Biện pháp 1: Thiết lập sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 107 - 110)

3.1. Biện pháp 1: Thiết lập sự hợp tác dọc trong chuỗi cungứng tôm thẻ của công ty. ty.

Cơ sở lý luận

Trong thực tế thị trường sản phẩm thủy sản không hoàn hảo như giả định của

nó là sự gặp gỡ của cung cầu liên quan đến số lượng và chất lượng thông qua hệ thống

giá. Tính không chắc chắn về cung cầu dẫn đến số lượng người mua nhỏ hoặc vị trí địa lý của các nhà cung cấp cách xa là khá phổ biến và số lượng các giai đoạn trong

chuỗi càng lớn thì sự truyền đạt thông tin càng khó chính xác. Và khi người tiêu dùng hiện đại tập trung vào chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng như phương pháp

sản xuất thì liên kết dọc/hợp tác dọc được đề nghị như một giải pháp để giảm bớt sự

không hoàn hảo và thất bại của thị trường.

Hợp tác dọc được hiểu là sự liên kết dọc không hoàn toàn, có thể lựa chọn nhưng nó khác liên kết dọc là không chuyển giao quyền sở hữu và kiểm soát toàn bộ đối với các giai đoạn khác trong chuỗi. Hợp tác dọc diễn ra thông qua việc hoạch định, trao đổi thông tin, kiểm soát chất lượng và lãnh đạo kênh. Ưu điểm của nó là: cung cấp

kiến thức và sự thay đổi cần thiết, giảm bớt chi phí tìm kiếm thông tin, liên kết về giá

và có thể tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng cuối cùng tốt hơn.

Công cụ hỗ trợ thực hiện hợp tác dọc là hợp đồng, cơ chế nhượng quyền, liên minh chiến lược, liên doanh…[6]

Sự gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng đã và đang trở thành một đòi hỏi tất yếu giúp doanh nghiệp đứng vững cũng như nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh

vực của mình. Thiết lập được mối quan hệ hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng là điều vô

cùng cần thiết và có ích. Nó sẽ giúp các công ty cải thiện chất lượng sản phẩm, cải

cho phép tạo ra sự khác biệt, gia tăng lợi nhuận cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh

của mình.

Cơ sở thực tiễn

Ngày nay khi thương mại thủy sản thế giới ngày càng phát triển thì các yêu cầu

về chất lượng và vệ sinh thực phẩm cũng như tính bền vững của phương thức sản xuất,

khả năng truy xuất nguồn gốc cũng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều

khách hàng và người tiêu dùng nói chung. Điều này đã thúc đẩy việc phát triển các quy định, tiêu chuẩn có liên quan đến vấn đề nuôi trồng như thực hành sản xuất tốt

GAP, quản lý sản phẩm tốt GMP…mặt khác đó là sự gia tăng các rào cản kỹ thuật. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nhà sản xuất và người nuôi trồng. Trong đó người nông dân thường là người yếu thế và gặp nhiều hạn chế hơn. Với những tồn

tại trên một phương thức tốt nhất được nêu ra là công ty chế biến phải chủ động xây

dựng, tổ chức lại hệ thống sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi nhằm thắt chặt quan hệ

giữa các nhà.

Một ví dụ điển hình là: Mô hình liên hợp sản xuất cá sạch của công ty Agifish, một trong những công ty xuất khẩu cá basa, cá tra hàng đầu Việt Nam. Trong “Mô

hình liên kết dọc” ở Agifish với 3 tác nhân chính: Hộ nuôi cá, Agifish, đơn vị hỗ trợ

(giống, thuốc, thức ăn cho cá). Mối liên kết này hoạt động dựa trên 2 hợp đồng chính, được ký kết giữa Agifish với 2 tác nhân còn lại. Bên cạnh có ngân hàng cung cấp vốn cho Agifish để thực hiện các hợp đồng [29].

Liên hợp sản xuất cá sạch của Agifish (Agifish Pure Pangasius Union - APPU)

được thành lập đã có những thành công bước đầu trong việc tổ chức lại sản xuất,

chứng minh tinh thần trách nhiệm và thực thi các cam kết cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng, tạo được chuyển biến tốt trong ý thức của thành viên trong việc sử dụng

thức ăn công nghiệp, thuốc và hóa chất nuôi sạch. Hội đồng liên hợp cam kết tăng cường đầu tư hỗ trợ cho các thành viên về con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cá,

ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ

sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

theo yêu cầu của thị trường để mở rộng quy mô sản xuất và bảo đảm tiêu thụ toàn bộ

cá sạch cho các thành viên theo phương thức giá cả gắn liền theo chất lượng.

Các cơ sở nuôi được đầu tư tốt cơ sở vật chất đáp ứng quy trình nuôi cá sạch...

mức chế biến cá fillet bình quân giảm từ 2,78 xuống còn 2,66. Các mẫu cá kiểm tra trước khi thu hoạch có tỷ lệ nhiễm kháng sinh và hóa chất giảm, chất lượng sản phẩm

trắng, đẹp và khá đồng nhất. Các thành viên của APPU cung cấp ổn định cho nhà máy

đông lạnh của công ty bình quân 180 tấn cá/ngày.

Phương thức tiến hành

Trước mắt doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì hình thức thu mua thông qua các đại lý trung gian để đảm bảo nguồn cung cấp về nguyên liệu tôm thẻ cho chế biến. Tuy

nhiên để cải thiện được chất lượng tôm của người bán trung gian, công ty phải chủ động hơn trong việc giới thiệu các kỹ thuật bảo quản, nâng cao nhận thức về chất lượng cho người thu mua, cung cấp thông tin về thị trường và thậm chí là cùng tham gia vào hoạt động của người thu mua để kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu tôm. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể lựa chọn một số các đại lý uy tín để xây dựng mối quan

hệ gắn kết hơn, đảm bảo khả năng thu mua nguồn nguyên liệu sạch cao hơn.

Mặt khác, tiến hành triển khai đồng thời mô hình hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của mình thông qua cơ chế hợp đồng. Hình thành mối liên kết giữa doanh

nghiệp với người nuôi thông qua các hình thức hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm đều có khả năng được cả người bán và người mua dễ chấp nhận hơn cả.

Mô hình hợp tác dọc bao gồm: nhà máy chế biến xuất khẩu, trại nuôi, cơ sở

dịch vụ (thức ăn, con giống, thuốc...), ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức chứng

nhận... Các chủ thể trong liên kết được “ràng buộc” bởi 5 hợp đồng: bảo lãnh cung cấp

giữa nhà máy và các đơn vị dịch vụ đầu vào cho người nuôi; hỗ trợ và bao tiêu sản

phẩm giữa nhà máy và người nuôi; bảo trợ và cung cấp tài chính tín dụng cho liên kết

giữa nhà máy và ngân hàng; bảo hiểm giữa nhà máy và công ty bảo hiểm; đánh giá

Hình 3.1: Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17

Mục tiêu:

- Hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu có sản lượng cao, chất lượng tốt nhất

cung ứng cho công ty F17, góp phần nâng cao chất lượng thương hiệu tôm thẻ của

công ty trên thị trường thế giới.

- Giảm bớt chi phí tìm kiếm thông tin, liên kết về giá.

- Giảm bớt khâu trung gian giúp công ty dễ dàng kiểm soát chất lượng sản

phẩm. Lợi ích kinh tế của cả hai bên đều tăng lên.

- Giúp công ty tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng cuối

cùng tốt hơn, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm và tích cực phát triển các mặt hàng giá trị gia tăng.

- Giúp người nông dân hạn chế những thiệt hại, rủi ro mỗi mùa tôm đến.

Một phần của tài liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)