Cơ sở lý luận
RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng
Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ
vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho
phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm. Bộ nhớ
của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm. Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay
lập tức sẽ được nhận dạng tự động. Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ
chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông
tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát [28].
Hình 3.2: Mô hình chung của hệ thống RFID (Chartier, 2005)
Ưu điểm của việc sử dụng công nghệ thẻ RFID đã được chứng thực là chúng có
độ bền cao, chịu được hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt cũng như do việc
truy cập không cần tiếp xúc (có thể đọc được thẻ từ khoảng cách xa tới vài mét) nên không bị hỏng do tiếp xúc cơ học và có thể áp dụng được cho nhiều bài toán khác nhau. Ngoài ra công nghệ RFID này còn có khả năng phân biệt nhiều thẻ hiện diện
cùng một lúc, cho phép dễ dàng đọc/thêm bớt hoặc đọc/ghi dữ liệu và giá thành lại tương đối thấp.
Cơ sở thực tiễn
Ngày nay, người tiêu dùng phải đối diện với nhiều thách thức về mặt vệ sinh an
toàn thực phẩm. Những thay đổi trong quy trình chăn nuôi trồng trọt như: sử dụng
thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, những nguy cơ ô nhiễm môi trường và sự lây
lượng sản phẩm và đòi hỏi phải biết nguồn gốc thực phẩm mình sẽ sử dụng được sản
xuất từ đâu, qua các quy trình công nghệ thế nào. Từ đó đặt ra vấn đề cần giám sát
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn và do đó khái niệm
truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm ra đời.
Các thông tin truy xuất nguồn gốc được lưu giữ bằng nhiều cách. Có thể chỉ là những dòng thông tin ghi trên giấy, các bảng biểu hoặc được mã hoá thành mã số để
dễ nhận diện và phân định. Tuy nhiên, với cách làm truyền thống, truy xuất nguồn gốc
bằng mã số mã vạch thì chỉ thuận tiện trong thương mại sản phẩm, còn áp dụng trong
quá trình sản xuất sản phẩm nông thủy sản sẽ mất nhiều công sức và rất bất tiện, nhất
là khi làm việc trong môi trường ẩm ướt. Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển,
một số công ty viễn thông quốc tế đã nghiên cứu chế tạo thiết bị và phần mềm để quá
trình theo dõi, giám sát sản phẩm được tự động hoá và việc truy xuất nguồn gốc sản
phẩm được thuận tiện dễ dàng hơn. Một trong những công nghệ đó là công nghệ nhận
dạng bằng tần số vô tuyến gọi tắt là RFID, kết hợp với mạng công nghệ thông tin để
thực hiện truy xuất nguồn gốc. Hệ thống theo dõi giám sát và truy xuất (traceability
system) sử dụng các công nghệ mới này nắm bắt và duy trì mọi thông tin về sản phẩm
từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi đến tay người tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn:
tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở và phân phối). Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì ngay lập tức doanh nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải pháp xử lý. Người tiêu dùng có thể biết được
mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như: thủy sản được nuôi trồng ở trại nuôi
nào, vùng nuôi nào, được cho ăn những thức ăn gì, thông tin về doanh nghiệp chế biến
thủy sản...
Lợi ích của RFID: Khi công ty được trang bị hệ thống này, việc nhập khẩu các
sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản cũng như các tập đoàn bán lẻ sẽ trở
nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế và uy tín cho doanh nghiệp. Ví dụ như ở Thái Lan nhờ ứng dụng các công nghệ này trong truy xuất
nguồn gốc sản phẩm nông sản, những sản phẩm nông sản xuất khẩu của Thái Lan được khách hàng tin tưởng và sẵn sàng trả giá cao hơn 30 % so với giá thông thường.
Công nghệ mới như RFID có thể đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn cho những công
sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu không chỉ tạo cơ hội nâng cao sức cạnh tranh mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thủy sản bền vững.
Hình 3.3: Sự ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống truy xuất
Năm 2008, Cục ứng dụng và phát triển công nghệ Việt Nam (SATI) đã phối
hợp với Trung công nghệ điện tử và máy tính Thái Lan tiển khia nghiên cứu áp dụng thí điểm công nghệ nhận dạng bằng tần số trong truy xuất nguồn gốc tôm đông lạnh tại
một số công ty: công ty CP thủy sản Bình An, công ty CP CB và XNK thủy sản Cà Mau (Camimex).
Phương thức tiến hành
Để doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ RFID thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như tính pháp lý, quản lý cơ sở dữ
liệu, sự phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thuỷ
sản cho rằng cùng với việc ban hành các văn bản pháp lý, nhà nước còn cần hỗ trợ
trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung, có như vậy mới tạo được cơ sở hạ tầng ứng dụng hiệu quả công nghệ.
Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông cần sớm triển khai thực hiện
mã hoá các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc và tiếp tục hỗ trợ
doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng
sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nuôi trồng Vận chuyển Chế biến Đóng gói Bảo quản Vận chuyển & Xuất khẩu Dữ liệu trung tâm (MS Access) Phần mềm giao diện (Visual Basics) Đầu ghi/đọc RFID Thẻ thông minh Ghi Đọc Truy xuất
Bộ cần phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp về lợi ích và quy trình của việc ứng
dụng công nghệ hiện đại này.
Đối với công ty:
- Cần lên kế hoạch đầu tư chi tiết nhất là dự trữ về nguồn vốn và tìm kiếm nhân
lực về công nghệ thông tin để vận hành công nghệ.
- Cộng tác cùng các Bộ khoa học công nghệ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thông trong việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ mới cho công ty mình.
- Cử cán bộ đi tìm kiếm thông tin và học tập về việc ứng dụng công nghệ RFID.
- Thực hiện liên kết dọc với các thành phần trong chuỗi cung ứng của mình đặc
biệt là với hộ nông dân và các nhà cung cấp dịch vụ nuôi trồng để đảm bảo khả năng
truy xuất nguồn gốc cũng như việc có đầy đủ các thông tin trong từng khâu, phục vụ
cho việc ứng dụng công nghệ.
- Công ty có thể tiến hành áp dụng trước cho một số mặt hàng chủ lực của mình.
3.6. Biện pháp khác
Quản trị hoạt động sản xuất và kiểm soát chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc
tế. Hiện nay phần lớn các thị trường xuất khẩu lớn đều đặt ra các rào cản thương mại
ngày càng khắt khe. Mỹ và EU là hai thị trường lớn nhất của công ty tại thời điểm này, hai thị trường này đồng thời cũng là những thị trường rất khó tính. Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, BRC,
IFS…song vẫn còn tình trạng chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu khách hàng. Do vậy công ty cần phải tiếp tục cải tiến hệ thống chất lượng để ngày càng nâng cao hơn
chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt quy phạm sản xuất và quy phạm chuẩn trong quá trình sản xuất.
- Công ty nên tìm hiểu và ứng dụng tiêu chuẩn ISO 22000, một tiêu chuẩn đề
cao tính truy xuất nguồn gốc cảu sản phẩm và khi đã đạt được tiêu chuẩn này công ty sẽ có thể phát triển vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật một cách dễ dàng và vững chắc hơn
- Tăng cường kiểm tra trong quá trình chế biến: kiểm tra công nhân, kiểm tra
nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, kiểm tra tình trạng vệ sinh chung của nhà
xưởng chế biến.
- Tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị chế biến và có thể đầu tư mới nếu thực
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ KCS, đội ngũ quản lý chất lượng, kiểm nghiệm cũng như nâng cao ý thức vệ sinh trong quá trình tham gia chế
biến cho các công nhân.
- Lựa chọn bao bì đúng quy cách, chất lượng, đồng bộ
- Tăng cường hệ thống bảo quản sau khi chế biến.
Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm hướng về các sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống từ
tôm thẻ, như tôm thẻ đông lạnh, tôm thẻ thịt, công ty cũng cần đưa thêm vào danh mục
sản phẩm của mình các sản phẩm xanh, sạch thân thiện với môi trường, là những sản
phẩm có giá trị cao, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá nhằm đưa sản phẩm mang thương
hiệu của công ty vào tiềm thức của người tiêu dùng nước ngoài: - Nâng cấp website của công ty, phát triển thương mại điện tử.
- Tham gia các Hội chợ triển lãm tại nhiều thị trường khác nhau.
- Thành lập bộ phận tìm kiếm thông tin thị trường, marketing riêng biệt để nắm
bắt nhu cầu khách hàng, người tiêu dùng nhanh chóng, giúp công ty phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm có hiệu quả cao hơn.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý về các kiến
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Việt Nam đã gia nhập WTO mang lại cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nếu như trước đây chúng ta thường dùng giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh thì hiện nay việc đáp ứng
chất lượng và các tiêu chuẩn quốc tế mới là điều được quan tâm nhiều hơn. Do đó,
công ty cổ phần Nha Trang Seafoods cũng như các doanh nghiệp khac cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng để có thể đứng vững trên thị trường khốc liệt và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.
Đề tài này đã đi tìm hiểu lý thuyết về chuỗi cung ứng và lợi thế cạnh tranh,
nghiên cứu và phân tích tình hình chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 liên quan đến các vấn đề về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn
gốc cũng như lợi ích – chi phí giữa các bên liên quan. Qua tìm hiểu ta nhận thấy chưa
có sự liên kết và gắn bó giữa các thành viên trong chuỗi, người nuôi là người có lợi
nhuận và chịu nhiều rủi ro nhất trong chuỗi, công ty là người đạt được lợi ích nhiều
nhất nhưng vấn đề kiểm soát chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế do sự phụ thuộc vào hệ
thống đại lý chủ nậu trung gian. Các chủ nậu là những người bỏ ra ít chi phí nhưng lại
có khả năng thu lợi cao và hầu như không có nhiều rủi ro. Qua đó, cho thấy sự cần
thiết phải tiến hành hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty cùng nhiều
biện pháp khác để cải thiện, cân đối lợi ích giữa các bên trong chuỗi và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
“Nâng cao lợi thế cạnh tranh theo hướng tiếp cận chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu” là một đề tài mới, có tính thực tế và nhiều mục tiêu nghiên cứu, đòi hỏi sự đầu tư sâu về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng với
bản thân một sinh viên, trong khả năng hạn chế và thời gian thực tập ngắn hạn, đề tài thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện và thuyết phục hơn.
KIẾN NGHỊ
1. Đối với các doanh nghiệp nói chung:
Thúc đẩy xúc tiến thương mại:
- Tập trung đầu tư cho công tác thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, khả năng
tiếp thị bán hàng nhằm tạo ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chế biến tinh để đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng.
- Thường xuyên tiến hành củng cố và phát triển những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… Đồng thời cũng phát triển những thị trường mới đầy tiềm năng như Mỹ, châu Phi. Tiến hành các hình thức bán hàng đa dạng, phong
phú bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, triển lãm, hội chợ, chào hàng trên Internet. Mặt
khác, doanh nghiệp cần tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phương tiện
phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại và tiếp thị, ứng dụng thương mại điện tử. - Thành lập bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại để khuyếch trương thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với uy tín
nhãn mác sản phẩm; thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và mở rộng
quan hệ với cộng đồng thông qua việc tham gia các phiên hội chợ; hình thành hệ thống
phân phối trong và ngoài nước nhằm chia sẻ những thông tin về thị trường để từ đó
hình thành các mối liên kết trong phân phối sản phẩm xuất khẩu, tránh tình trạng tranh
mua tranh bán lẫn nhau trên thị trường thế giới và giảm rủi ro khi bị các doanh nghiệp
trên thị trường nội địa kiện bán phá giá; đẩy mạnh tiếp thị nội địa và quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng chi tiết chiến lược tiếp thị và cạnh tranh.
- Hình thành mạng lưới xúc tiến thương mại tại những thị trường trọng điểm như EU, Nhật, Mỹ… Hệ thống mạng lưới thương mại cần thiết phải đan xen lẫn nhau,
nghĩa là cần chú trọng thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường, đồng thời chú trọng
hình thành nhiều đầu mối trên sân nhà của mình, đặc biệt là sử dụng các công ty luật
của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu. Tăng cường hợp tác, liên kết với các Hiệp hội ngành nghề trong nước và ngoài nước:
Tăng cường hợp tác, liên kết với các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước,