Tên chung quốc tế: Folic acid. Dạng thuốc: viên nén 0,4mg, 0,8mg, 1mg, 5mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng: Axit folic vào cơ thể được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa, trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng đến tổng hợp DNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như do thiếu vitamin B12. Thuốc được giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đầu ruột non.
Chỉ định: Điều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic. Điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic. Bổ sung acid folic cho người mang thai, người bệnh đang điều trị với các thuốc kháng acid folic.
Liều lượng: Liều trung bình là 200- 400g/ngày; có thể dùng đến liều 5mg/ngày trong 4 tháng để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Tương tác thuốc: Folat và sulphasalazin: làm hấp thu folat bị giảm.
Folat và cotrimoxazol: làm giảm theo tác dụng điều trị thiếu máu của folat.
Tác dụng không mong muốn:Hiếm gặp, ADR< 1/1000 bao gồm ngứa, nổi ban, mày đay, rối loạn tiêu hóa [24].
1.7.2. Vitamin B12
Tên chung quốc tế: Cyanocobalamin và Hydroxocobalamin [25]
Dạng thuốc viên: 1mg, 500g, 200g. Thuốc tiêm: 1mg/ml, 1mg/4ml, 500g/ml
Dược lý và cơ chế tác dụng: Cyanocobalamin và Hydroxocobalamin là 2 dạng của vitamin B12, đều có tác dụng tạo máu. Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym họat động là methylcobalamin và 5- deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất S- adenosylmethionin từ homocystein. Sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được sau 1 giờ. Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên dự trử vào nhu mô gan. Khoảng 3g cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày.
Chỉ định: Điều trị thiếu máu ác tính tự phát hay sau cắt dạ dày. Hổ trợ khi điều trị với aminosalicylat vì giảm hấp thu vitamin B12. Điều trị các chứng đau dây thần kinh.
Liều lượng: Liều trung bình là 30/ngày để bổ sung thiếu hụt vitamin B12 ở người lớn. Điều trị thiếu hụt vitamin B12 ở trẻ em thường với liều 100g/ngày trong 2 tuần, sau đó duy trì 60g/tháng. Điều trị tổn thương thần kinh 1000g/ngày đến khi đỡ.
Tác dụng không mong muốn: Hiếm gặp, ADR < 1/1000 bao gồm toàn thân: sốc phản vệ, sốt; ngoài da: phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ngứa, đỏ da.
1.7.3. Vitamin B6
Tên chung quốc tế: Pyridoxine [26]
Dạng thuốc: viên nén 10mg, 25mg, 100mg, 250mg, 500mg. Thuốc tiêm: 100mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng: Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoal, pyridoxin, pyridoxamin; khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal photphat và một phần thành pyridoxamin photphat, hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp có hội chứng kém hấp thu. Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc phần lớn dự trử ở gan và một phần ở cơ và não. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa. Cung cấp liều cao sẽ thải trừ dưới dạng không biến đổi.
Chỉ định: Điều trị và phòng tình trạng thiếu vitamin B6. Bổ sung acid folic cho người mang thai, điều trị nhiễm độc thuốc Isoniazid hoặc cycloserin.
Liều lượng: Liều trung bình là 2- 10mg/ngày để bổ sung thiếu hụt vitamin B6. Điều trị thiếu hụt vitamin B6 do thuốc gây nên thường với liều 100- 200mg/ngày trong 3 tuần, sau đó duy trì 25-100mg/ngày.
Tương tác thuốc: Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị Parkinson. Liều 200mg/ngày có thể giảm 40-50% nồng độ phenytoin.
Thận trọng: Dùng liều 200mg/ngày kéo dài trên 30 ngày có thể thấy biệu hiện độc tính thần kinh và gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin.
Tác dụng không mong muốn: Hiếm gặp, ADR < 1/1000 bao gồm buồn nôn và nôn.