẻ, nhất là trong thời điểm suy giảm kinh tế thế giới, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, sử dụng tôm giá thấp vì thế tôm thẻ ngày càng có sức cạnh tranh cao hơn. Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi trồng cũng chuyển từ nuôi tôm sú
sang tôm thẻ bởi mặt hàng này có chi phí thấp, dễ nuôi, ít bị bệnh và lại cho năng suất cao hơn, điều này đã góp phần làm gia tăng nguồn cung ứng nguyên liệu tôm thẻ cho
chế biến của công ty.
Một số hình ảnh sản phẩm tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu của công ty F17:
Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu theo sản lượng tại công ty từ năm 2006 – 2008
Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị tại công ty từ năm 2006 – 2008
Tôm Thẻ Sushi Tôm Thẻ SC
Tôm thẻ HLSO Tôm thẻ RAW HOSO
Tôm Thẻ PTO Tôm Thẻ PTO luộc
BẢNG 2.3: CƠ CẤU SẢN PHẨM TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY F17 NĂM 2008
Sản phẩm Số lượng (Tấn) Giá trị (Tỷ đồng)
1. Tôm thẻ vỏ eazy peel (EZP) 31,87 3,15
2. Tôm thẻ vỏ sống IQF có hóa chất (HLSO) 2,08 0,24
3. Tôm thẻ thịt xẻ tròn sống Rlobster 202,94 32,44
4. Tôm thẻ thịt luộc IQF có hóa chất (PD
COOKED) 196,25 18,52
5. Tôm thẻ thịt sống có hóa chất (PD) 3.137.78 298,14
6. Tôm thẻ thịt xẻ bướm sống 16,76 1,90
7. Tôm thẻ thịt sống xiên que (XQ) 220,03 24,86
8.Tôm thẻ PTO luộc IQF có hóa chất
(PTO COOKED) 641,38 73,93
9. Tôm thẻ PTO xẻ bướm sống 10,09 1,49
10. Tôm thẻ PTO + sốt có hóa chất (SC) 22,64 3,02
Tổng 4.481.82 457,69
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty)
Hiện tại, các lô hàng xuất khẩu của công ty phần lớn là ở dạng sơ chế và tinh chế, các sản phẩm giá trị gia tăng còn rất ít (chỉ mới được sản xuất trong năm 2009). Trong số các mặt hàng chế biến từ tôm thẻ, tôm thẻ thịt sống vẫn chiếm chủ yếu (80% số lượng và 78% giá trị). Các mặt hàng tinh chế (PD cooked, PTO cooked, SC) chiếm
khoảng 20% sản lượng. Mặt hàng tôm thẻ của công ty khi xuất sang thị trường Mỹ
hiện vẫn đang chịu thuế chống bán phá giá ở mức 2,5% (thấp nhất trong các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam).
2.3.2. Cơ cấu thị trường
Cho đến thời điểm hiện nay, công ty đã xuất khẩu tôm thẻ đến rất nhiều thị trường. Những thị trường xuất khẩu tôm thẻ của công ty trong thời gian gần đây tập
BẢNG 2.4: CƠ CẤU XUẤT KHẨU TÔM THẺ THEO SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TẠI CÔNG TY TỪ NĂM 2006 - 2008
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thị trường Slượng (Kg) % Giá trị (USD) % Slượng (Kg) % Giá trị (USD) % Slượng (Kg) % Giá trị (USD) % Mỹ 1.668.353 89,99 10.144.894 91,25 2.767.788 84,57 12.984.937 84,59 4.299.860 94,94 23.513.919 95,60 Nhật 134.127 7,23 749.924 6,75 368.044 11,25 1.897.359 12,36 EU 51.532 2,78 223.270 2,00 87.012 2,66 223.381 1,45 74.333 1,66 516.992 2,10 Hàn Quốc 102.444 2,29 523.654 2,13 Canada 49.731 1,52 244.957 1,60 5.179 0,11 40.621 0,17 Tổng 1.854.012 100,00 11.118.088 100,00 3.272.575 100,00 15.350.634 100,00 4.481.816 100,00 24.595.186 100,00
Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu thị trường tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu của công ty theo giá trị từ 2006 – 2008
Nhận xét:
Qua các biểu đồ, ta nhận thấy: Sản lượng và giá trị tôm thẻ ngày càng tăng lên và đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Trong tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty thì Mỹ - thị trường có đóng góp cao
nhất vào tổng giá trị xuất khẩu của công ty cũng chính là thị trường nhập khẩu sản
phẩm tôm thẻ nhiều nhất. Năm 2006, công ty xuất khẩu tôm thẻ sang Mỹ với tổng giá
trị hơn 10 triệu USD, chiếm 91% giá trị tôm thẻ xuất khẩu tại công ty. Sang năm 2007,
giá trị xuất khẩu tôm thẻ vào thị trường Mỹ vẫn không ngừng tăng lên với giá trị xuất
khẩu đạt khoảng 12,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 84,6%. Giá trị xuất khẩu tôm thẻ năm
2008 vào Mỹ tiếp tục đứng đầu ở mức 23,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 95,6%. Như
vậy, tôm thẻ cùng với thị trường Mỹ đang là những thế mạnh và tiềm năng mà công ty
có được hiện nay. Trong thời gian tới mặt hàng này sẽ tiếp tục được công ty đẩy mạnh
sản xuất và xuất khẩu để phát huy ngày càng hiệu quả những lợi thế của nó.
Năm 2006 91% 0% 7% 2% Năm 2007 84,6 % 1,6% 12,4% 1,4% Năm 2008 95,6% 2,13% 2,1% 0,17% Mỹ Nhật EU Thị trường khác
2.4. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG
LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17
* Đặc điểm của chuỗi:
Khác với các mặt hàng thủy sản khác, nguồn nguyên liệu tôm thẻ được thu mua
tại công ty toàn bộ là từ nuôi trồng.
Việc thu mua nguyên liệu tôm thẻ tại công ty thường được tiến hành dưới hai
hình thức: một là thu mua thông qua các đại lý, các chủ nậu vựa và hai là thu mua từ
các hộ nuôi trồng trực tiếp đem bán cho công ty. Trên thực tế, hiện nay việc thu mua
thông qua trung gian (các đại lý, chủ nậu) chiếm đến 70-80% sản lượng nguyên liệu
thu mua của công ty, còn lại 20-30% là thu mua trực tiếp từ hộ nông dân.
Ngoài ra, để mở rộng nguồn cung nguyên liệu công ty đã và đang tiến hành thu mua tôm thẻ tại khắp các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Do vậy, các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty không nằm tập trung tại một chỗ
mà phân tán, rải rác nhiều nơi, xa cách về địa lý. Chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty
vì thế cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ tình hình nuôi trồng chung hiện nay.
Chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ tại công ty bao gồm các tác nhân chính:
người cung ứng dịch vụ đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc men), các hộ nuôi tôm, người thu mua trung gian (đại lý, chủ nậu), công ty chế biến F17 và nhà nhập khẩu.
Hình 2.10: Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17
2.4.1. Nguồn cung ứng dịch vụ đầu vào
Cung cấp đầu vào là khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng tôm thẻ, một trong
những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành bại của một vụ tôm. Người cung cấp dịch vụ đầu vào Đại lý cấp 1 Công ty chế biến NTSF F17 Các hộ nuôi trồng 30% 70% Nhà nhập khẩu 100% Đại lý cấp 2
2.4.1.1. Con giống
* Đặc điểm chung:
Không như tôm sú chủ yếu khai thác trong môi trường tự nhiên, con giống tôm
thẻ chân trắng trên thị trường hiện nay có thể được chia ra thành hai nguồn chủ yếu. Thứ nhất là nguồn giống từ các cơ sở sản xuất uy tín hoặc đã có thương hiệu như Công
ty CP Việt Nam, Công ty TNHH Việt Úc, Công ty TNHH Asia Hawaii… chủ động
tạo nguồn giống đạt chất lượng cao về kháng bệnh và sự tăng trưởng, ngoài ra còn cho
năng suất cao, giá bán hợp lý. Đây là nguồn giống đáng tin cậy hơn so với những
nguồn khác. Thứ hai, con giống tôm thẻ được mua từ những nơi sản xuất giống tư