Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 27 - 32)

Quá trình toàn cầu hóa và thương mại hóa diễn ra một cách nhanh chóng đã tạo điều kiện cho thương mại thủy sản phát triển. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp trong ngành cũng trở nên mạnh mẽ hơn, cùng với đó là những quan tâm và đòi hỏi ngày một khắt khe của người tiêu dùng. Ngày nay, lợi thế cạnh tranh được tạo ra

không chỉ bởi hai yếu tố: dẫn đầu chi phí hay khác biệt hóa mà còn nằm ở sự liên kết

trong chuỗi cung ứng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên tham gia trong chuỗi để đạt được sự tăng trưởng, đổi mới và khả năng cạnh tranh cao hơn. Hướng tới việc nâng cấp hệ thống chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để có được sự

gắn kết giữa các thành viên trong chuỗi, gia tăng lợi ích kinh tế, tiết kiệm chi phí và

đem lại lợi thế bền vững cho chính doanh nghiệp.

Thứ nhất: Gia tăng sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng thủy sản

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh,nhanh chóng khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự

mạnh việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản hiện nay đang là xu thế và là một đòi hỏi quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như góp phần nâng cao

khả năng cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp

chế biến thủy sản nói riêng.

* Những lợi ích từ việc tăng cường hợp tác dọc:

- Giúp tiết kiệm chi phí do cân đối tốt các hoạt động, tồn kho thấp, tính hiệu

quả nhờ quy mô, giảm thiểu các hoạt động gây lãng phí thời gian hoặc không tạo ra

giá trị…

- Cải thiện dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, sự hợp tác giúp cho nguyên vật

liệu dịch chuyển nhanh hơn với độ tin cậy chất lượng cao hơn, thời gian đặt hàng tốt hơn, vận chuyển nhanh hơn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng cao hơn.

- Các tổ chức phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt hơn với những biến động của môi trường, cải thiện thành tích trên cơ sở dự báo chính xác, hoạch định tốt hơn, sử

dụng hiệu suất các nguồn lực, sự ưu tiên một cách hợp lý …

- Sự hợp tác ổn định có thể khích lệ nhà cung cấp chuyên biệt hóa vào một loại

sản phẩm nào đó hoặc đầu tư để cải thiện sản phẩm và hoạt động tác nghiệp. Từ đó

giảm thiểu dãy sản phẩm cung ứng.

- Gia tăng hiệu quả và tập trung vào số lượng nhỏ khách hàng với dịch vụ chất lượng cao. Sự cộng tác chia sẻ thông tin với khách hàng mà không lo sợ thông tin này

được sử dụng với mục đích tìm kiếm lợi thế thương mại.

* Có nhiều cách thức hợp tác mà một tổ chức có thể chọn lựa:

- Hợp tác phi chính thức (kinh doanh cùng với nhau): nghĩa là một nhóm các tổ

chức làm việc cùng với nhau mà không hình thành nên các đối tác thực sự, không có

sự cam kết rõ ràng.

+ Thuận lợi: tạo ra sự linh họat và không trói buộc các tổ chức do không có sự ràng buộc hợp đồng.

+ Hạn chế: sự chia sẻ thông tin không đáng kể, các bên có sự khác biệt về văn

hóa doanh nghiệp và có thể chấm dứt sự hợp tác mà không cần cảnh báo vào bất kỳ

thời điểm nào thích hợp với họ.

- Hợp tác chính thức (hợp đồng, liên minh chiến lược, liên doanh…) : Khi một

tổ chức và nhà cung cấp làm việc ăn ý với nhau, họ mong muốn tìm kiếm mối quan hệ

định quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên tham gia. Đây chính là cơ sở của liên minh chiến lược hoặc đối tác chiến lược.

+ Thuận lợi: cho phép các bên tham gia biết rõ những quy định chi tiết về

cam kết vì thế họ biết chính xác mình phải làm gì, có sự cởi mở và tin tưởng lẫn nhau,

chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chuyên môn, linh hoạt và sẵn sàng giải quyết các vấn đề chung, đặc biệt là nhất trì về mức chi phí và lợi nhuận công bằng cho các bên.

+ Hạn chế: Giới hạn mức độ linh hoạt và đôi khi áp đặt những điều kiện cứng

nhắc.

Thứ hai: Xây dựng thương hiệu

Hầu hết mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều chưa có thương hiệu hoặc phải mang thương hiệu của các nhà nhập khẩu và phân phối. Điều này đã làm giảm giá trị xuất khẩu và cơ hội khẳng định vị thế của các sản

phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản

cần tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho mình đểđem về giá trị gia tăng cao hơn

và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Việc xây dựng thương hiệu là điều cần làm của

mỗi doanh nghiệp, góp phần mở rộng thị trường và đưa tên tuổi thuỷ sản Việt Nam ra

thế giới. Thương hiệu có uy tín sẽ tạo nên sự khác biệt về hình ảnh doanh nghiệp trong

mắt người tiêu dùng.

Để xây dựng thành công thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam phải biết tận

dụng những lợi thế riêng của mình, cái không thể thay thế bởi hàng của nước khác và

đặc biệt chú trọng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc xây dựng thương hiệu riêng cũng nằm trong chiến lược xây dựng thương hiệu thuỷ sản quốc gia, vì vậy xây dựng thành công thương hiệu riêng, doanh nghiệp cũng đồng thời góp phần

tạo ra thương hiệu thuỷ sản quốc gia.

Thứ ba: Ứng dụng công nghệ vào hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ

Ngày nay, người tiêu dùng phải đối diện với nhiều thách thức về mặt vệ sinh an

toàn thực phẩm. Những thay đổi trong quy trình chăn nuôi trồng trọt như: sử dụng

thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, những nguy cơ ô nhiễm môi trường và sự lây

nhiễm các loại bệnh do thực phẩm gây ra làm cho người tiêu dùng lo lắng về chất lượng sản phẩm và đòi hỏi phải biết nguồn gốc thực phẩm mình sẽ sử dụng được sản

xuất từ đâu, qua các quy trình công nghệ thế nào. Từ đó đặt ra vấn đề cần giám sát

truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm ra đời.

Các thông tin truy xuất nguồn gốc được lưu giữ bằng nhiều cách. Có thể chỉ là những dòng thông tin ghi trên giấy, các bảng biểu hoặc được mã hoá thành mã số để

dễ nhận diện và phân định. Tuy nhiên, với cách làm truyền thống, truy xuất nguồn gốc

bằng mã số mã vạch thì chỉ thuận tiện trong thương mại sản phẩm, còn áp dụng trong

quá trình sản xuất sản phẩm nông sản sẽ mất nhiều công sức và rất bất tiện, nhất là khi làm việc trong môi trường ẩm ướt. Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, một

số công ty viễn thông quốc tế đã nghiên cứu chế tạo thiết bị và phần mềm để quá trình theo dõi, giám sát sản phẩm được tự động hoá và việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận tiện dễ dàng hơn. Một trong những công nghệ đó là công nghệ nhận dạng

bằng tần số vô tuyến gọi tắt là RFID, kết hợp với mạng công nghệ thông tin để thực

hiện truy xuất nguồn gốc. Hệ thống theo dõi giám sát và truy xuất (traceability system)

sử dụng các công nghệ mới này nắm bắt và duy trì mọi thông tin về sản phẩm từ lúc

bắt đầu nuôi cho đến khi đến tay người tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: tạo

giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở và phân phối).

Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì ngay lập tức doanh nghiệp

có thể truy xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải pháp xử lý. Người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như: nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì...

Khi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được trang bị hệ thống này, việc nhập

khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực

phẩm và hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản cũng như các tập đoàn bán lẻ sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế

và uy tín cho doanh nghiệp. Ví dụ như ở Thái Lan nhờ ứng dụng các công nghệ này trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, những sản phẩm nông sản xuất khẩu

của Thái Lan được khách hàng tin tưởng và sẵn sàng trả giá cao hơn 30 % so với giá thông thường.

Thứ tư: Thực hiện nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với hàng thủy sản xuất

khẩu được đặt ra cấp bách. Người tiêu dùng và những nhà nhập khẩu không chỉ quan tâm đến giá cả mà đặc biệt chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Tiêu chí này đòi hỏi người nuôi trồng phải đáp ứng để có thể đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Thực tế cho

thấy, nguồn lợi thủy sản sẽ không được đảm bảo nếu chưa có nguồn cung cấp thức ăn

chất lượng và chương trình nuôi trồng truy xuất được nguồn gốc. Do đó, việc nuôi

trồng theo tiêu chuẩn quốc tế để sản xuất ra sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường,

có truy xuất nguồn gốc là một giải pháp để hoàn thiện chất lượng khâu nuôi trồng.

Bên cạnh đó, trong tình hình nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập như hiện

nay, việc nuôi trồng đảm bảo chất lượng, ứng dụng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp người nuôi lẫn doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt từ nguồn nguyên liệu có chất lượng và

được chứng nhận, từ đó cải thiện lợi ích kinh tế cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh

trên thị trường quốc tế.

Hiện nay có một số tiêu chuẩn quốc tế đã và đang được Nhà nước khuyến khích

áp dụng và triển khai ứng dụng thí điểm tại nhiều vùng nuôi trong nước bao gồm: tiêu chuẩn thực hành nuôi thủy sản tốt nhất BAP, tiêu chuẩn GLOBAP GAP – Eurep GAP, biện pháp thực hành nuôi tốt hơn BMP, chứng nhận của Naturland cho tôm nuôi sinh

thái,… Những lợi ích mang lại từ việc ứng dụng các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn là: - Giúp giảm dịch bệnh.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Nâng cao khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường và nâng cao giá bán. - Tác động tích cực về mặt xã hội và nâng cao tính cộng đồng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT

HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)