Chế độ dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 32 - 33)

Homocystein là một axit amin nội sinh trung gian trong chuyển hóa methionin, một axit amin thiết yếu của cơ thể có nguồn gốc từ thức ăn. Qua các thực nghiệm cho thấy có sự gia tăng nồng độ homocystein toàn phần ngay

sau khi ăn và đạt đỉnh cao vào giờ thứ 8. Nồng độ homocystein tự do gia tăng nhanh chóng và phổ biến hơn homocystein gắn protein. Homocystein tự do đạt đỉnh cao vào 2-4 giờ sau ăn và tỉ lệ homocystein tự do / homocystein gắn protein cũng tăng cao [37].

Trong nghiên cứu tiết thực ở người bệnh thận, bệnh nhân suy thận mạn giai đọan sớm (ĐLCT từ 13-55ml/phút) được chia ngẫu nhiên theo mức huyết áp đích và khẩu phần protein khác nhau và tất cả đều uống 1mg axit folic, 10mg pyridoxal 5'-phosphate (PLP) và 6g vitamin B12. Kết quả cho thấy tăng homocystein liên quan chặt chẽ đến ĐLCT và tình trạng cung cấp vitamin nhóm B, chứ không phải khẩu phần protein nhận vào ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan II và III [123]. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng chặt chẽ với khẩu phần protein 0,3g/kg/ngày kết hợp axit amin thiết yếu và viên đạm đồng phân ketoamin làm giảm homocystein toàn phần có ý nghĩa cũng như giảm các nguy cơ cổ điển bệnh tim mạch và giảm stress oxy hóa ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối [52].

Như vậy, mặc dù protein nhận vào từ thức ăn ít ảnh hưởng ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đọan sớm, nhưng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ homocystein toàn phần ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ kết hợp với sự bổ sung các acid amin thiết yếu và viên đạm đồng phân ketoamin sẽ cải thiện được nồng độ homocystein toàn phần, từ đó giảm được nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)