Hệ vi sinh vật trong nước.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 154 - 155)

- Xử lý nước thải chứa kiềm

a.Hệ vi sinh vật trong nước.

Phần lớn vi sinh vật xâm nhập vào nước là từ đất, nước tiểu, các nguồn thải khác và từ bụi trong không khí rơi xuống. Số lượng và chủng loại vi sinh vật trong nước phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, nhất là những chất hữu cơ hòa tan trong nước, các chất độc, tia tử ngoại, pH môi trường, những yếu tố quyết định đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như các chất dinh dưỡng của chúng. Nước càng bẩn, càng nhiều chất hữu cơ, nếu thích nghi được và sinh trưởng thì sự phát triển của vi sinh vật càng nhanh.

Nước sông luôn thay đổi theo dòng chảy. Vì vậy, hệ vi sinh vật và số lượng vi sinh vật luôn thay đổi; ở vùng gần thành phố nước sông có số lượng vi sinh vật lớn, còn ở phía xa thành phố chúng lại giảm số lượng nhanh. Điều này được giải thích, vì nước sông ở gần thành phố nhận được một lượng nước thảitừ nước sinh hoạt của dân cư, cống rãnhđô thị, rác rưởi chứa nhiều cặn bã hữu cơ kèm theo một số lớn vi sinh vật. Dòng sông càng chảy càng bị pha loãng khi xa thành phố, lượng chất hữu cơ giảm dần và như thế các chất dinh dưỡng của vi sinh vật càng ngày càng cạn kiệt. Thêm vào đó vi sinh vật còn bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại, vi sinh vật đối kháng, nguyên sinh động vật ăn vi sinh vật, thực khuẩn thể dung giải vi sinh vật.

Nước biển có số lượng vi sinh vật nhỏ hơn nước hồ ao, sông ngòi. Số lượng vi sinh vật ở gần bờ thường nhiều hơn ở xa bờ. Mặc dù nồng độ muối của nước biển khá cao nhưng số lượng vi sinh vật trong đó không phải là thấp. Trong nước biển có thể có số lượng vi sinh vật dao động từ 35 đến vài nghìn tế bào trong 1 lít. Ngoài các vi sinh vật ưa mặn còn có trực khuẩn sinh bào tử; không sinh bào tử; cầu khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc (với số lượng ít hơn).

Nước mưa, tuyết, băng có rất ít vi sinh vật.

Nước giếng phun, nước ngầm, nước mạch có số lượng vi sinh vật tương đối ít, bởi vì nước đã thấm qua đất như là màng lọc rất tốt, nên hầu hết vi sinh vật bị giữ lại ở trong đất.

Nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt và nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, rất giàu các chất hữu cơ, vì vậy số lượng vi sinh vật trong nước là rất lớn. (105 – 106 tế bào/ml). Trong số này chủ yếu là vi khuẩn, chúng đóng vai trò phân hủy các chất hữu cơ, cùng với các chất khoáng khác dùng làm vật liệu xây dựng tế bào đồng thời làm sạch nước thải. Ngoài ra, còn các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột, như thương hàn, tả,lị và các virut, thực khuẩn thể.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 154 - 155)