- Tỉ lệ tăng Hcy
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1.2. Tương quan giữa homocystein với huyết áp
Tương quan giữa nồng độ homocystein và huyết áp được nhận thấy trong các nghiên cứu dịch tễ ở quần thể chung. Theo các tác giả Unhee Lim và Patricia A Cassano trong nghiên cứu NHANES III, huyết áp tâm trương trung bình gia tăng 3,7 mmHg và huyết áp tâm thu trung bình gia tăng 9,3mmHg khi
so sánh giữa nhóm có nồng độ homocystein thấp nhất và nhóm cao nhất. Cứ mỗi mức tăng 5 µmol/L (1 độ lệch chuẩn)nồng độ homocystein liên quan đến tăng 0,5 mmHg huyết áp tâm trương và 0,7 mmHg huyết áp tâm thu ở giới nam cũng như tăng huyết áp tâm trương 0,7 mmHg và huyết áp tâm thu 1,2 mmHg ở giới nữ [165].
Ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, kết quả của chúng tôi trong bảng 3.22 cho thấy nồng độ homocystein ở nhóm bệnh nhân không tăng huyết áp là 18,04 8,47 µmol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm tăng huyết áp là 27,63 12,70 µmol/L (p < 0,05) và có sự khác biệt giữa nhóm tăng huyết áp độ I và độ II (p < 0,05) nhưng không có sự khác biệt giữa tăng huyết áp độ II và tăng huyết áp độ III (p > 0,05). Tuy nhiên, chúng tôi không thấy sự tương quan giữa nồng độ homocystein với trị số trung bình của HA tâm thu (r = 0,145), HA tâm trương (r = 0,003) cũng như HA trung bình (r = 0,08) của cả nhóm nghiên cứu (bảng 3.26).
So với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hoàng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, nồng độ homocystein tương quan thuận với huyết áp tâm thu (r =0,236; p < 0,001), với huyết áp tâm trương (r =0,186; p < 0,01) và huyết áp trung bình (r = 0,229; p < 0,01) kết quả của chúng tôi có khác hơn có thể do tác giả nghiên cứu ở đối tượng không bị bệnh thận mạn [9].
So với kết quả của Lê Thị Đan Thùy không thấy sự khác biệt nồng độ homocystein ở bệnh nhân lọc máu không tăng huyết áp và tăng huyết áp [32]. Điều này có thể do ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối, trị số huyết áp phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng tiết renin cũng như sự giữ nước và muối do tình trạng suy thận gây ra [102],[135].