CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HOMOCYSTEIN TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 39 - 40)

1.8.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài

- Allon N. Friedman, Andrew G. Bostom nghiên cứu so sánh nồng độ homocystein toàn phần trước lọc máu của bệnh nhân được lọc máu ban đêm với 6-7 đêm / tuần so với bệnh nhân được lọc máu chuẩn 3 lần / tuần cho thấy lọc máu ban đêm làm giảm đáng kể nồng độ homocystein do tăng thời gian lọc máu và có thể lọc được các chất có trọng lượng phân tử nhỏ và vừa tăng khoảng 4 lần [38].

- Buccianti. G, I. Baragetti: nghiên cứu sự tương quan giữa homocystein và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cho thấy nồng độ homocystein toàn phần là yếu tố nguy cơ độc lập dự báo tỉ lệ tử vong của bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ với 3% tăng tỉ lệ tử vong ứng với tăng 1mol/L nồng độ homocystein toàn phần [58].

- Elian KM, Hoffer LJ: trong một nghiên cứu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ có nồng độ axit folic và vitamin B12 bình thường hay cao hơn bình thường, được điều trị kết hợp với 1mg hydroxocobalamin tiêm dưới da mỗi tuần sau lọc máu bằng thận nhân tạo. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân luôn tăng homocystein toàn phần mặc dù đang điều trị liều cao axit folic và dư thừa B12 cũng đáp ứng tốt với hydroxocobalamin [76].

- Nair AP: theo dõi bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ cho thấy nồng độ homocystein toàn phần trung bình trước chạy cao hơn có ý nghĩa so với sau chạy thận và trong một lần chạy thận nồng độ homocystein toàn phần giảm xuống gần mức bình thường nhưng sau đó lại gia tăng gần như cũ ở lần chạy kế tiếp và nồng độ trung bình trước chạy gần như không thay đổi trong 6 tháng theo dõi [127].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 39 - 40)