- Tỉ lệ tăng Hcy
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.3. Nồng độ homocystein máu sau 4 tuần lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc
chu kỳ kết hợp thuốc
Bảng 3.35. So sánh nồng độ Hcy, Folat, vitamin B12 trước lọc máu khi bắt đầu và sau 4 tuần lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ kết hợp với axit folic, vitamin B6 và vitamin B12
Nồng độ Bắt đầu điều trị kết hợp (n = 40) Sau điều trị kết hợp (n = 40) p Urê (mg/dL) 141,72 32,24 163,59 48,37 0,020 Creatinin (mg/dL) 11,58 3,07 10,96 3,52 0,400 Homocystein (mol/L) 28,25 10,06 16,02 3,54 < 0,0001 Folat (ng/mL) 11,54 6,04 70,19 36,87 < 0,0001 Vit B12 (pg/mL) 972,51 417,29 9902,65 3416,77 < 0,0001 Nhận xét:
Nồng độ urê sau điều trị kết hợp thuốc cao hơn trước điều trị nhưng nồng độ creatinin ở hai nhóm đều tăng cao và không khác biệt có ý nghĩa, chứng tỏ khi so sánh hai nhóm đều ở trong cùng điều kiện.
- Nồng độ Hcy sau điều trị thận nhân tạo kết hợp thuốc là 16,02 3,54
mol/L, thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị là 28,25 10,06 mol/L (p < 0,0001).
- Nồng độ Folat sau điều trị thận nhân tạo kết hợp với axit folic 5mg uống hằng ngày là 70,19 36,87 ng/mL, tăng hơn năm lần so với trước điều trị là 11,54 6,04 ng/mL (p < 0,0001).
- Nồng độ vitamin B12 sau điều trị thận nhân tạo kết hợp tiêm bắp 1000g sau mỗi lần lọc máu là 9902,65 3416,77 pg/mL, tăng gấp mười lần so với trước điều trị là 972,51 417,29 pg/mL (p<0,0001).
Bảng 3.36. Đánh giá hiệu quả điều trị homocystein sau 4 tuần bằng thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc
Nồng độ Bắt đầu điều trị kết hợp (n = 40) Sau điều trị kết hợp (n = 40) Hcy giảm trung bình Tỉ lệ giảm Hcy (%) Hcy (mol/L) 28,25 10,06 16,02 3,54 12,23 8,94 39,79 13,93 Nhận xét:
Nồng độ homocystein giảm trung bình 12,23 8,94 mol/L và tỉ lệ giảm homocystein là 39,79 13,93%.
Bảng 3.37. Đánh giá tỉ lệ tăng homocystein máu sau 4 tuần điều trị thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc
Nhóm bệnh Nồng độ Hcy (mol/L) Sau 4 tuần TNTCK kết hợp thuốc (n = 40) n Tỉ lệ Nồng độ trung bình Bình thƣờng ( 13,40) 18 45 11,79 1,54 Tăng Hcy (> 13,40 - 30) 22 55 17,85 1,41 Nhận xét:
Sau điều trị thận nhân tạo kết hợp axit folic, vitamin B6 và vitamin B12 trong thời gian 4 tuần, có 45% bệnh nhân có nồng độ homocystein trong giới hạn bình thường ( 13,40 mol/L) với nồng độ trung bình là 11,79 1,54 mol/L và 55% bệnh nhân tăng nhẹ với nồng độ trung bình là 17,85 1,41 mol/L.
Bảng 3.38. So sánh nồng độ Hcy trung bình giữa nhóm chứng với nhóm điều trị thận nhân tạo đơn thuần và nhóm điều trị thận nhân tạo kết hợp thuốc sau 4 tuần
Nồng độ n Hcy (mol/L) Folat (ng/ml) Vit B12 (pg/ml) Nhóm chứng (1) 40 9,56 1,92 8,13 2,72 616,34 206,45 Thận nhân tạo đơn thuần (2) 40 29,82 13,23 9,84 6,80 1039,68 441,33 Thận nhân tạo kết hợp thuốc (3) 40 16,02 3,54 70,19 36,87 9902,65 3416,77 p(1,2) <0,001 >0,05 <0,01 p(2,3) <0,001 <0,001 <0,001 p(1,3) <0,001 <0,001 <0,001 5 10 15 20 25 30 35
Bắt đầu Sau 4 tuần
Thời gian điều trị
H cy ( um o l/L ) TNTCK đơn thuần TNTCK + THUỐC
Biểu đồ 3.22. So sánh nồng độ Hcy trước và sau 4 tuần điều trị giữa nhóm thận nhân tạo chu kỳ dơn thuần và thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc
Nhận xét:
Nồng độ homocystein sau điều trị thận nhân tạo kết hợp axit folic, vitamin B6 và vitamin B12 là 16,02 3,54 mol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm điều trị thận nhân tạo đơn thuần là 29,82 13,23 mol/L (p < 0,001) nhưng còn cao hơn so với nhóm chứng (9,56 1,92) mol/L (p < 0,0001).
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Suy thận mạn là một hội chứng gặp phổ biến trong các bệnh phòng chuyên khoa thận và ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ hiện nay có khoảng hơn 300.000 bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối đang lọc máu chu kỳ cùng với 100.000 bệnh nhân đang sống nhờ ghép thận và tỉ lệ suy thận mạn gia tăng khoảng 10% mỗi năm [165].
Ở Việt Nam mặc dù đã triển khai ghép thận nhiều năm, nhưng bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối điều trị bằng thận nhân tạo vẫn gia tăng nhanh chóng.
Thận nhân tạo ra đời mở ra một bước ngoặc mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn, nhưng tỉ lệ tử vong vẫn vượt quá 20% mỗi năm mặc dù kỹ thuật lọc máu ngày càng được cải tiến [81]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy gia tăng nồng độ homocystein máu là một trong những nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân đang lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ [47], [49], [55], [58], [74], [96], [103], [104], [120] và cần có biện pháp điều trị [70], [76], [94], [134].
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã đề cập đến sự gia tăng nồng độ homocystein máu là yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, bệnh tai biến mạch máu não [9],[14],[16],[17] cũng như ở bệnh nhân suy thận mạn chưa hoặc đang lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ [27],[32]. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ với các đặc điểm sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Về tuổi
khoa Nội thận – tiết niệu Bệnh viện Trung ương Huế và khoa Hồi sức cấp cứu – thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và 40 người chứng có sức khỏe bình thường, không có bệnh thận, đái tháo đường và tăng huyết áp.
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu (46,45 12,94) không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng (44,8 14,17) (p> 0,05) (bảng 3.1). Khi xét theo từng nhóm tuổi ( 40 và > 40), theo giới và chung cho cả hai giới, không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa nhóm chứng và nhóm bệnh (bảng 3.2).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của các tác giả Võ Phụng, Võ Tam và cộng sự tuổi trung bình bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối tại Huế là 45,45 13,8; Hoàng Bùi Bảo (48,4 17,7) và Nguyễn Thị Phòng (46,32 16,31), nhưng có thấp hơn Đào Bùi Quý Quyền nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn các giai đọan chưa điều trị thay thế thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (49 ± 16,5)và Lê Thị Đan Thùy nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Nhân Dân 115 (50,94) [18],[27],[32].
4.1.2. Về giới
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở người bình thường nồng độ homocystein tăng theo tuổi và nam cao hơn nữ. Do số lượng mẫu trong nhóm chứng tương đối ít nên để đảm bảo nồng độ homocystein trung bình gần đúng thực tế chúng tôi loại những trường hợp có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và chọn tỉ lệ nam / nữ bằng nhau cũng như sự phân bố nhóm tuổi gần tương đương nhau (bảng 3.1) [9],[66],[137].
Tỉ lệ nam/nữ suy thận mạn trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,04%/35,96%. So sánh với các tác giả Hoàng Bùi Bảo tỉ lệ nam / nữ suy thận mạn tại Bệnh viện Trung ương Huế (60,36/39,64%) [1], Nguyễn Thị Phòng (59,09 / 40,91%) và các tác giả nước ngoài nghiên cứu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối như Buccianti: tuổi trung bình (62,85 1,53), tỉ lệ nam / nữ (61,04 / 38,96%) [58], Moustapha: tuổi trung bình (56,3 14,7) và tỉ lệ nam / nữ (55,69% / 44,31%), kết quả của chúng tôi cũng phù hợp [126].
Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn ở Thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả Đào Bùi Quý Quyền tỉ lệ nam/nữ (46,67/53,33%), Lê Thị Đan Thùy (43,68 /56,32%) và nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Kim Dung ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội tỉ lệ nam / nữ (48,9/51,1%) thì có sự khác biệt về tỉ lệ nam / nữ có thể do đặc thù từng địa phương [6],[27],[32].