Phân nhóm 1: gồm 40 bệnh nhân được lọc máu bằng thận nhân tạo đơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 48 - 50)

thuần 3lần/tuần, mỗi lần 4 giờ trong thời gian 4 tuần.

- Phân nhóm 2: gồm 40 bệnh nhân được lọc máu bằng thận nhân tạo 3lần/tuần, mỗi lần 4giờ kết hợp dùng thuốc trong thời gian 4 tuần theo phác đồ: Axit Folic 5mg/viên + Vitamin B6 100mg/viên uống hằng ngày.

Vitamin B12 1000g tiêm bắp sau mỗi lần lọc máu bằng thận nhân tạo. Sau 4 tuần, định lượng lại nồng độ Urê, Creatinin, Homocystein, folat và vitamin B12 huyết thanh trước khi lọc máu bằng thận nhân tạo cho các phân nhóm, so sánh với kết quả 4 tuần trước khi phân nhóm điều trị.

2.2.2.4. Các phương tiện, kỹ thuật được sử dụng khi lọc máu bằng thận nhân tạo * Máy thận nhân tạo * Máy thận nhân tạo

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định bằng máy AK 95 của hãng Gambro -Thuy Điển. Các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại khoa Nội thận - Bệnh viện Trung ương Huế bằng 2 loại máy: Dialog của hãng B Brawn (Cộng hòa Liên bang Đức) và máy Surdial của hãng Nipro (Nhật).

Máy AK-95 Máy Dialog Máy Surdial

Hình 2.1. Các loại máy thận nhân tạo

* Hệ thống xử lý nước

- Hiệu RO, công suất 1000L/giờ. Quy trình xử lý nước:

Nước máy của thành phố qua hệ thống lọc thô → được làm mềm bằng hạt latex → khử mùi bằng than hoạt → qua hệ thống thẩm thấu ngược RO → màng lọc tinh (2) lọc vi khuẩn → sát khuẩn bằng đèn cực tím → máy thận nhân tạo → bệnh nhân.

Hình 2.2. Hệ thống lọc nước Hình 2.3. Hệ thống tạo RO

* Phương tiện và kỹ thuật lọc máu bằng thận nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)