Nhiễm nước ở khu công nghiệp Thái Nguyên

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 78)

- Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: Trong một nghiên cứu gần gây tại các quốc giá vùng ven biển Địa Trung Hải, so sánh với các nguồn đô thị và công nghiệp, nông nghiệp là ngu ồn

d. nhiễm nước ở khu công nghiệp Thái Nguyên

Nguồn nước thải ở đây bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chủ yếu từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Liên hiệp xí nghiệp luyện gang thép, các xưởng luyện kim loại màu, khai thác than, sắt và các ngành công nghiệp khác ở địa phương. Tổng lượng nước thải ở khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng nước sông Cầu về mùa cạn. Trong khu công nghiệp này đáng lưu ý hơn cả là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có pH thay đổi trong phạm vi 8,4– 9,0 và hàm lượng NH4 là 4 mg/l; hàm lượng chất hữu cơ cao thường lớn hơn vài trăm mg/l, nước thải có màu nâu và mùi nồng, thối gây cảm giác khó chịu. Nước thải nhà máy luyện gang thép có mùi phenol, hàm lượng NH4 cao từ 15 – 30 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao từ 87 – 126 mg/l/. Ngoài ra còn có nhiều chất khác trong nước thải hỗn hợp của nhiều nhà máy và nước thải sinh hoạt gồm H2S, chất lơ lửng, kim loại nặng, cyanua,…

Một vấn đề đáng lưu ý khác tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực nông thôn. Theo báo cáo của của Ban Quản lý và Quy hoạch lưu vực sông Hồng – Thái Bình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003), lưu vực sông Hồng có khoảng 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, do vậy để bảo đảm sản xuất hàng năm đã phải sử dụng một lượng lớn phân bón các loại. Vấn đề sử dụng bừa bãi, quá tải không hợp lý về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước và sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, lượng rác thải ở vùng nông thôn và tình trạng xả nước thải và ứ đọng nước phổ biến ở nhiều địa phương đã gây ô nhiễm hầu hết nguồn nước mặt (ao hồ, sông ngòi). Đây cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh như đau mắt đỏ, tả, tiêu chảy (năm 1997 số người bị bệnh tiêu chảy ở Thái Bình là 65.957người, năm 2001 có 78.181 người,...). Hoạt động quá tải của các làng nghề ngày càng gia tăng lượng chất thải và nước thải vào nguồn nước đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước lưu vực. Điển hình ở lưu vực sông Cầu, theo thống kê chưa đầy đủ cókhoảng 200 làng nghề hàng ngày thải các chất độc hại làm suy giảm và ô nhiễm nguồn nước. Số liệu công bố năm 2003 cho thấytoàn tỉnhThái Bình có tới 100 làng nghề, xã nghề bao gồm 3 nhóm nghề chính là chế biến nông lâm sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với quy mô sản xuất từ nhỏ đến vừa đã thải các chất thải, khí thải, nước thải vào môi trường với mức độ ô nhiễm càng ngày càng lớn. Ví dụ làng nghề chuyên dệt nhuộm khăn mặt xuất khẩu Phương La, Thái Phương, Hưng Hà. Theo số liệu điều tra trung bình mỗi năm sản xuất 6.000 tấn sản phẩm thì đã phải dùng một lượng hoá chất đáng kể như 108 tấn nước javen, 10 tấn silicat, 2 tấn chất tẩy, 1 tấn H2O2…. Quá trình sản xuất 1 tấn sản phẩm đã thải ra 100 m3 nước thải mang theo các hoá chất kể trên gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, kênh mương và ao hồ.

3.1.2.2. Khu vực miền Trung

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 78)