Tương quan giữa homocystein với tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 110 - 112)

- Tỉ lệ tăng Hcy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1.1. Tương quan giữa homocystein với tuổ

Trong một nghiên cứu dịch tễ học rộng lớn với 2471 người lớn từ 35 đến 64 tuổi tham gia tại miền Nam (1226) và miền Bắc (1245) Trung Quốc, tác giả Ling Hao nhận thấy nồng độ homocystein tương quan thuận có ý nghĩa với tuổi của các đối tượng nghiên cứu trong cùng một miền và nồng độ homocystein ở nam cao hơn nữ sau khi hiệu chỉnh tuổi và địa phương [116].

Nghiên cứu bệnh lý tim mạch ở Framingham trong hai năm 1989-1990 trên 1041 người lớn khỏe mạnh tham gia gồm 418 nam và 623 nữ từ 67 đến 96 tuổi, tác giả Jacob Selhub nhận thấynồng độ homocystein ở nam cao hơn nữ và tương quan thuận với chặt chẽ với tuổi cả ở hai giới (p < 0,001) [149].

Dữ liệu từ nghiên cứu NHANES III ở đối tượng từ 4 đến 19 tuổi gồm 942 trẻ nam và 1085 trẻ nữ cho thấy có sự tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ homocystein với tuổi và sự khác biệt nồng độ homocystein giữa nam và nữ chỉ xảy ra ở đối tượng lớn hơn 15 tuổi [45]. Cũng từ nghiên cứu NHANES III, các tác giả Paul F. Jacques, Irwin H Rosenberg phân tích ở 8585 người, bao gồm 3766 nam và 4819 nữ lớn hơn 12 tuổi, gồm nhiều chủng tộc khác nhau cho thấy nồng độ homocystein gia tăng theo tuổi có ý nghĩa thống kê, giới nam cao hơn có ý nghĩa so với nữ và giới nữ gốc Mễ Tây Cơ thấp hơn rõ so với giới nữ da trắng gốc Tây Ban Nha trong tất cả các nhóm tuổi (p < 0,001). Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về chỉ số khối cơ thể, nội tiết tố estrogen và tình trạng vitamin. Các tác giả nhận thấy có sự ảnh hưởng của estrogen lên chuyển hóa homocystein bởi vì ở những trẻ gái chưa dậy thì và những phụ nữ đã mãn kinh thì nồng độ homocystein gia tăng hơn nhóm tuổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Tác giả cũng dẫn chứng một nghiên cứu xác định mối tương quan nghịch giữa nồng độ homocystein với nồng độ estrogen và một nghiên cứu không đối chứng khác cho thấy điều trị thay thế estrogen làm giảm homocystein ở phụ nữ mãn kinh [137].

Các tác giả Helga Refsum, Eha Nurk nghiên cứu homocystein ở Hordaland (Thụy Điển) khảo sát 7591 nam và 8585 nữ từ 40 đến 67 tuổi không có tiền sử bệnh mạch máu, đái tháo đường, và tăng huyết áp công bố năm 1995 cho thấy nồng độ homocystein toàn phần ở giới nữ trước mãn kinh thấp hơn nam cũng như người đã mãn kinh và gia tăng theo tuổi [90].

Theo Denis Vincent W bách phân vị thứ 95 của homocystein khoảng 16mol/L, và nồng độ homocystein toàn phần ở nam cao hơn nữ khoảng 10%, và gia tăng dần theo tuổi ở cả hai giới. Tăng homocystein toàn phần lúc đói khi  15 mol/L [66].

Sự tương quan nồng độ homocystein theo tuổi và giới chưa được biết một cách rõ ràng, có thể là do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng nồng độ homocystein, đặc biệt tình trạng suy giảm chức năng thận và giảm khả năng chuyển hóa homocystein tại thận.

Ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, kết quả của chúng tôi trong bảng 3.17 cho thấy nồng độ homocystein không khác biệt có ý nghĩa giữa nam so với nữ (p > 0,05) và tương quan thuận ít chặt chẽ với tuổi: (r = 0,289; p < 0,01). Nồng độ homocystein không tương quan với huyết áp tâm thu (r = 0,145), huyết áp tâm trương (r = 0,003), huyết áp trung bình (r = 0,08) và thời gian lọc máu bằng thận nhân tạo (r = 0,07) (bảng 3.26).

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hoàng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, nồng độ homocystein giới nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê và tương quan thuận với tuổi (r = 0,225; p < 0,01), với nồng độ creatinin máu (r = 0,311; p < 0,01) [9].

So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Đan Thùy, nồng độ homocystein không tương quan với tuổi và giới nam cao hơn nữ (p < 0,05) ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ có thể do mẫu nghiên cứu của tác giả có gần 50% bệnh nhân trên 50 tuổi, còn mẫu nghiên cứu của chúng tôi phân bố tương đối đồng đều giữa các nhóm tuổi và chỉ có 39,33% bệnh nhân trên 50 tuổi [32].

So với kết quả nghiên cứu của Đào Bùi Quý Quyền ở bệnh nhân suy thận mạn các giai đọan không có sự tương quan giữa nồng độ homocystein với tuổi [27].

Qua nhiều nghiên cứu nêu trên cho thấy sự tương quan giữa nồng độ homocystein với tuổi và giới có kết quả khác nhau, có thể do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi nồng độ homocystein ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 110 - 112)