Độc tố hoại huyết, gây chết cá (Ichthyotoxins)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 59 - 64)

- Yếu tố sinh vật: (i) Chủng loại sinh vật khác nhau có cơ chế hấp thụ, chuyển hóa và đào thải khác nhau nên cùng một loại chất độc nhưng tính độc của nó lên các chủng

d. Độc tố hoại huyết, gây chết cá (Ichthyotoxins)

Rất nhiều loài vi tảo độc hại là nguyên nhân gây ra hiện tượng chết cá. Bản chất của độc tố này bao gồm hàng loạt hợp chất gây hoại huyết, các hợp chất chứa oxy hoạt tính cũng như nhiều hợp chất chưa đuợc biết đến khác (xem Landsberg, 2002; Hallegraeff và cs., 2004 và các tài liệu tham khảo của tác giả). Các hợp chất gây hoại huyết được sản sinh bởi một số loài Tảo Hai Roi không vỏ giáp như Amphidinium carterae, A.operculatum, Karenia mikimotoi và thậm chí ngay cả loài Tảo Hai Roi có vỏ giáp

Alexandrium taramense. Hiện tượng chết của ĐVTMHMV cũng có liên quan đến sự nở hoa của loài Heterocapsa circularisquama. Oda và cộng sự (2001) cho rằng hiện tượng này gây ra do độc tố hoại huyết và các phức hợp khác chưa được biết. Một số loài Tảo Hai Roi khác như Prymnesium spp., Chrysochromulina leadbeateri và C. polylepis cũng có khả năng gây chết cá do độc tố này.

Các hợp chất chứa oxy hoạt tính (superoxides và hydrogen peroxide) được sản sinh từ các loài Tảo Kim cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt các trường hợp chết cá.

Ngoài ra, nhiều loài Tảo Hai Roi không vỏ giáp như Karlodinium micrum và một số loài có họ hàng với loài Karenia mikimotoi cũng có thể là nguyên nhân gây chết cá, nhưng bản chất độc tố của chúng vẫn chưa được biết đến.

Bảng1.14. Các triệu chứng ngộ độc vi tảo và các trường hợp ngộ độc xảy ra ở Việt Nam (theo Hallegraeff 2004, có bổ sung)

Các triệu chứng ngộ độc Hội chứng ở

người Trường hợp nhẹ Trường hợp trầm trọng

Các trường hợp ngộ độc ở Việt Nam (tài liệu dẫn)

Hội chứng ngộ độc gây mất trí nhớ tạm thời,ASP

3-5 giờ sau khi ăn: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau co thắt vùng bụng

Giảm phản ứng đối với các đau sâu, hoa mắt, chóng mặt, ảo giác, lẫn lộn, mất trí nhớ tạm thời, lên cơn động kinh

Hội chứng ngộ độc azaspirazid,

AZP

Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy trầm trọng, đau co thắt vùng bụng Chưa biết Hội chứng ngộ độc ciguatera, CFP

12-24 giờ sau khi ăn: Hàng loạt các triệu chứng ngộ độc ở dạ dày và ruột như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa

Các triệu chứng thuộc hệ thần kinh như cảm giác tê rần, ngứa ran các đầu ngón tay, ngón chân, đảo ngược cảm giác nóng lạnh, mất thăng bằng, nhịp tim và huyết áp giảm, phát ban.

Trong trường hợp nguy kịch, tử vong xảy ra do không hô hấp được

Chưa biết Hội chứng ngộ độc gây tiêu chảy, DSP 30 phút cho đến vài giờ sau khi ăn (hiếm khi xảy ra sau 12 giờ): Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng

Quá trình nhiễm độc lâu dài có thể là nguyên nhân kích thích sự hình thành các khối u bướu trong hệ tiêu hóa

Hàm lượng thấp tại vùng biển ven bờ Nha Trang, Phan Thiết năm 1997, 1998 (Đỗ Tuyết Nga và cộng sự, 1999) Hội chứng ngộ độc thần kinh, NSP

3-6 giờ sau khi ăn: Ớn lạnh, đau đầu, tiêu chảy, yếu cơ, đau nhức cơ và khớp, buồn nôn, nôn mửa

Có cảm giác khác thường, biến đổi nhận biết cảm giác nóng và lạnh, khó phát âm và khó nuốt Chưa biết Hội chứng ngộ độc gây liệt cơ,PSP Trong khoảng 30 phút sau khi ăn: Cảm giác ngứa ran hoặc tê rần quanh môi, sau đó lan tỏa khắp vùng mặt và cổ, đau như kim chíchở đầu ngón tay và ngón chân, đau dầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy

Liệt cơ, phát âm và hô hấp khó khăn, cảm giác khó thở, ngột ngạt, tử vong có thể xảy ra trong vòng 2-24 giờ do liệt cơ hô hấp Hàm lượng thấp tại vùng biển ven bờ Nha Trang, Phan Thiết (Đỗ Tuyết Nga và cộng sự, 1999) và Khánh Hòa (Đỗ Tuyết Nga và cộng sự, 1999)

Ngoài ra còn có thể kể đếnngộ độc cá rạn san hô CFP (Ciguatera shellfish poisoning) do nhóm tảo giáp sống đáy nhưGambierdiscus toxicus, Prorocentrum spp., Ostreopsis spp., Coolia monotis, tích lũy trong cá rạn san hô.

Theo Hội nghề cá Việt Nam (2007), với tính chất là hậu quả của hiện tương thủy triều đỏ, 3 tác hại của các loài tảo này là (1) gây cạn kiệt oxy trong thủy vực hoặc gây chết động vật thủy sinh do tắc nghẽn mang hoặc tồn thương mang, (2) sản sinh ra độc tố giết hại các sinh vật trong hệ sinh thái và (3) sản sinh độc tố tích lũy trong các loài hải sản (thông qua chuỗi thức ăn) gây hại đối với người sử dụng. Các loài tảo độc hại có thể mang một, hai hay cả ba tác hại trên.

(1) Tảo gây chết cá: Rất nhiều nhóm tảo thông thường tồn tại trong thủy vực có khả năng gây chết động vật thủy sinh. Một số loài thuộc chiCeratium đã được biết có liên quan đến hiện tượng chết của ấu trùng hai mảnh vỏ. Các gai của tảo silic có khả năng xuyên thủng màng mang cá. Cá chết do mất máu hoặc do nghẹt thở bởi chất nhầy ở mang tiết ra quá nhiều, hoặc do nguyên nhân thứ cấp (tổn thương mang tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển). Trong trường hợp này, cá con chịu ảnh hưởng nhiều nhất.Thalassiosira mala là nguyên nhân gây chết hàng loạt nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở vịnh Tokyo do mật độ cao bít mang. Các thí nghiệm cũng cho thấy ảnh hưởng của tảo độc Alexandrium đến các loài động vật như copepod Arcatia hudsonica. Cần lưu ý đối với các trường hợp nuôi lồng các động vật thủy sản đối với ảnh hưởng của tảo độc do không có khả năng chạy trốn khỏi vùng nước.

(2) Tảo sinh độc tố: Đến nay đã ghi nhận khoảng 40 loài tảo có khả năng sinh độc tố. Phần lớn chúng thuộc 3 nhóm tảo khác nhau là tảo lam (Cyanobacteria), tảo giáp

(Dinophyta) và tảo roi (Haptophyta hay Prymnesiophyta). Bên cạnh 3 nhóm tảo này, một số loài khác cũng có khả năng sinh độc tố như tảo silic (Chi Pseudo-nitzschia) và

nhóm tảo Raphydophyta (chi Chattonella). Độc tố do các nhóm tảo này tạo ra gồm nhiều loại, ảnh hưởng đến nhiều nhóm sinh vật khác nhau.

(3) Độc tố tích lũy trong sảnphẩm biển: Ngoài những tác động gây chết trực tiếp của tảo độc hại đối với nhuyễn thể, độc tố do tảo gây ra còn tích lũy trong nhuyễn thể. Do bậy, việc quan trắc hàm lượng độc tố trong sản phẩm nhuyễn thể là yêu cầu bắt buộc với tất cả các quốc gia. Độc tố có thể được tích lũy trong nhuyễn thể đến vài tháng. Sự đào thải độc tố diễn ra theo hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, mức độ giảm hàm lượng độc tố rất nhanh xuống hàm lượng vừa phải trên mức an toàn cho phép và duy trì trong một thời gian.

Theo Hội nghề cá (2007), ở Việt Nam vấn đề tảo độc mới được bắt đầu nghiên cứu trong khoảng 15 năm trở lại đây. Những ghi nhận ban đầu cho thấy sự hiện diện của ít nhất 30 loài tảo độc tiềm tàng trong các vực nước ven biển và đật mật độ khá cao ở một số vùng nước. Các nhóm nghiên cứu đã bắt gặp một số trường hợp phát triển của tảo độc làm đổi màu nước ở một số vùng nước thuộc vinh Văn Phong, Khánh Hòa hay trong một số ao lắng nuôi tôm ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Độc tố ASP (domoic acid) đã được Kotaki Y và cộng sự (2000) khẳng định tìm thấy trong thanh tảo Nitzschia phân

lập từ biển Việt Nam. Độc tố PSP cũng đãđược tìm thấy trong vẹm xanh thu tại Cam Ranh và độc tố CFP (ciguatoxin) đã được tìm thấy trong cá rạn san hô. Tuy mức độ gây độc của hải sản phụ thuộc nhiều vào hàm lượng và độc lực của các độc tố có trong

tảo và mức độ đốc tố mà cá biển hay động vật thân mềm hấp thụ nhưng các dẫn liệu trên cho thấy thực sự có mối nguy hiểm tiềm tàng của tảo độc trong các thủy vực ven biển Việt Nam. Do vậy, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm hải sản xuất khẩu là cần thiết và cấp bách. Hiện nay Việt Nam chưa có các hệ thống quan trắc tảo độc thường xuyên nhưng trong tương lai việc thiết lập như vậy là điều cần thiết đối với những vùng nuôi thủy sản tập trung. Muốn thực hiện điều này, trước tiên cần có những nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho việc thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo tảo độc cho các khu vực nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Các nghiên cứu sẽ đưa đến những hiểu biết về khu hệ tảo độc, quy luật phân bố trong các thủy vực ven biển và mối quan hệ của chúng với các yếu tố môi trường. Trên cơ sở này xác định được các chỉ tiêu, thông số cơ bản về tảo độc và môi trường nước cần được quan trắc cũng nưh phương pháp vận hành hệ thống quan trắc, giám sát tảo độc.

Độc tố ở cá nóc: Sử dụng cá nóc làm thực phẩm là tập quán lâu đời của người dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...Đã từ lâu, người dân Việt Nam đã biết dùng cá nóc làm thực phẩm với nhiều dạng chế biến khác nhau. Do vậy tình hình ngộ độc cá nóc vẫn thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ chết do cá nóc chiếm tới 45% số người chết do ngộ độc thực phẩm hàng năm (Lệ và cộng sự, 2006)

Nhằm hạn chế các vụ ngộ độc do cá nóc, Bộ Thủy sản đã có chỉ thị số 06/2003/CT- BTS ngày 22/12/2003 về việc ngăn chặn ngộ độc cá nóc, cấm ngư dân khai thác, vận chuyển, thu mua, và tiêu thụ cá nóc.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hải sản đã bắt gặp 46 loài cá nóc thuộc 18 giống nằm trong 4 họ là cá nóc nhím (Diodontidae) cá nóc hòm (Ostriciidae), cá nóc (Tetraodontidae) và cá nóc ba răng (Triodontidae). Nghiên cứu đã tiến hành phân tích độc tố của 35 loài, trong đó có 21 loài chứa độc, gồm:

- 17 loài có độc tính mạnh bao gồm Torquigener pallimaculatus, Lagocephalus

lunaris, Torquigener brevipinnis, Lagocephalus sceleratus, Arothron immaculatus, Takifugu oblongus, Lagocephalus inermis, Arothron hispidus, Lagocephalus sceleratus, Canthigaster valentine; và 7 khác là Cheonodon patoca, Canthigaster rivulata, Takifugu niphobles, Arothron nigropunctatus, Lagocephalus suezensis, Lagocephalus spadiceus và Tylerius spinossissimus.

- 4 loài có độc tính nhẹ là Canthigaster inframacula, Arothron mappa, Takifugu

ocellatus, và Arothron firmamentum.

- Có 14 loài chưa phát hiện thấy độc tố (trong đó có 6 loài nằm trong danh mục 21 loài Hàn Quốc nhập khẩu) bao gồm Lagocephalus wheeleri, Lagocephalus gloveri,

Sphoeroides pachygaster, Diodon holocanthus, Diodon hystrix, và Ostracion cubicus.

Các bộ phận khác nhau của cá nóc có độc tính với mức độ rất khác nhau. Mức độ độc của đa số các loài có thể được sắp xếp theo thứ tự sau: trứng > tinh sào > gan > ruột > da > thịt.Theo giai đoạn chín sinh dục, cá nóc có độc tính caoở giai đoạn V đối với cá thể đực và giai đoạn VI đối với cá thể cái.Độc tính của cá nóc thường tăng cao vào các tháng 2-3 và 7-9 trong năm, đây cũng là mùa sinh sản của cá nóc. Các kết quả nghiên cứu biến động theo vùng địa lý cũng chỉ ra rằng có sự khác nhau nào đó về độ độc khi cá nóc sống ở các vùng nước khác nhau. Đáng lưu ý nghiên cứu sự ảnh hưởng của phương pháp bảo quản, phương pháp cấp đông và rãđông đến độc tố cá nóc cho thấy,

ngoài phương pháp cấp đông nhanh và rãđông nhanh, thì phương pháp bảo quản bằng đáxử lý ngâm hạ nhiệt ban đầu ít có sự lây nhiễm độc tố từ bộ phận này sang bộ phận khác trong quá trình bảo quản. Kết quả xác định độc tố trong nước mắm chế biến từ cá nóc độc cho thấytuy độc tố có chiều hướng giảm dần theo thời gian, nhưng vẫn tồn tại sự có mặt của độc tố trong sản phẩm sau 12 tháng theo dõi. Như vậy có thể khẳng định rằng, sản phẩm chế biến từ cá nóc độc không thểxem là an toànđối với người sử dụng.

Độc tố của cá mặt quỷ (Stonefish): Nghiên cứu của Gwee và cộng sự (1994) cho thấy các độc tố của cá mặt quỷ (chi Synanceja) có tác động đáng chú ý đến hệ thống tim mạch và thần kinh-cơ; các độc tố cũng thể hiện hoạt động làm tan máu và gây tê. Một protein thể hiện độc tính là stonustoxin (SNTX), đãđược tinh chế từ độc tố của S.

horrida; tác động gây từ vong nguyên thủy của SNTX liên quan đến hoạt động làm giãn mạch giảm huyết áp tiềm tàng phụ thuộc vào màng trong (potent endothelium- dependent vasorelaxant activity) gây ra việc giảm huyết áp nhanh chóng đáng lưu ý và không thể đảo ngược. Nghiên cứu của A.S. Kreger, J.Molgó, J.X.Comella, B.Hansson, S.Theleff (1993) cũng cho thấy Synanceia trachynis cũng có tác động gây độc lên hệ thần kinh-cơ với nồng độ cao của độc chất (100 – 300 µl/l) gây khử cực tế bào cơ và tổn thấn hiển vi của thần kinh và cơ.

Độc tố trong động vật thân mềm: Theo Mơ và Dũng (2012), các loài thân mềm có độc tố bao gồm ốc cối hoa (Conus aulicus), ốc cối hoa mặt võng (C. marmoreus), ốc cối hoa lưới (C. textile), ốc cối hoa vệt sậm (C. striatus),ốc cối địa lý (C. geogarphus),

ốc bùn (Nassarius papillosus), bạch tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata), ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica), ốc tù và miệng đỏ (Tutufa lissostoma), ốc mặt trăng (Turbo brubeus). Dẫn theo các tài liệu, báo cáo của Mơ và Dũng (2012) chỉ ra rằng có thể dựa vào nguồn gốc sản sinh ra các loại độc tố, khả năng ảnh hưởng đến con người và các loài thủy sản nuôi để phân các loài động vật thâm mềm thành 5 nhóm: mang độc tố tetrodotoxin có sẵn, mang độc tố tetrodotoxin do ăn tảo độc, mang độc tố conotoxin, mang độc tố saxiotoxin và mang các acid gây hại các thủy sinh vật khác.

Độc tố saxitoxin là chất độc thần kinh có nguồn gôc từ vi tảo (tảo hai roi, tảo giáp, tảo lam) tich lũy trong các loài thâm mềm như ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc trám và một số loài hai mản vỏ, thậm chí ở một số loài cua rạn. Độc tố tetrodotoxin là chất độc thần kinh tạo ra do sự cộng sinh giữa vi sinh vật lên cơ thể một số sinh vật thủy sinh như cá nóc, bạch tuộc đốm xanh,…Độc tố này cũng được tìm thấy trong các loài thân mềm khác như ốc tù và,ốc hương Nhật Bản, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc bùn và ốc ngọc. Chất độc của các lòi ốc cối nói chung thuộc dạng conotoxin – có bản chất là các peptides. Có khoảng 50.000 dạng chất độc khác nhau của các conotoxin tồn tại trong khoảng 500 loài ốc cối. Bất cứ loài ốc cối nào cũng có khả năng tiêm hỗn hợp nhiều loại chất độc conotoxin khác nhau vào con mồi.

Box 1.1. Các loài thủy sinh vật sinh độc tố

Tài liệu tham khảo

Lê Huy Bá (Chủ biên), 2006.Độc học môi trường cơ bản. Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Đặng Kinh Chi, 1999. Hóa học môi trường (Tập I – In lần thứ hai). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Hoàng Kim Cơ (Chủ biên), Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng; 2005.Kỹ thuật môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. (Phần II) Hội nghề cá Việt Nam, 2007. Bách khoa thủy sản. Nhà Xuất bản nông nghiệp.

Hội nghề cá Việt Nam.Bách khoa thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007.

A.S. Kreger, J.Molgó, J.X.Comella, B.Hansson, S.Theleff. Effects of stonefish

(Synanceia trachynis) venom on murine and frog neuromuscular junctions. Toxicon

Volume 31, Issue 3, 1993. Pages 307–317

M.C.E Gwee, P. Gopalakrisnakone, R. Yuen, H.E. Khoo, K.S. Y. Loy. A review of stonefish venoms and toxins. Pharmacology & Therapeutics. Volume 64, Issue 3,

1994, Pages 509–528.

Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Xuân Thi và cộng sư, 2005.Nghiên cứu độc tính cá nóc và các giải pháp xử lý chế biến, quản lý từ khâu khai thác đến khâu tiêu thụ cá nóc

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Viện Nghiên cứu hải sản.

(http://www.rimf.org.vn/bantin/tapchi_newsdetail.asp?TapChiID=1&muctin_id=2&ne ws_id=147; truy cập ngày 4/7/2013)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 59 - 64)