CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17
Sự phân tích chi phí – lợi ích là nhằm tìm hiểu, đánh giá về các giá trị tăng thêm
qua mỗi khâu, mỗi nhân tố của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ. Để đánh giá chi phí,
lợi ích của mỗi thành viên tham gia trong chuỗi mặt hàng này, ta tiến hành xem xét từ
chi phí của người nuôi cho đến khi sản phẩm được xuất bán khỏi công ty chế biến. Như đã phân tích ở trên, chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ của công ty bao gồm 3 tác nhân chính là: người nuôi tôm, các đại lý trung gian, công ty và nhà nhập khẩu. Tuy
nhiên vì trong khả năng giới hạn, ta chỉ có thể tìm hiểu đến tác nhân công ty chế biến
mà thôi.
Chi phí – lợi nhuận của người nuôi tôm:
Lợi nhuận BQ = Giá bán – Giá thành (Chi phí BQ)
Trong đó, chi phí mà một hộ nuôi tôm phải trang trải bao gồm:
- Chi phí tôm giống.
- Chi phí thức ăn (mua/ chế biến cho tôm nuôi).
- Chi phí lao động: lương cho lao động không cố định, kỹ sư hoặcngười quản
lý kỹ thuật.
- Chi phí thuốc men, hóa chất: để xử lý nước, phòng ngừa và điều trị bệnh.
- Chi phí nhiên liệu: cho các hoạt động như bơm nước, điện, thiết bị điều
khiển…
- Chi phí khác như: khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, chi phí cải tạo
ao, chi phí kiểm nghiệm…
Qua điều tra 10 hộ nuôi tôm thẻ của công ty, ta thống kê được chi phí và lợi
BẢNG 2.9: CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1 HA DIỆN TÍCH NUÔI TÔM THẺ.
(Nguồn: phỏng vấn các hộ nuôi)
Nhận xét:
- Tổng chi phí bình quân cho 1ha tôm thẻ nuôi mà các hộ nông dân phải trang
trải là 356.300.000 đồng. Trong đó: chi phí thức ăn có tỷ trọng cao nhất - chiếm
58,35% tổng chi phí, chi phí giống chiếm 9%, thuốc men và hóa chất chiếm 11,6%,
các chi phí còn lại chiếm 21%.
- Với sản lượng của vụ nuôi chính đạt mức 9 tấn/ha, tính ra giá thành trung bình của một kg tôm thẻ nuôi là 39.589 đồng.
- Riêng về lợi nhuận của người nuôi, vì có hai đối tượng là người nuôi bán tôm
trực tiếp cho công ty và người nuôi bán qua các đại lý trung gian nên lợi nhuận của họ
là khác nhau:
• Trong trường hợp bán trực tiếp, người nuôi được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ
giá thu mua của công ty mà không phải chia sẻ một phần giá trị cho các đại lý. Tuy
Đơn giá Thành tiền Giá
thành STT CHI PHÍ ĐVT Số lượng VNĐ VNĐ Sản lượng thu hoạch (kg) VNĐ/kg 1. Con giống Con 1.200.000 27 32.400.000 2. Thức ăn Kg 9.900 21.000 207.9000.000 3. Thuốc bệnh, thuốc bổ - 14.500.000 4. Lương nhân công - 19.000.000 5. Khấu hao MMTB - 12.000.000 6. Nhiên liệu, điện - 13.500.000 7. Bạt lót đáy ao Vụ 1 5.000.000 10.000.000 8. Chi phí thuê đất Vụ 1 6.000.000 10.000.000 9. Hóa chất xử lý 27.000.000 - Clorine Thùng 6 1.500.000 9.000.000 - Vôi Tấn 4 1.500.000 6.000.000 - Men vi sinh, thuốc diệt khuẩn - 12.000.000 10. Chi phí khác - 10.000.000 11. Tổng chi phí 356.300.000 9.000 39.589
nhiên người nuôi phải chấp nhận thanh toán chậm và gánh chịu những chi phí của các đại lý bao gồm: chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí giao dịch, lãi suất ngân hàng…
• Trong trường hợp bán qua đại lý, người nuôi phải chấp nhận mức giá thấp hơn trung bình là 3.000 đồng/kg, trong đó bao gồm chi phí và lợi nhuận của các đại lý. Năm 2009, giá thu mua của công ty cho mặt hàng tôm thẻ có size 81-90 là 49.000
đồng/kg. Theo đó, với hình thức bán trực tiếp và bán qua trung gian, người nuôi có lợi
nhuận theo bảng sau:
BẢNG 2.10: LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI NUÔI TÔM THẺ Hình thức bán Bán trực tiếp Bán qua đại lý
Giá bán (đồng/kg) 49.000 46.000
Giá thành (đồng/kg) 39.589 39.589
Các chi phí khác (*) 2.150
Lợi nhuận BQ (1) (đồng/kg) 7.261 6.411
Năng suất TB (kg/ha) 9.000 9.000
Lợi nhuận (1) (đồng) 65.349.000 57.699.000
Hệ số rủi ro 0.5 0.5
Lợi nhuận BQ (2) (đồng/kg) 3.630,5 3.205,5 Lợi nhuận (2) (đồng) 32.674.500 28.849.500 (*) Các chi phí khác cũng chính là những chi phí mà đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 phải
chi trả bao gồm: chi phí thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, giao dịch…
Nhận xét:
Với hình thức bán trực tiếp, sau khi trừ hết chi phí người nuôi thu được lợi
nhuận bình quân là 7.261 đồng/kg tôm thương phẩm (tức lãi 18,3% trên đồng vốn bỏ
ra). Với sản lượng thu hoạch 9 tấn/ha, người nuôi có lãi 65.349.000 đồng/ha. Trung bình một năm nuôi 2 vụ thành công, tính ra thu nhập bình quân của người nuôi là
10.891.500 đồng/tháng.
Tuy nhiên, theo người nông dân thì nghề nuôi tôm có rủi ro khá cao (tỷ lệ rủi ro thường là 50/50), nhiều vụ cho năng suất rất cao nhưng cũng có nhiều vụ người
nuôi bị mất trắng bởi sự thay đổi thất thường của thời tiết, môi trường bị ô nhiễm, tôm
do không có sự đảm bảo chắc chắn về đầu ra và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường nên có những vụ nuôi dù đạt năng suất cao, người nông dân vẫn không có lời
nhiều vì rơi vào tình trạng bị ép giá. Đây là những nỗi lo lớn của người nuôi vì tính bấp bênh, không bền vững phổ biến của nghề nuôi tôm hiện nay. Do vậy, nếu tính
thêm tỷ lệ rủi ro, lợi nhuận của người nuôi giảm đi một nửa còn lại 3.630,5 đồng/kg và tổng lợi nhuận là 32.674.500 đồng/ha/vụ.
Với giá bán qua hình thức trung gian trung bình năm 2009 là 46.000 đồng,
trung bình các hộ lời 6.411 đồng/kg, (tức lãi 16% trên đồng vốn bỏ ra), lãi 57.699.000
đồng/ha, thu nhập 9.616.500 đồng/tháng. Lợi nhuận này giảm đi 850 đồng/kg so với
lợi nhuận từ việc bán tôm trực tiếp. Tính ra phần lợi nhuận người nuôi bị thiệt và đã chuyển qua cho các đại lý là 7.650.000 đồng/ha/vụ. Với hệ số rủi ro cao (0.5), trung
bình người nuôi chỉ còn lãi 3.205,5 đồng/kg/vụ. Như vậy, nếu tính đến cả yếu tố rủi ro
thì lợi nhuận bình quân của hộ nuôi chỉ vào khoảng 28.849.500 đồng/ha/vụ, thu nhập là 4.808.250 đồng/tháng.
Chi phí - lợi nhuận của đại lý: hình thức thu mua thông qua trung gian hiện đang chiếm trên 70% sản lượng nguyên liệu tại công ty. Qua điều tra tìm hiểu, các chi phí và lợi nhuận của 2 cấp đại lý (chi tiết xem phụ lục) bao gồm:
- Đại lý cấp 1: Chi phí đại lý cấp 1 phải chi trả bao gồm chi phí thu hoạch, chi
phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí giao dịch và chi phí khác. Qua điều tra tìm hiểu, tổng chi phí mà đại lý cấp 1 chi trả trung bình là 2.000 đồng/kg nguyên liệu. Lợi
nhuận thu được trung bình là 500 đồng/kg nguyên liệu.
- Đại lý cấp 2: Chi phí của đại lý cấp 2 bao gồm phí lãi vay ngân hàng, chi phí giao dịch, công nhân giao hàng. Tổng chi phí mà đại lý này phải chi trả trung bình là
150 đồng/kg nguyên liệu, lợi nhuận thu về là 350 đồng/kg.
Như vậy, tại khâu trung gian tổng chi phí trung bình các đại lý bỏ ra là 2.150
đồng/kg và lợi nhuận trung bình thu về là 850 đồng/kg nguyên liệu. Do đó, khi người
nuôi bán tôm qua 2 tầng đại lý trung gian cũng đồng nghĩa chấp nhận mất đi một phần
lợi nhuận trung bình là 850 đồng/kg nguyên liệu.
Để phân tích chi phí lợi ích của công ty F17, ta tiến hành lựa chọn và tính giá thành cho một mặt hàng đại diện là mặt hàng tôm thẻ PTO luộc size 81-90 được xuất đi thị trường Hàn Quốc trong năm 2009 có giá thu mua nguyên liệu là 49.000 đồng/kg.
BẢNG 2.11: GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM PTO LUỘC (size 81-90 bán cho thị trường Hàn Quốc năm 2009) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17. Đơn giá STT Diễn giải VNĐ/kg USD (18.500 VNĐ)/kg 1. Chi phí NVL trực tiếp 87.935 4.75 - Nguyên liệu chính 83.300 4.50
- Nguyên vật liệu phụ (Bao bì, vật
tư, hóa chất) 4.635 0.25
2. Chi phí nhân công trực tiếp 3.985 0.22
3. Chi phí sản xuất chung 4.850 0.26
Giá thành phân xưởng 96.770 5.23
4. Chi phí lãi vay (3 tháng) 0.075
5. Chi phí bán hàng 0.48
- Phí tàu (CIF) 0.320
- Cước vận chuyển nôi địa (NT-SG) 0.034
- Hoa hồng môi giới 0.050
- Khác 0.072
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0.24
Giá thành toàn bộ 111.555 6.03
7. Giá xuất bán (CIF) 123.395 6.67
Lợi nhuận trước thuế 11.840 0.64
(Nguồn: Phòng kế toán công ty F17)
Qua bảng kê chi phí tính giá thành của sản phẩm trên, ta nhận thấy: khi xuất
khẩu được 1kg tôm thành phẩm, công ty thu được khoản lợi nhuận trước thuế là 0.64
USD, tương đương với 11.840 VNĐ (tỷ giá năm 2009). Và theo tìm hiểu, lợi nhuận
bình quân công ty thu về cho mặt hàng tôm thẻ vào năm 2008, 2009 là 10.000 VNĐ/kg thành phẩm, thậm chí có loại công ty lãi đến 15.000 VNĐ/kg tùy theo từng
loại sản phẩm, kích cỡ cũng như thị trường và thời điểm giao dịch.
Vì việc thu mua qua đại lý chiếm phần lớn sản lượng tại công ty, do đó ta đi sâu
Ta có bảng tổng hợp chi phí – lợi ích của các thành viên cho mặt hàng tôm thẻ PTO
luộc của công ty như sau :
BẢNG 2.12: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ PTO LUỘC (size 81-90
bán cho Hàn Quốc năm 2009 , Định mức NL = 1.7) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17.
Các yếu tố trong chuỗi giá trị Đơn vị Giá trị
1. NGƯỜI NUÔI TÔM
Chênh lệch biên Đồng/kg NL 46.000
a. Tổng chi phí Đồng/kg NL 39.589
b. Lợi nhuận ròng Đồng/kg NL 6.411 c. Giá bán cho Đại lý cấp 1 (1) Đồng/kg NL 46.000
2. ĐẠI LÝ TRUNG GIAN CẤP 1
Chênh lệch biên = (2)-(1) Đồng/kg NL 2.500
a. Tổng chi phí Đồng/kg NL 2.000
b. Lợi nhuận ròng Đồng/kg NL 500 c. Giá bán cho Đại lý cấp 2 (2) Đồng/kg NL 48.500
3. ĐẠI LÝ TRUNG GIAN CẤP 2
Chênh lệch biên = (3)-(2) Đồng/kg NL 500
a. Tổng chi phí Đồng/kg NL 150
b. Lợi nhuận ròng Đồng/kg NL 350 c. Giá bán cho công ty F17 (3) Đồng/kg NL 49.000
4. CÔNG TY CHẾ BIẾN F17
Chênh lệch biên 40.095
a. Chi phí (ngoài CP nguyên liệu) Đồng/kg TP 28.255
USD/kg TP 1.53
b. Lợi nhuận ròng Đồng/kg TP 11.840
USD/kg TP 0.64
c. Giá bán xuất khẩu Đồng/kg TP 123.395
Nhận xét:
Từ bảng phân tích lợi ích - chi phí trong chuỗi mặt hàng tôm thẻ, ta nhận thấy:
qua khâu chế biến đông lạnh, giá trị sản phẩm tôm thẻ trên đã tăng lên và giá cả đã
tăng ở mức cao, khoảng 48% so với giá nguyên liệu thu mua. Sau khi trừ chi phí, cơ sở
chế biến thu được lợi nhuận 11.840 đồng/kg thành phẩm (14,2% so với giá mua
nguyên liệu). Cụ thể về tỷ trọng chi phí – lợi nhuận của các thành viên trong chuỗi ta
có bảng tóm tắt:
BẢNG 2.13: SỰ PHÂN PHỐI LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ (PTO LUỘC size 81-90 bán cho Hàn Quốc, Định
mức NL = 1.7) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 (%).
Chi phí GT % Lợi nhuận GT %
Người nuôi tôm 39.589 56,56 Người nuôi tôm 6.411 33,55
Đại lý cấp 1 2.000 2,86 Đại lý cấp 1 500 2,62
Đại lý cấp 2 150 0,21 Đại lý cấp 2 350 1,83
Công ty F17 28.255 40,37 Công ty F17 11.845 62,00
Tổng 69.994 100,00 Tổng 19.101 100,00
Sự phân phối về chi phí
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Công ty F17 Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Người nuôi tôm
Sự phân phối về lợi nhuận
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Công ty F17 Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Người nuôi tôm
Kết luận:
- Như vậy, xét về chi phí trong toàn chuỗi cung ứng tôm thẻ trên của công ty:
nhà chế biến xuất khẩu (40,37%) và đại lý trung gian cấp 1 (2,86%), chi phí của đại lý
cấp 2 là thấp nhất (0,21%).
- Tính riêng về lợi nhuận, công ty F17 là người chiếm phần lợi ích nhiều nhất (62%) và người nuôi tôm cũng có lợi nhuận đáng kể nếu được mùa (33,55%). Sở dĩ lợi
ích của người nuôi đạt tỷ lệ khá cao là vì lợi nhuận của họ chưa được tính đến yếu tố
rủi ro và việc tính toán trên cũng chưa xem xét đến tính kinh tế nhờ quy mô (năng lực
hoạt động của từng đối tượng). Trên thực tế, tình hình nuôi tôm hiện nay vẫn diễn ra
hết sức bấp bênh, người nuôi vì nhiều lý do khác nhau đang phải đối mặt với những
rủi ro cao về hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ rủi ro trong nghề nuôi tôm theo các hộ nuôi là 50/50. Nuôi càng lớn thì người nuôi phải đầu tư càng nhiều, chi phí đầu tư cao
(56,56%) so với các thành viên khác trong chuỗi nhưng lợi nhuận thì bấp bênh cũng là một vấn đề khó khăn cho người nuôi khi muốn mở rộng diện tích nuôi trồng. Mặt
khác, tuy lợi nhuận trên 1kg tôm thương phẩm của người nuôi là cao nhưng do một vụ
nuôi kéo dài từ 3 – 4 tháng và có những thời điểm phải tạm dừng để phơi ao, cải tạo đìa hoặc chờ đợi thời tiết thích hợp mới tiếp tục thả nuôi. Do đó, trung bình một năm người nông dân chỉ thả nuôi 2 vụ, tính ra thu nhập hàng tháng của họ cũng chỉ ở mức tương đối. Ngoài ra, khi bán tôm theo hình thức gián tiếp, người nuôi đã chuyển một
phần lợi nhuận đáng kể của mình sang cho các đại lý là 7.650.000 đồng/ha.
- Các đại lý: họ là người có tỷ trọng về lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi (0,69%
và 0,47%), tuy nhiên họ cũng là người bỏ ra chi phí thấp nhất. Các đại lý này có khả năng thu mua hàng ngàn tấn nguyên liệu tôm thẻ một cách dễ dàng trong một năm với
lợi nhuận gần như nắm chắc trong tay nên tính ra lợi nhuận thu về là rất lớn. Cụ thể:
theo số liệu từ phòng kế toán, năm 2009 một đại lý trung bình bán khoảng 1.500 tấn
tôm thẻ nguyên liệu/năm cho công ty. Với lợi nhuận bình quân 350 đồng/kg nguyên liệu, thu nhập của họ riêng từ việc bán nguyên liệu cho công ty ước đạt hơn 43 triệu đồng/tháng. Đại lý cũng là những người ít khi chịu rủi ro nhất trong chuỗi so với người nuôi, phải nuôi trồng xuyên suốt năm nhưng có sản lượng không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thời tiết và điều kiện môi trường là hai yếu tố rất
khó kiểm soát được.
- Công ty F17: là đối tượng có tỷ trọng chi phí đầu tư cao thứ hai sau người
nuôi (40,37%), lợi nhuận của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất 62% tổng lợi nhuận của
mạnh của một công ty nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản nói chung và mặt hàng tôm thẻ nói riêng thì vấn đề lợi nhuận và chi phí tất yếu luôn được công ty tính toán một cách hiệu quả để đảm bảo tối ưu hóa lợi ích
kinh tế cho công ty.
- Bên cạnh đó, qua giá trị chênh lệch biên hay lợi nhuận gộp ta nhận thấy khâu
nuôi trồng và chế biến là hai khâu chính làm gia tăng giá trị chuỗi cung ứng tôm thẻ.
Khâu nuôi trồng đóng góp 51,6% và khâu chế biến đóng góp 45% giá trị sản phẩm.