Nồng độ homocystein ở nhóm chứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 97 - 99)

- Tỉ lệ tăng Hcy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Nồng độ homocystein ở nhóm chứng

Homocystein là acid amin nội sinh trung gian có chứa gốc sulfur trong cấu trúc phân tử được tạo thành trong quá trình chuyển hóa methionin, một acid amin thiết yếu của cơ thể có nguồn gốc từ thức ăn. Trong chu trình chuyển hóa Methionin - Homocystein có sự tham gia của các yếu tố là folat, vitamin B6 và vitamin B12 và khi có sự thiếu hụt các loại vitamin trên sẽ gây gia tăng homocystein máu [166].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.15 cho thấy ở nhóm chứng nồng độ homocystein trung bình 9,56  1,92 mol/L, thấp nhất 5,95

mol/L, cao nhất là 13,04 mol/L và không có trường hợp nào tăng homocystein máu.

Nồng độ homocystein ở nam là 10,47  1,84 mol/L cao hơn nữ là 8,65

 1,56 mol/L (p < 0,01). Tỉ lệ nam cao hơn nữ khoảng 15,5% (bảng 3.16) Khi đánh giá nồng độ homocystein theo giới và nhóm tuổi, bảng 3.18 và biểu đồ 3.9 cho thấy nồng độ homocystein có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm tuổi  40 so với nhóm tuổi > 40 (p <0,05). Trong cùng nhóm tuổi, nồng độ homocystein khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ (p < 0,05) .

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Khoa Nguyên ở người Việt Nam bình thường không có bệnh mạch vành thì nồng độ homocystein là 10,68  2,67 mol/L, và tác giả Nguyễn Đức Hoàng thì người bình thường, nồng độ homocystein tăng dần theo nhóm tuổi; từ 30 - 50 tuổi nồng độ homocystein là 9,38  2,57 mol/L; từ 51 - 70 tuổi nồng độ homocystein là 10,44  2,57 mol/L và từ 71 - 90 tuổi nồng độ homocystein là 12,32  2,45

mol/L [8],[14].

So với một số tác giả trên thế giới về nồng độ homocystein ở người bình thường như Chua S (Đài Loan) 8,3 ± 2,4 mol/L [64], Moleererg Poom (Thái Lan) 10,2 ± 4,2 mol/L [125], Bozkurt A (Thổ Nhĩ Kỳ) 13,2 ± 3,6 mol/L [55], Gupta M (Ấn Độ) 11,47 ± 5,19mol/L [88] thì kết quả của chúng tôi cũng phù hợp.

Theo Denis Vincent W và Robinson K, bách phân vị thứ 95 của homocystein khoảng 16mol/L, và nồng độ homocystein toàn phần ở nam giới cao hơn khoảng 10% so với nữ, và gia tăng dần theo tuổi ở cả hai giới [66].

Trong một nghiên cứu dịch tễ học ở miền Nam Trung Quốc, các tác giả Ling Hao, Jing Ma nhận thấy ở người bình thường nồng độ trung bình homocystein ở giới nam (10,7 mol/L) cao hơn có ý nghĩa so với giới nữ (7,9

mol/L) (p < 0,001) và tăng dần theo nhóm tuổi ở cả hai giới (p < 0,05); trong đó khoảng 7% người có tăng nồng độ homocystein > 16 mol/L [116].

So với nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi ở người bình thường không có trường hợp nào tăng homocystein có thể do cỡ mẫu quá nhỏ hoặc khi chọn đối tượng chúng tôi đã loại trừ những trường hợp tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận và có tiền sử bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu NHANES III ở 8585 người trên 12 tuổi, các tác giả Paul F Jacques, Irwin H Rosenberg nhận thấy nồng độ trung bình homocystein toàn phần ở nam 9,6 mol/L, ở nữ là 7,9 mol/L và người < 60 tuổi là 9,9 mol/L (9,5-10,3mol/L) thấp hơn có ý nghĩa so với người > 60 tuổi là 11,7 mol/L (11,0- 12,4 mol/L). Các tác giả nhận thấy có tương tác có ý nghĩa giữa tuổi và giới (p< 0,01). Trong nghiên cứu này ở 1160 đối tượng từ 67 – 96 tuổi, nồng độ homocystein giới nam cao hơn nữ khoảng 10% ở nhóm < 75 tuổi và khoảng 4% ở nhóm  75 tuổi. Ở đối tượng  80 tuổi, nồng độ homocystein giới nam cao hơn 19% và nữ cao hơn 23% so với đối tượng < 75 tuổi. Kết quả của chúng tôi ở đối tượng < 75 tuổi, nồng độ homocystein giới nam cao hơn nữ khoảng 15,5% là phù hợp [137].

Qua các nghiên cứu dịch tễ với số mẫu lớn cũng như nghiên cứu của chúng tôi đều thống nhất là nồng độ homocystein toàn phần ở người bình thường gia tăng dần theo tuổi và giới nam cao hơn giới nữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ (Trang 97 - 99)